Giải pháp tăngcường phản biện xãhội của Mặttrận Tổ quốc Việt

Một phần của tài liệu Phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ thực tiễn các tỉnh Đông Nam Bộ. (Trang 95 - 140)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp tăngcường phản biện xãhội của Mặttrận Tổ quốc Việt

4.2.1.Giải pháp tăng cường phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

4.2.1.1. Nâng cao nhận thức về phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Những năm gần đây, hoạt động PBXH của MTTQ Việt Nam đã được tiến hành từng bước, đi từ thấp đến cao, từ những vấn đề cụ thể hàng ngày trong đờisống của cộng đồng dân cư đến những vấn đề lớn có tầm vĩ mơ của cả nước. Nhìn chung, nhận thức của tồn xã hội đối với PBXH của MTTQ Việt Nam đã được nâng lên một bước. Nếu như trước đây, nhận thức về vấn đề này cịn khá mơ hồ, thì nay nó đã được định hình một cách rõ nét hơn. PBXH của MTTQ Việt Nam đang dần trở thành một hoạt động được tiến hành thường xuyên ở nhiều lĩnh vực do nhiều chủ thể thực hiện, đặc biệt là phản biện đối với các dự thảo chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các dự án, đề án có tầm ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến người dân… PBXH là phát huy dân chủ XHCN và quyền làm chủ của nhân dân, ý thức trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia xây dựng Đảng, tham gia quản lý nhà nước, góp ý kiến, kiến nghị, giám sát đối với cán bộ, công chức và các cơ quan của Đảng, nhà nước. Mọi đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước đều phục vụ lợi ích của đại đa số nhân dân. Nhân dân

khơng chỉ có quyền mà cịn có trách nhiệm tham gia hoạch định và thi hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. PBXH là nhu cầu cần thiết và là đòi hỏi bắt buộc của quá trình lãnh đạo và điều hành đất nước, khắc phục tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, suy thối, lệch lạc.

Ngoài ra, dựa trên đánh giá về kết quả hoạt động, có thể thấy, các chủ thể PBXH đã có ý thức rõ ràng hơn về chức năng của mình, từ đó lựa chọn các hình thức thực hiện phản biện khác nhau, tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân trong xã hội thể hiện tiếng nói của mình. Sự thay đổi này dẫn tới kết quả là đã thu hút ngày càng nhiều tầng lớp nhân dân - những chủ thể chịu tác động trực tiếp từ chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tham gia phản biện. PBXH đã giúp các cá nhân công dân và các cơ quan, tổ chức được thể hiện tiếng nói, quan điểm của mình, thể hiện sự đồng tình hay phản đối trên cơ sở những lý lẽ khoa học. Nhiều ý kiến phản biện đã phát huy tác dụng và được các chủ thể tiếp thu, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế khách quan, từ đó tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội. Vì vậy, những năm gần đây, nhiều chính sách của Nhà nước, dự án của các cơ quan quản lý có chiều hướng khả thi trên thực tế và hợp với lịng dân hơn.

Bên cạnh đó, PBXH ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa có được vị trí và vai trị, giá trị tương xứng. Hạn chế này xuất phát từ việc chúng ta nhận thức chưa rõ ràngvề PBXH, mặc dù so với giai đoạn trước đây đã có những tiến bộ đáng kể. Việc nhận thức chưa rõ ràng đã kéo theo nhiều vấn đề như chủ thể phản biện nhầm lẫn hoạt động PBXH của mình với một số hoạt động khác có nội dung gần giống, hoặc lúng túng trong khi thực hiện phản biện, nhất là ở cấp cơ sở…

Vì vậy, các cấp ủy, chính quyền phải tiếp tục chỉ đạo quán triệt, triển khai các văn bản, nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, nhất là Quyết định số 217-QĐ/TW, Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị; Luật MTTQ Việt Nam, Luật Ban hành VBQPPL và các văn bản pháp luật khác; Nghị quyết liên tịch số 403/2017/NQLT-UBTVQH14-CP-ĐCTUBTWMTTQVN của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 14, Chính phủ và Đồn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quy định 124-QĐ/TW ngày 2/2/2018 của Ban Bí thư khóa XII về giám sát của MTTQ Việt Nam, các tổ chức CT -XH và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên để nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành để tổ chức thực hiện đúng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về PBXH. Sự quan tâm lãnh đạo của cấp ủy và sự phối hợp của chính quyền là nhân tố rất quan trọng quyết định đến hiệu quả PBXH, tác động đến nhận thức của các cấp, các ngành và Nhân dân.

