Những yếu tố ảnh hưởng đến phản biện xãhội của Mặttrận Tổ quốc Việt

Một phần của tài liệu Phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ thực tiễn các tỉnh Đông Nam Bộ. (Trang 54 - 59)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến phản biện xãhội của Mặttrận Tổ quốc Việt

2.4.1. Mơi trường chính trị - xã hội dân chủ

PBXH, về bản chất, là thực hiện quyền làm chủ của nhân dân; nói cách khác, PBXH là một hình thức, một phương thức thực hành dân chủ. Vì vậy, điều kiện tiên quyết để thực hiện PBXH là một môi trường xã hội dân chủ. Trong xã hội chuyên chế hay độc tài, nhà nước là bộ máy cai trị, thống trị xã hội, chỉ có sự áp đặt quyền lực của nhà nước đối với xã hội; người dân khơng có quyền và khơng có điều kiện, phương tiện thể hiện ý kiến, nguyện vọng, phản ánh nguyện vọng, ý kiến của mình bằng PBXH. Họ khơng thể bảo vệ lợi ích của mình bằng “vũ khí phê phán”, mà chỉ có thể “phê phán bằng vũ khí”: bằng bạo lực quần chúng để chống lại quyền lực nhà nước, chống lại giai cấp cầm quyền. C. Mác chỉ ra cụ thể: “Trong chế độ dân chủ thì chế độ nhà nước, luật pháp, bản thân Nhà nước - trong chừng mực Nhà nước là một chế độ chính trị nhất định - chỉ là sự tự quy định của nhân dân và là nội dung xác định của nhân dân” [17, tr.351].

Dân chủ hóa xã hội - là xu thế tất yếu khách quan trong tiến trình vận động của lịch sử nhân loại. Tiêu chí nổi bật của một xã hội dân chủ là công bằng, cơng khai, minh bạch. Vì, vấn đề cơ bản đầu tiên của nhà nước pháp quyền: quyền lực nhà nước là của dân; dân là người chủ tối thượng, tuyệt đối và duy nhất của quyền lực nhà nước. Quyền lực đó được ủy quyền cho Nhà nước để đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng, đồng thời bảo đảm quyền tự nhiên của mỗi con người với tư cách là công dân trong cộng đồng xã hội. Để thực hiện chủ quyền của mình, nhân dân khơng trao “tồn bộ” quyền lực của mình cho Nhà nước, mà vẫn giữ quyền chế ước quyền lực Nhà nước.

PBXH - tức là phản biện của nhân dân đối với Nhà nước về các chính sách, pháp luật, chính là một cách thức chế ước quyền lực nhà nước, chế ước bộ máy nhà nước, thực hiện chủ quyền của nhân dân trong nhà nước pháp quyền. PBXH phải trên cơ sở bảo đảm tính dân chủ, bình đẳng, cơng khai khơng áp đặt ý kiến cá nhân, hoặc quy chụp về mặt tư tưởng, quan điểm của tổ chức, cá nhân tham gia phản biện. Trong bối cảnh phát triển nhanh của khoa học công nghệ, của kinh tế thị trường, đi liền với sự phát triển đó là việc mở rộng, hồn thiện và phát triển dân chủxã hội. Nhà nước pháp quyền cũng có thể dẫn đến độc quyền, kinh tế thị trường phát triển cũng không phải bằng mọi giá. Trong điều kiện đó, xã hội cơng dân có bổn phận và trách nhiệm tư vấn, phản biện để thể chế và chính sách của nhà nước ngày một hoàn thiện, chất lượng hơn. Như vậy, PBXH đối với các chính sách của Nhà nước của các chủ thể tham gia hoạt động trong nền kinh tế thị trường là chức năng cơ bản nhất của xã hội công dân.

Trong điều kiện một đảng cầm quyền, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng có ý nghĩa khai mở cho mọi đổi mới khác trong đời sống xã hội. Cùng với tiến trình đổi mới, quan điểm của Đảng về giám sát và PBXH dần hình thành, phát triển. Các quan điểm về cơng tác quần chúng, phát huy dân chủ, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc theo tư duy đổi mới được Đảng ta thể hiện được xem như sự khởi động việc tìm kiếm động lực phát huy dân chủ từ nhân dân, ở nhân dân và là cơ sở chính trị tối quan trọng cho việc hình thành và thực hiện chức năng PBXH của MTTQ ở nước ta.

2.4.2. Mơi trường pháp lý

Để có PBXH thực sự, PBXH phải được xác định trên cơ sở pháp lý, nghĩa là phải được thể chế hóa bằng đạo luật, mang tính xã hội, khách quan, khoa học, góp phần nâng cao chất lượng, bảo đảm tính đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội và tính hiệu quả của chính sách; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội.

