Giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu LATS Do Minh Thuy (Trang 34 - 39)

Chương 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA

2.1 Giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa

2.1.1 Khái niệm giám đốc DNNVV

Quan niệm về GĐDN trong các thời kỳ cũng có sự thay đổi, nếu như trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, giám đốc được quan niệm như là một chức vụ vì được Nhà nước bổ nhiệm thì ở nền kinh tế thị trường giám đốc được quan niệm là một nghề vì địi hỏi phải được đào tạo bài bản, được tuyển chọn, được trả thù lao tương xứng với năng lực và kết quả điều hành theo cơ chế thị trường (Lê Thị Phương Thảo, 2016; Ngô Kim Thanh & Lê Văn Tâm, 2013).

Theo Khoản 2 Điều 157 Luật Doanh nghiệp 2014, “Giám đốc doanh nghiệp là

người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp, chịu sự giám sát của hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao”.

Giám đốc là người đứng đầu của doanh nghiệp, người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình (Khoản 1, Điều 63 Luật Doanh nghiệp

năm 2020).

Giám đốc DN là người đứng đầu, được chủ sở hữu giao cho quyền quản lý điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp và phải chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu về kết quả của các hoạt động đó, đồng thời được hưởng thù lao tương xứng với kết quả mang lại (Ngô Kim Thanh, Lê Văn Tâm, 2013).

Giám đốc DNNVV được hiểu là người đứng đầu DNNVV nắm toàn bộ hoặc một phần quyền sở hữu doanh nghiệp, nhân danh cá nhân hoặc tập thể cổ đông điều hành quản lý DN và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của DNNVV, đồng thời được hưởng thù lao, đãi ngộ tương xứng.

Thực tế tại Việt Nam có hơn 97% là DNNVV, giám đốc đồng thời là người sở hữu DN, người có quyền lực cao nhất trong doanh nghiệp vì vậy tác giả thống nhất sử dụng khái niệm sau: Giám đốc DNNVV là nhà quản trị cấp cao trong DNNVV nhân

danh cá nhân hoặc tập thể cổ đông điều hành quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của DN đồng thời được hưởng thù lao tương xứng với kết quả mang lại.

2.1.2 Vai trò của giám đốc DNNVV

Giám đốc doanh nghiệp là lực lượng kết tinh và tiêu biểu cho ý chí, nghị lực nỗ lực xóa đói, thốt nghèo, vươn lên làm giàu của dân tộc. Sự phát triển lớn mạnh của đội ngũ giám đốc tạo ra những phẩm chất, giá trị văn hóa, lối sống tự lập tự chủ, sáng

tạo, dám nghĩ dám làm, dám đương đầu với khó khăn, dám chấp nhận rủi ro, có chí làm giàu và có trách nhiệm xã hội từ đó truyền cảm hứng khát vọng và ý chí làm giàu cho giới trẻ. Vì vậy, khi xem xét vai trị của giám đốc nhìn nhận đa chiều theo các quan điểm sau:

Theo Henry Mintzberg (1963) đã nghiên cứu một cách cẩn thận và đã đưa ra kết luận rằng các nhà quản trị nói chung, nhà quản trị cấp cao như giám đốc trong một tổ chức DN đảm nhiệm 10 vai trò khác nhau. Mười vai trò quản trị này được gộp thành 3 nhóm: (1) Vai trị chỉ huy và liên lạc: Giám đốc đứng đầu điều hành tất cả hoạt động của doanh nghiệp, có trách nhiệm xây dựng và duy trì mối liên hệ với cá nhân và tổ chức bên trong, bên ngoài doanh nghiệp với tư cách là người đại diện pháp luật của DN, là người lãnh đạo và là đầu mối liên lạc để các bên hữu quan trong và ngoài tổ chức kết nối, vận hành hiệu quả. (2) Vai trị thơng tin: với tư cách người đại diện, người lãnh đạo cao nhất và là đầu mối thông tin quan trọng, mọi thông tin giám đốc phát ra đều là mệnh lệnh, định hướng hành động cho doanh nghiệp và là căn cứ để cấp dưới thực hiện. (3) Vai trò quyết định: Giám đốc điều hành tất các hoạt động trong DN bằng và thông qua các quyết định về sử dụng và phân bổ nguồn lực, nhân sự, tài chính, thị trường, quản trị những xáo trộn, xung đột thay đổi để đảm bảo mọi hoạt động được diễn ra hiệu quả. Các nhóm vai trị này có sự liên kết và tương tác chặt chẽ bổ trợ lẫn nhau để giám đốc hồn thành tốt nhất vai trị lãnh đạo điều hành (Ngô Kim Thanh, 2013).