Tổ chức thực hiện tốt hơn công tác tuyên truyền về các quy định cũng như kết quả, tác dụng, cách làm hay, sáng tạo về PBXH. Tuyên truyền trong MTTQ Việt Nam các cấp, Ban Công tác Mặt trận khu dân cư; các vị nhân sĩ, trí thức, cá nhân tiêu biểu, người uy tín trong các dân tộc thiểu số, chức sắc trong các tôn giáo. Phối hợp tuyên truyền rộng rãi trong đồn viên, hội viên và nhân dân thơng qua các phương tiện, hình thức tuyên truyền đa dạng, hiệu quả để người dân thấy được ý nghĩa của PBXH, tích cực phản ánh, cung cấp thơng tin với Mặt trận, đoàn thể. Bằng các cách làm thiết thực, hiệu quả tác động đến nhận thức của các cấp, các ngành và sâu rộng trong nhân dân ủng hộ PBXH.

vì suy cho cùng chính nhân dân là người thực hiện phản biện. Nếu đa số nhân dân chưa thấy được tầm quan trọng của hoạt động này thì khó có thể thực hiện tốt. MTTQ Việt Nam cần phải có sự quan tâm thực hiện tổng hợpnhiều biện pháp, từ việc tiếp tục triển khai, tuyên truyền, tổ chức thực hiện có hiệu quả của các cấp Mặt trận các quy định về PBXH, kết quả, tác dụng của PBXH đến việc tổ chức hội nghị, hội thảo, nhằm rút kinh nghiệm, làm rõ những vướng mắc, bất cập, từ đó nâng cao nhận thức về PBXH.

4.2.1.2. Xây dựng, hồn thiện chính sách, pháp luật về phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

PBXH là hoạt động đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013, Luật MTTQ Việt Nam năm 2015 và các văn bản luật khác, đã có một số văn bản dưới luật đã hướng dẫn về PBXH của MTTQ Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có một VBQPPL nào quy định và điều chỉnh một cách trực tiếp và toàn diện vấn đề PBXH. Hiện nay, những quy định về PBXH của MTTQ trong Hiến pháp, Luật MTTQ Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật khác mới chủ yếu là những quy định chung chưa có những quy định cụ thể và đầy đủ về trách nhiệm, cơ chế, hậu quả pháp lý, cũng như những điều kiện đảm bảo cho hoạt động PBXH của Mặt trận. Vì vậy, yêu cầu xây dựng và hoàn thiện pháp luật về PBXH đang trở nên bức thiết, cần tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các dự án “Luật về hoạt động PBXH”, nghiên cứu để việc sửa đổi Luật MTTQ Việt Nam một cách toàn diện, theo hướng mở rộng phạm vi, đối tượng phạm vi điều chỉnh Luật, nhất là quy định về PBXH đối với dự thảo các văn bản của tổ chức Đảng. Các quy định về PBXH của MTTQ Việt Nam phải tiếp tục cụ thể hóa và triển khai thực hiện các quy định về vai trò, quyền và trách nhiệm của MTTQ Việt Nam về các quyền con người, quyền công dân đã được quy định tại Hiến pháp. Để triển khai thi hành những quy định này của Hiến pháp, khơng thể khơng hồn thiện cơ chế PBXH của MTTQ Việt Nam như một công cụ pháp lý quan trọng để thực hiện. Cần có các văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ, chặt chẽ xác định rõ quy trình, thủ tục giám sát, PBXH một cách thống nhất, đồng bộ buộc mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thi hành.

Cơ chế PBXH phải góp phần đổi mới phương thức phối hợp giữa Ủy ban MTTQ Việt Nam với các tổ chức CT - XH, các tổ chức thành viên khác của Mặt trận và giữa MTTQ Việt Nam với các cơ quan nhà nước, cùng với việc tăng cườngsự tham gia của nhân dân. Cơ chế PBXH của MTTQ Việt Nam phải góp phần thực hiện dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trong việc phối hợp PBXH của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên, những vấn đề lớn liên quan đến quyền và nghĩa vụ đông đảo các tầng lớp nhân dân thì Uỷ ban MTTQ Việt Nam giữ vai trị chủ trì, điều phối các tổ chức thành viên hữu quan cùng tham gia. Các vấn đề chuyên biệt liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của tổ chức CT - XH nào thì tổ chức đó tiến hành phản biện hoặc đề nghị Uỷ ban MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên khác cùng tham gia. Tuy nhiên, công tác PBXH cũng cần phải có sự nghiên cứu, chọn lọc, xác định được trọng tâm, trọng điểm.