Phải có cơ sở pháp lý bảo đảm cho việc thực hiện PBXH một cách đúng đắn và có hiệu quả. Cơ chế pháp lý xác định nền tảng của PBXH như phạm vi, trình tự, thủ tục phản biện thống nhất. PBXH là điều bắt buộc phải thực hiện một cách nghiêm túc, công khai đối với các dự án pháp luật, các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá, an ninh, quốc phòng của Đảng và Nhà nước. Khi PBXH được quy định thành luật pháp sẽ trở thành hành động hợp hiến, chính danh, có hệ thống và có giá trị pháp lý. Nếu khơng, PBXH mang tính tự phát; khơng những khó thực hiện, hiệu quả thấp, mà cịn dễ xảy ra tình trạng tràn lan, lợi dụng phản biện phục vụ lợi ích cá nhân, cục bộ, chuyển hóa thành “bài xích”, “cơng kích”… hoặc PBXH sẽ khơng được nhà nước tiếp nhận, tiếp nhận PBXH một cách

chiếu lệ… Hệ thống thể chế pháp lý về PBXH hoàn thiện rõ ràng sự minh bạch, dân chủ và tiến bộ, gắn kết chặt chẽ với chính sách, tạo cơ sở pháp lý để thực hiện PBXH của MTTQ không những tạo điều kiện thuận lợi cho phản biện dự thảo văn bản, bảo đảm cho phản biện chính sách có chất lượng và chính xác. Pháp luật cũng là cơ sở đề cao, rằng buộc trách nhiệm của các cơ quan chủ thể hoạch định và xây dựng dự thảo văn bản. Chủ thể hoạch định, xây dựng dự thảo văn bản có trách nhiệm gửi các dự thảo chương trình, dự án chính sách, cung cấp thơng tin, tư liệu, tài liệu cần thiết cho MTTQ để thực hiện PBXH. Đồng thời, chủ thể hoạch định, xây dựng dự thảo văn bản có bổn phận và nghĩa vụ tiếp thu, giải trình một cách nghiêm túc, thành tâm và cầu thị.

2.4.3. Mơi trường cơng khai, minh bạch của thể chế

Tính minh bạch, cơng khai của thể chế là điều kiện tối cần thiết cho PBXH. Trong thể chế dân chủ người dân có quyền tiếp cận thơng tin về chính quyền, ngược lại, trong các thể chế phi dân chủ thì lại hạn chế khả năng cơng dân tiếp cận thơng tin về chính quyền. Muốn phản biện, điều trước hết phải biết thơng tin đầy đủ, chính xác. Điều này phải mang tính bắt buộc đối với các chủ thể được phản biện theo một chế độ, nguyên tắc công khai và minh bạch được xác định của hoạt động của các cơ quan nhà nước, qua đó các chủ thể phản biện mới có đủ thơng tin để nhận xét, đánh giá. Để bảo đảm PBXH thì phải đảm bảo chủ thể PBXH - MTTQ có “quyền được biết” đối với những thơng tin liên quan đến ý tưởng chính sách, dự thảo chính sách, để từ đó có thể tiến hành phán đốn, tham gia thảo luận và đưa ra kiến nghị đối với các cơ quan xây dựng dự thảo văn bản. Không thực hiện công khai thông tin để đảm bảo “quyền được biết” một cách đầy đủ, kịp thời của chủ thể PBXH thì khơng thể nói đến PBXH, nhất là PBXH theo phạm vi rộng.

Thông tin về ý tưởng của dự thảo văn bản, dự thảo văn bản càng được cơng khai, có thể càng tạo cơ sở để chủ thể PBXH có được thơng tin đầy đủ hơn, từ đó đưa ra phán đốn chính xác và lý tính hơn. Việc cơng khai thơng tin về chính sách càng rộng rãi, càng đầy đủ, càng tạo ra khả năng để chủ thể PBXH thảo luận, đưa ra ý kiến nhận xét, đánh giá, từ đó giúp cơ quan nhà nước có thể có được nhiều thơng tin hữu ích hơn nhằm góp phần hồn thiện dự thảo văn bản.

2.4.4. Mơi trường văn hố - xã hội

Mơi trường văn hố - xã hội đóng vai trị quan trọng cho sự vận hành hệ thống giám sát xã hội và PBXH như ý thức cơng cộng, văn hố tranh luận, trình độ dân trí.