Theo cách tiếp cận trực tiếp vào nhiệm vụ QTDN giám đốc đảm nhiệm 5 vai trò được xét trên các phương diện quản lý, lao động, tài chính, doanh nghiệp và xã hội. Cụ thể:

(1) Trên các phương diện quản lý, giám đốc là quản trị viên hàng đầu, là thủ trưởng cấp cao nhất trong doanh nghiệp, có quyền ra các quyết định về chiến lược, phương hướng điều hành DN đồng thời yêu cầu sự tuân thủ chấp hành của mọi thành viên trong DN. Vì vậy, quyết định của giám đốc cần có sự cân nhắc cẩn thận để đảm bảo sự đúng đắn và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp và xã hội; Đối với giám đốc DNNVV thì vai trị quản lý được thể hiện cao hơn vì hầu hết các DNNVV là những doanh nghiệp khởi nghiệp, giám đốc vừa là nhà quản trị vừa là chủ sở hữu nên trong giai đoạn này cần phải quản lý một cách tồn diện, chi tiết để hình thành tạo lập quy trình hoạt động cho DNNVV.

(2) Trên phương diện lao động, giám đốc phải tổ chức bộ máy quản trị đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, bố trí hợp lý, cân đối lực lượng quản trị viên bảo đảm quan hệ bền vững trong tổ chức, đưa ra các chính sách động viên, đãi ngộ hợp lý để huy động sức mạnh của tập thể người lao động hoàn thành tốt mục tiêu đã đề ra. Giám đốc là người chịu trách nhiệm về việc làm, thu nhập đời sống vật chất tinh thần, nâng cao trình độ văn hố, chun mơn và tạo cơ hội để người lao động phát triển. Lãnh đạo,

truyền cảm hứng cho nhà quản trị và khích lệ nhân viên hồn thành nhiệm vụ, mục tiêu cá nhân từ đó góp phần hồn thành mục tiêu của tổ chức.

(3) Trên phương diện tài chính, với tư cách vừa là nhà đầu tư vốn vừa là người điều hành kinh doanh vốn nên giám đốc phải cân nhắc, tính tốn và lựa chọn kỹ các quyết định liên quan đến vốn, tài chính của doanh nghiệp; chịu trách nhiệm huy động, quản lý và sử dụng nguồn tài chính của doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho nguồn tài chính được bảo tồn và phát triển.

(4) Trên phương diện doanh nghiệp, giám đốc là người quản lý và quản lý kinh doanh, là chủ tài khoản nên có trách nhiệm bảo tồn và phát triển vốn của doanh nghiệp; Đại diện chính thức và hợp pháp cho hình ảnh thương hiệu của DN tại các hội nghị, nghi lễ của DN cũng như trong giao tiếp với các đối tác bên ngoài. Đại diện cho Hội đồng quản trị, hội đồng thành viên (nếu có) truyền tải thơng tin đến cấp dưới và ngược lại. Đồng thời giám đốc cũng đại diện truyền đạt, trao đổi và tiếp nhận thông tin giữa DN với đối tác bên ngoài doanh nghiệp; Quyết định đường hướng hoạt động của doanh nghiệp, giúp huy động tổ chức và gắn kết các nguồn lực bên trong và bên ngoài để phát triển DN bền vững, phục vụ khách hàng tốt nhất; luôn biết cách tạo động lực và điều kiện tốt để người lao động được học tập, cống hiến và trưởng thành; giám đốc là người hoạch định nguồn tài chính và chịu trách nhiệm đến cùng về kết quả hoạt động kinh doanh của DN trước người lao động và chủ sở hữu doanh nghiệp.