như các điều kiện khác, bảo đảm cho Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp có đủ năng lực để thực hiện có hiệu quả. Quan tâm xây dựng, củng cố bộ máy cơ quan chuyên trách, MTTQ Việt Nam cần phải huy động sự tham gia của các thành viên, các cá nhân tiêu biểu, các Hội đồng tư vấn của MTTQ Việt Nam, lực lượng cộng tác viên và đoàn viên, hội viên là những chuyên gia trên các lĩnh vực. Muốn hồn thiện cơ chế PBXH có hiệu quả, thiết thực, pháp luật cũng cần phải có cơ chế, tổ chức hệ thống MTTQ Việt Nam hợp lý, chặt chẽ. Đồng thời, cần có quy định về chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế hoạt động. Thống nhất hành động của các hội quần chúng, tập hợp và phát huy vai trị những người tiêu biểu có uy tín ở cơ sở để thơng qua họ động viên nhân dân tham gia hoạt động PBXH do Mặt trận các cấp tổ chức và phát huy quyền làm chủ, đấu tranh với những biểu hiện tham nhũng của cán bộ, công chức ở cơ sở.

Qua thực tiễn thực hiện PBXH của MTTQ Việt Nam tại các tỉnh ĐNB cho thấy, cơ sở pháp lý để thực hiện chức năng phản biện vẫn cịn thiếu nhiều, chưa đầy đủ và chưa hồn chỉnh. Do đó, chưa tạo lập được mơi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động này, tiếp tục xây dựng và hồn thiện hơn cơ chế kiểm sốt quyền lực Nhà nước từ phía nhân dân. Luật Ban hành VBQPPL (sửa đổi, bổ sung năm 2020) đã bổ sung các quy định về PBXH của MTTQ Việt Nam đối với các dự thảo VBQPPL,trong đó quy định rõ quy trình PBXH, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc cung cấp tài liệu phản biện, thực hiện các yêu cầu của cơ quan PBXH, thời hạn phản hồi các ý kiến phản biện của MTTQ Việt Nam… nhưng cũng chỉ quy định PBXH đối với dự thảo VBQPPL.

Việc đề ra một cơ chế rõ ràng về việc tiếp thu, xử lý các ý kiến phản biện là một nhiệm vụ rất quan trọng hiện nay. Trên thực tế, sau khi nhận phản biện, các chủ thể có thể tiếp thu hoặc khơng tiếp thu, nhưng cần phải có cơ sở để cơng khai cho nhân dân biết tại sao lại có sự xử lý như vậy. Do thiếu cơ sở pháp lý, nên vấn đề xây dựng cơ chế tiếp nhận những ý kiến phản biện vẫn cịn vướng mắc, gây khó khăn cho cả đối tượng phản biện và bị phản biện. Nếu khơng có các quy định cụ thể, ràng buộc trách nhiệm của các chủ thể thì PBXH sẽ chỉ tồn tại như một hoạt động mang tính hình thức, lãng phí, khơng hiệu quả.

Thực tế PBXH của MTTQ tại các tỉnh ĐNB cho thấy, cần có quy định hồn thiện của Luật về PBXH của MTTQ Việt Nam, trong đó, quy định cụ thể, toàn diện về cơ chế PBXH của MTTQ Việt Nam, cụ thể là về thẩm quyền, thủ tục, trình tự thực hiện quyền giám sát, phản biện xã hội; hậu quả pháp lý của việc giám sát, phản biện xã hội; nội dung, hình thức, phạm vi, cơ chế cụ thể và điều kiện đảm bảo thực hiện… trong đó bao gồm nhiều chủ thể, có tổ chức, có nhân dân, đặc biệt huy động các nhà khoa học, những người có tri thức tham gia vào hoạt động phản biện, và cần có các quy định về cơ chế tiếp thu, phản hồi ý kiến, kiến nghị PBXH của MTTQ Việt Nam. Trách nhiệm của các cơ quan Trung ương, bộ, ngành, địa phương trước các yêu cầu phản biện của MTTQ Việt Nam, gắn trách nhiệm tiếp thu, giải trình của chính quyền với ý kiến PBXH của MTTQ Việt Nam, cũng như bảo đảm những điều kiện cần thiết cho việc thực hiện quyền và trách nhiệm của Mặt trận. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để MTTQ Việt Nam có thể thực hiện tốt và có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ PBXH đối với