- Văn hố tranh luận ảnh hưởng đến PBXH. Lối sống “dĩ hịa vi q” thường khơng quen với ý

kiến khác biệt. Trong công tác cán bộ thay vì cạnh tranh để lựa chọn nhân tài lại coi trọng cơ cấu hơn để giữ vững tính ổn định; trên diễn đàn khoa học thay vì tranh luận để làm sáng tỏ chân lý lại thiên về thuyết minh cho một ý tưởng có sẵn; trong đời sống xã hội thay vì đấu tranh để lựa chọn cái tiến bộ là nhấn mạnh thống nhất để dung hòa các xu hướng, chấp nhận cả những cái không hợp lý, dẫn đến hiện tượng phổ biến trong xã hội là “bằng mặt” hơn “bằng lịng”, khẩu phục nhưng tâm khơng phục, các cơ quan báo chí thiếu tính chiến đấu, tính phê phán, làm cho hoạt động của chính quyền thiếu tính năng động; làm cho hoạt động khoa học thiếu động lực nội sinh để tiếp cận chân lý.

- Trình độ dân trí của cộng đồng là điều kiện cần để thiết lập, vận hành các định chế hay cơ chế

dân chủ, trong đó có PBXH. Tác động của trình độ dân trí đối với PBXH được biểu hiện dưới các khía cạnh cụ thể như:

Thứ nhất, trong một xã hội có nền dân trí cao, người dân nhận thức rõ về quyền lợi và trách nhiệm cơng dân. Sự tham gia tích cực vào đời sống cộng đồng thơng qua các tổ chức, giúp mỗi thành viên có điều kiện hình thành ý thức cơng dân, ý thức làm chủ của mình đối với quốc gia, dân tộc; tích cực tham gia vào các hoạt động PBXH.

Thứ hai, nền dân trí cao là điều kiện, nền tảng để hình thành nên một đội ngũ trí thức cho cộng đồng, vì trong một xã hội, đội ngũ trí thức là sản phẩm trực tiếp của nền giáo dục, là tầng lớp mang dấu ấn cụ thể của một nền văn hóa trong đó họ sinh ra, tồn tại và phát triển. Chất lượng dân trí, chất lượng văn hóa cộng đồng tác động mạnh mẽ đến chất lượng của đội ngũ trí thức. Ngược lại, giới trí thức cũng tác động trở lại đến chất lượng dân trí của cộng đồng, điều kiện quan trọng bảo đảm cho hoạt động PBXH có chất lượng và hiệu quả.

- Ý thức cộng đồng có ý nghĩa tạo khơng gian tinh thần cho PBXH. Nếu thiếu ý thức cộng đồng thì

PBXH sẽ rơi vào tính cục bộ và khó thuyết phục đối với chủ thể được phản biện. Mọi ý kiến PBXH đều là sản phẩm chủ quan của chủ thể phúc trình,vấn đề đặt ra là cần phải giải quyết lợi ích riêng trong tổng thể lợi ích chung. Điều đó tùy thuộc vào chính ý thức cộng đồng của cả chủ thể phản biện và chủ thể được PBXH. Nhiều kiến nghị phản biện không được chấp nhận khơng hẳn vì chủ thể được phản biện thiếu tinh thần cầu thị, mà vì nội dung phản biện chỉ phản ánh lợi ích cục bộ, ít quan tâm đến lợi ích của các bộ phận khác trong xã hội. Thiếu tính tồn cục trong một dự án PBXH là một hạn chế lớn của các tổ chức xã hội ở nước ta hiện nay - điều này cản trở rất lớn đến khả năng được chấp nhận từ phía những người cầm quyền.

2.4.5.Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế là nền tảng quan trọng thúc đẩy PBXH. Đối với Việt Nam hiện nay, thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ngày càng đầy đủ, tạo ra môi trường kinh tế, pháp lý thuận lợi cho việc thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ các quyền con người, quyền công dân, đặc biệt là các quyền quyền sở hữu của tất cả mọi người và quyền tự do sản xuất kinh doanh, chống độc quyền, tháo gỡ những rào cản và bất bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, bảo đảm cho các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật. Sự dân chủ, bình đẳng này đã tạo ra động lực vật chất, kinh tế thúc đẩy các chủ thể kinh tế khai thác và phát huy mọi tiềm năng phát triển kinh tế của mình. Qua đó, Nhà nước ngày càng làm tốt hơn vai trò, chức năng kiến tạo phát triển thơng qua việc ngày càng hồn thiện chính sách và khn khổ thể chế. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN phát triển đồng thời thừa nhận, tôn trọng các thành phần kinh tế, nhiều hình thức sở hữu, nhiều hình thức phân phối chính là thừa nhận và tơn trọng tính đa dạng về lợi ích của các giai cấp, tầng lớp, các tập đồn, nhóm và cá nhân người lao động trong xã hội. Tạo điều kiện để phát huy quyền làm chủ và tính năng động, sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, trong hội nhập kinh tế quốc tế, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt; sức mạnh tổng hợp của quốc gia được tăng lên, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục phát triển. Nếu việc triển khai, thực thi đường lối,