(5) Trên phương diện xã hội, giám đốc là người làm ra của cải, vật chất cho xã hội, tạo cơng ăn việc làm cho người lao động, góp phần thúc đẩy sự phát triển ổn định của nền KT - XH (Ngơ Kim Thanh, 2013). Là cầu nối, mắt xích quan trọng trong liên kết và phát triển KT - XH địa phương, thúc đẩy môi trường hợp tác đầu tư và tạo động lực phát triển kinh tế. Giám đốc DNNVV là người tiên phong trong khai thác, sử dụng các nguồn lực sẵn có tại địa phương để tạo ra của cải vật chất, việc làm cho xã hội. Giám đốc DNNVV chính là nguồn cảm hứng thúc đẩy phong trào khởi nghiệp, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong giai đoạn hiện nay.

Bên cạnh đó, GĐDN có quyền và nghĩa vụ tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên; Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty; Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty; Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý trong công ty; Ký kết hợp đồng nhân danh công ty; Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức cơng ty; Trình báo cáo tài chính hằng năm lên hội đồng thành viên; Kiến nghị phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh; Tuyển dụng lao động; Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, hợp đồng lao động. (Khoản 2 Điều 63 Luật Doanh nghiệp, 2020).

Như vậy có đa dạng các tiếp cận phân tích về vai trị của giám đốc DN nói chung và giám đốc DNNVV nói riêng, nhưng tựu chung mỗi giám đốc phải đảm nhiệm vai trò cá nhân, vai trị thơng tin liên lạc, vai trị đại diện, vai trị quản trị nhân sự, tài chính, doanh nghiệp và vai trị với sự phát triển xã hội. Sự thống nhất về vai trò của giám đốc DNNVV sẽ là căn cứ quan trọng để phân tích, lựa chọn và đề xuất khung NLQL cũng như các hoạt động nâng cao NLQL của GĐ DNNVV trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá.

2.1.3 Đặc điểm giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa

Ngoài những đặc điểm chung như là người hội tụ đầy đủ năng lực đứng đầu đại diện cho doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của doanh nghiệp thì giám đốc DNNVV có những đặc trưng cơ bản như sau:

-Là những người trẻ tuổi và năng động: Xuất phát từ đặc điểm của DNNVV là

những doanh nghiệp khởi nghiệp, có quy mơ rất khiêm tốn nên là cơ hội tốt để người trẻ thử sức và phát triển, do vậy đa phần giám đốc DNNVV có tuổi đời và kinh nghiệm quản lý tương đối trẻ, tầm nhìn và tư duy chiến lược cịn hạn chế (Lê Quân, 2016), chưa có sức ảnh hưởng đối với xã hội và thiếu sự liên kết trong kinh doanh (OECD, 2021). Tuy nhiên giám đốc DNNVV rất năng động, sáng tạo và kiên trì theo đuổi đam mê, nhất là trong giai đoạn 3-5 năm đầu khởi nghiệp đòi hỏi sự sáng tạo, sự kiên trì để tìm hướng đi phù hợp trong mn vàn khó khăn thử thách.

- Trình độ chun mơn thấp và được hồn thiện cùng với q trình điều hành DN (Đỗ Anh Đức, 2014). Phần lớn giám đốc DNNVV chưa được đào tạo bài bản kiến

thức về kinh tế thị trường và QTDN, họ quản lý bằng kinh nghiệm thực tiễn là chủ yếu, từng bước vừa làm vừa học hỏi tích luỹ để bổ sung và hồn thiện năng lực. Giám đốc DNNVV đa phần vừa là nhà quản trị vừa là nhà kinh doanh, vừa là người sở hữu vừa là người điều hành vì vậy cần có đa dạng kiến thức, kỹ năng và phẩm chất của một nhà quản trị chuyên nghiệp để hồn thành tốt vai trị người đứng đầu.

- Lao động của giám đốc DNNVV là lao động chất xám, lao động phức tạp và lao động sáng tạo. Muốn điều hành được DNNVV trong cơ chế thị trường hội nhập và

đầy biến động như hiện nay đòi hỏi giám đốc phải là người am hiểu, nhạy bén, phải có kiến thức tổng hợp về nhiều lĩnh vực như công nghệ, khoa học, giao tiếp xã hội, phải sử dụng ngoại ngữ, kiến thức tâm lý, kinh tế kỹ thuật, tin học và tổng hợp những tri thức của cuộc sống để có thể chủ động nắm bắt cơ hội cũng như xử lý các tình huống phát sinh trong doanh nghiệp. Phải không ngừng sáng tạo và đổi mới để bắt kịp xu thế và tìm kiếm các giải pháp tối ưu để xử lý các tình huống trong quản lý, kinh doanh.