hoạt động của cơ quan Đảng, Nhà nước, góp phần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và phát huy quyền làm chủ của nhân dân thông qua MTTQ Việt Nam. Muốn vậy, Quốc hội cần nghiên cứu ban hành Luật về giám sát, phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam, Luật thực hiện dân chủ ởcơ sở cấp xã, phường, thị trấn; triển khai Quy trình PBXH của MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội trong quy trình ban hành các VBQPPL theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên cơ sở những vấn đề cần phản biện của MTTQ Việt Nam. Ngồi ra, nhằm tạo cơng cụ, mơi trường thúc đẩy PBXH, cần ban hành mới hoặc sửa đổi một số luật như: Luật về Hội, Luật Tiếp cận thơng tin, Luật Báo chí, Luật Trưng cầu dân ý, Luật Biểu tình, Luật An ninh mạng... Đồng thời chú trọng bảo đảm sự đồng bộ và thống nhất của pháp luật về PBXH của MTTQ Việt Nam. Việc xây dựng, hoàn thiện lĩnh vực pháp luật về mối quan hệ này phải bảo đảm sự đồng bộ giữa Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân với Luật MTTQ Việt Nam và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan, tránh sự chồng chéo, trùng lắp trong việc thực hiện quyền lực nhà nước và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân thông qua hoạt động của MTTQ Việt Nam.

Bên cạnh việc hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về PBXH cần chú trọng tổ chức tốt việc triển khai thực hiện pháp luật về PBXH của MTTQ và các luật có liên quan đến PBXH của MTTQ một cách hiệu quả. Vì việc xây dựng, hồn thiện thể chế chính sách pháp luật là hết sức quan trọng, nhưng chỉ vậy chưa đủ, hiệu quả xã hội của PBXH phải được thể hiện trên thực tế thông qua việc triển khai nghiêm túc, triệt để, đồng thời, chú trọng việc tăng cường bảo đảm các điều kiện cần thiết khác cho việc triển khai thực hiện chính sách, pháp luật trong thực tiễn về cơ chế, nguồn lực, kinh phí và các điều kiện khác như điều kiện dân chủ, dân trí, văn hóa PBXH,...

4.2.1.3. Nâng cao năng lực, hoàn thiện tổ chức, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thứ nhất, phát huy vai trò chủ thể phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc

Chủ thể chính tiến hành hoạt động PBXH theo quy định là MTTQ Việt Nam và các tổ chức CT - XH. Tuy nhiên, từ cơ cấu tổ chức đến nguồn tài chính để tiến hành các hoạt động của Mặt trận và các tổ chức thành viên ít nhiều bị phụ thuộc và chịu sự chi phối từ phía Nhà nước, cho nên PBXH đối với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước được xem là vấn đề khá “nhạy cảm”, nhất là tại địa phương. Sự ràng buộc về cơ cấu tổ chức đến kinh phí hoạt động của các chủ thể đối với Nhà nước đã ít nhiều khiến cho hoạt động phản biệncủa các chủ thể này trong nhiều trường hợp khơng đảm bảo được tính khách quan do tồn tại tình trạng né trách nhiệm, nể nang... Và thực trạng này cho đến nay vẫn chưa có những quy định thực sự hiệu quả để giải quyết. Vấn đề quan trọng là cần tiếp tục nghiên cứu, xác lập địa vị pháp lý, tư cách pháp nhân và tạo quyền phản biện cho các chủ thể PBXH, đồng thời xây dựng quan hệ hợp tác giữa các chủ thể này với hệ thống lãnh đạo, quản lý thay cho quan hệ lãnh đạo - phục tùng. Số lượng cán bộ cịn thiếu, năng lực, trình độ, kỹ năng PBXH cịn yếu, cần phải được quan tâm tăng cường tập huấn, bồi dưỡng.

Các cơ quan nhà nước các cấp cần thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về phối hợp thực hiện xây dựng pháp luật, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo đảm các điều kiện hoạt động

Một phần của tài liệu Phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ thực tiễn các tỉnh Đông Nam Bộ. (Trang 95 - 140)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w