chính sách kinh tế có biểu hiện thiếu dân chủ, bất bình đẳng trong đối xử với các chủ thể kinh tế, các thành phần kinh tế sẽ dẫn đến môi trường cạnh tranh thiếu lành mạnh, động lực đầu tư kinh doanh, phát triển kinh tế bị tổn thương. Các nguồn lực, tiềm năng về vật chất và tinh thần trong các tầng lớp nhân dân sẽ khó được khai thác, phát huy một cách hiệu quả.Việc phát huy chức năng PBXH của MTTQ đối với quá trình hoạch định, thực thi các chính sách KT - XH giúp tăng cường công tác quản lý nhà nước về kinh tế, đảm bảo tính khoa học, tính phù hợp, khắc phục những khiếm khuyết, tình trạng quan liêu, quản lý lỏng lẻo, gây thất thốt, lãng phí. PBXH giúp Đảng, chính quyền thật sự lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, những đề xuất kiến nghị chính đáng của nhân dân, tạo dựng ổn định, củng cố lòng tin của nhân dân, xây dựng điều kiện kinh tế đồng bộ, hài hòa với các điều kiện về chính trị, văn hóa, xã hội của nền dân chủ XHCN. Ngay trong quá trình hồn thiện, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHXN, cần phát huy PBXH để tiếp tục tập trung đầu tư nghiên cứu bổ sung, phát triển, làm sáng tỏ về nhận thức lý luận, hoàn thiện về mặt thể chế và quyết liệt, đồng bộ trong tổ chức thực thi để đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường để huy động được sức mạnh tinh thần và vật chất của toàn dân tộc phát huy tài năng, trí tuệ, tâm huyết của nhân dân và bảo đảm lợi ích của nhân dân trong quá trình phát triển. Đồng thời, kinh tế phát triển cũng tạo ra những nền tảng vững chắc để phát huy PBXH, củng cố, bảo đảm các điều kiện vật chất cho các hoạt động phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từng bước đi vào nền nếp và ngày càng hiệu quả.

*

* *

Kết luận Chương 2

PBXH của MTTQ Việt Nam thực chất là tiếng nói của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước về các chủ trương, chính sách (cả về tổ chức bộ máy, con người) và hoạt động của các cơ quan nhà nước; làm rõ những mặt khác nhau, khẳng định hoặc phủ định, đồng tình hoặc khơng đồng tình, bổ sung hoặc điều chỉnh, thay đổi…các chủ trương, chính sách đó hoặc hoạt động của cơ quan nhà nước. Với tư cách một hoạt động xã hội, cơ chế pháp lý PBXH của MTTQ bao gồm: chủ thể PBXH (MTTQ, các tổ chức, cá nhân); đối tượng PBXH (văn bản thể hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật, kế hoạch, đề án, dự án,… tổ chức bộ máy và việc bố trí cán bộ chính quyền của Nhà nước); chủ thể tiếp nhận PBXH (đảng cầm quyền, nhà

nước); nội dung PBXH (tính cấp thiết , tính hợp pháp, tính khách quan, tín khả thi,… của văn bản và cơng tác cán bộ, bố trí nhân sự trong bộ máy quyền lực nhà nước); Hình thức PBXH; quy trình PBXH,...

Việc thực hiện PBXH phụ thuộc trực tiếp vào những nhân tố chủ quan của chủ thể PBXH, bao gồm: địa vị pháp lý của chủ thể; năng lực nắm bắt, xử lý thông tin và đưa ra nhận xét, đánh giá, chính kiến; năng lực tập hợp, tổ chức lực lượng hoạt động PBXH. Các điều kiện để thực hiện PBXH là môi trường xã hội dân chủ, công khai, minh bạch, môi trường pháp lý, mơi trường văn hóa - xã hội.

Chương 3

THỰC TRẠNG PHẢN BIỆN XÃ HỘI CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM TẠI CÁC TỈNH ĐÔNG NAM BỘ

3.1. Đặc điểm dân cư, kinh tế - xã hội các tỉnh Đông Nam Bộ tác động đối với phản biện xãhội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Một phần của tài liệu Phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ thực tiễn các tỉnh Đông Nam Bộ. (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w