- Lao động của giám đốc DNNVV là lao động quản lý và quản lý kinh doanh.

giám đốc DNNVV phải phát triển doanh nghiệp thông qua hoạt động kinh doanh, hay nói cách khác đó chính là việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn của doanh nghiệp để tạo ra

doanh thu và lợi nhuận. Bên cạnh sử dụng vốn thì giám đốc cịn phải biết tạo vốn khi cần thiết thơng qua các giao dịch tín dụng, qua vay mượn hoặc huy động dựa trên uy tín, khả năng quản lý điều hành của giám đốc. Đối với DNNVV việc huy động và tiếp cận các nguồn vốn chính thống, nguồn tài trợ rất khó khăn vì vậy phải kiên trì xây dựng và tìm kiếm các nguồn vốn từ các nhà đầu tư thiên thần, từ các nguồn tài trợ tin cậy nhằm tránh các rủi ro khơng đáng có.

- Lao động của giám đốc DNNVV là lao động của nhà sư phạm. Giám đốc

DNNVV là người đại diện đóng vai trị thơng tin, liên lạc và kết nối tồn bộ DN nên phải có đầy đủ các kỹ năng, kiến thức để xây dựng chiến lược, truyền chính xác ý tưởng, chiến lược của doanh nghiệp để mọi người hiểu và vận dụng tốt nhất. Ngồi truyền đạt chiến lược, giám đốc cịn truyền cảm hứng, khơi dậy khát vọng, ý chí và khả năng làm giàu cho các thành viên trong DN từ đó tạo sự đồng thuận và phát triển. Bên cạnh đó, giám đốc phải có đạo đức, gương mẫu khơng chỉ trong đời sống cá nhân, mà trong cả kinh doanh, giữ chữ tín với khách hàng, tơn trọng cấp trên, chân thành với bạn bè, đồng nghiệp; độ lượng bao dung, công bằng, biết lắng nghe, quyết đốn mà khơng độc đốn, sáng tạo mà khơng tùy tiện, ngẫu hứng mà không tùy hứng (Ngô Kim Thanh & Trần Văn tâm, 2013).

- Lao động của giám đốc DNNVV là lao động của nhà hoạt động xã hội. Giám

đốc hơn ai hết phải am hiểu về luật pháp, nhất là luật kinh tế, luật DNNVV, luật lao động và các chế độ chính sách của Nhà nước có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, giám đốc phải tiên phong trong phong trào cộng đồng và xã hội. Ngồi vì mục đích kinh doanh giám đốc DNNVV cịn phải cân đối và tham gia nhiệt tình vào các hoạt động vì cộng đồng, xã hội như bảo vệ mơi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Đặc biệt, giám đốc DNNVV phải đặt lợi ích khách hàng và người lao động lên trên hết vì khách hàng là người đem lại doanh thu cịn người lao động là lực lượng chính tạo ra nguồn thu cho doanh nghiệp, việc tôn trọng và đề cao vai trò của khách hàng và người lao động sẽ tạo dựng được lòng trung thành của họ đối với doanh nghiệp, góp phần thực hiện các trách nhiệm xã hội và tạo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

- Sản phẩm lao động của giám đốc là những quyết định quản lý điều hành.

Quyết định là sản phẩm tư duy sáng tạo mang tính chỉ thị của giám đốc giúp định hướng chương trình và tính chất hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở hiểu biết, vận dụng các quy luật khách quan của thị trường và thông tin QTDN. Quyết định đúng, kịp thời mang lại hiệu quả cao, quyết định sai và khơng kịp thời thì mang lại hậu quả nghiêm trọng. Muốn nâng cao chất lượng quyết định bản thân giám đốc phải tự nâng cao năng lực quản lý điều hành, thực sự dân chủ trong quá trình ra và thực thi quyết định, phải thu hút trí tuệ của tập thể để chọn phương án tối ưu. Khi đã ra quyết định thì

quyết định phải trở thành mệnh lệnh và giám đốc phải chịu trách nhiệm trước quyết định đó và yêu cầu mọi người phải nghiêm túc thực hiện. Sau khi đã có quyết định, giám đốc phải nắm và xử lý thơng tin chính xác, xác định được chức năng, nhiệm vụ

Một phần của tài liệu LATS Do Minh Thuy (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(173 trang)
w