Đặc điểm dân cư, kinh tế xãhội các tỉnh Đông Nam Bộ tác động đố

Một phần của tài liệu Phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ thực tiễn các tỉnh Đông Nam Bộ. (Trang 59 - 61)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm dân cư, kinh tế xãhội các tỉnh Đông Nam Bộ tác động đố

3.1.1. Đặc điểm dân cư, kinh tế - xã hội

Về dân cư: Theo kết quả điều tra dân số năm 2009, dân số vùng ĐNB là

14.025.387 người, chiếm 16.34% dân số Việt Nam, là vùng có tốc độ tăng dân số cao nhất nước, do thu hút nhiều dân nhập cư từ các vùng khác đến sinh sống. Tuy nhiên chỉ sau 10 năm, theo số liệu năm 2019 của Tổng cục Thống kê, tổng dân số của vùng ĐNB là 17.828.907 người (không kể số người tạm trú lâu dài) trên một diện tích là 23.564,4 km², với mật độ dân số bình quân 706 người/km², chiếm 18.5% dân số cả nước [110].

Về kinh tế: ĐNB là vùng có kinh tế phát triển nhất Việt Nam, dẫn đầu cả nước về xuất khẩu, đầu

tư trực tiếp nước ngoài, GDP cũng như nhiều yếu tố kinh tế - xã hội khác. Khu vực công nghiệp - xây

dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GDP của vùng; cơ cấu sản xuất cân đối, bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực, thực phẩm. Một số ngành cơng nghiệp đang hình thành và phát triển như: dầu khí, điện tử, cơng nghệ cao. ĐNB là vùng trồng cây nông nghiệp quan trọng của cả nước các cây như lạc, đậu, mía, cấy ăn trái và cây cơng nghiệp... là thế mạnh của vùng; ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm được chú trọng, ngành đánh bắt thủy sản trên cá ngư trường đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của khu vực này dẫn dầu cả nước nổi bật ở các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương và TP Hồ Chí Minh.

Vùng ĐNB là vùng có tứ giác kinh tế trọng điểm của cả nước gồm TP Hồ Chí Minh, Bình Dương,

Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, là trọng tâm của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Theo thống kê, năm

2018, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của toàn Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đạt khoảng 2,517 triệu tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 45,42% GDP của cả nước và chiếm 50,9% GRDP của 4 vùngkinh tế trọng điểm ở nước ta thì riêng tứ giác kinh tế chiếm 87,64% GRDP của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đóng góp 48,6% trong ngân sách quốc gia (riêng TP Hồ Chí Minh đóng góp khoảng 49,5% GRDP vùng và gần 23% giá trị GDP của cả nước [78].

Về kết cấu hạ tầng: Hiện nay, vùng ĐNB có 1 đơ thị loại đặc biệt: TP Hồ Chí Minh (trực thuộc

Trung ương); 4 đơ thị loại I thuộc tỉnh: thành phố Thủ Đức, thành phố Thủ Dầu Một, thành phố Biên

Hòa, thành phố Vũng Tàu; thành phố là đô thị loại II: thành phố Bà Rịa; các thành phố cịn lại là đơ thị loại III trực thuộc tỉnh và các loại đơ thị khác. Trong vùng đã hình thành mạng lưới đơ thị vệ tinh, liên

kết nhau thông qua các tuyến trục và vành đai đang được xây dựng, là trung tâm hội nhập quốc tế lớn nhất nước với cảng biển trung chuyển quốc tế Cái Mép - Thị Vải, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và tới đây là Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Về lĩnh vực vận tải, yếu tố đánh giá cơ sở hạ tầng giao

thông kết nối cũng cho thấy, các vùng này có sự vượt trội so với các địa phương khác. Theo thống kê của Viện Nghiên cứu phát triển TP Hồ Chí Minh, trong giai đoạn 2017 - 2018, các tỉnh, thành phố vùng ĐNB chiếm từ 33 - 35% về số lượt hành khách vận chuyển và 29,83% về số lượt hành khách luân chuyển so với cả nước. Tương tự, tính trên tổng khối lượng hàng hóa ln chuyển tồn vùng trong vài năm trở lại đây, các địa phương trong các vùng ĐNB chiếm hơn 27%, trong đó hàng hóa luân chuyển bằng đường bộ trong vùng chiếm 45% tổng hàng hóa luân chuyển của các địa phương và nhu cầu thực tế trong vận tải, kết nối giao thông trong các vùng đang ngày một tăng lên.

3.1.2. Tác động của tình hình dân cư, kinh tế - xã hội đối với phản biện xã hội của Mặt trận

Tổ quốc tại các tỉnh Đông Nam Bộ

Thứ nhất, cộng đồng cư dân ĐNB có những đặc điểm tư duy truyền thống cơ bản như tính năng

động, nhạy bén và sáng tạo nên có mặt tích cực là ham cải tiến, thích thay đổi, thích cái mới, chú trọng hoạt động thực tiễn, dám nghĩ, dám làm. "Ngày nay, trong sự biến đổi đa dạng, đa chiều, tư duy cộng đồng cư dân ở ĐNB đang có một khuynh hướng chung, dần trở thành hướng vận động chủ đạo, tích cực, đó là vươn tới tư duy lý luận, tư duy sáng tạo, mặc dù xu hướng này luôn bị ảnh hưởng, bị dao động bởi cách thức thể hiện, bởi tính chất, mức độ sự nhanh,chậm, chiều sâu ở các nhóm cộng đồng cư dân khác nhau. Trong sự vận động phức tạp, đa chiều của tư duy người Việt ở ĐNB, một kiểu tư duy mới xuất hiện như một nhân tố nổi bật mặc dù cịn khiêm tốn và q hiếm, đó là kiểu tư duy tồn cầu trong cả lĩnh vực chính trị và kinh tế" [25, tr.472].

Trong cơ cấu dân cư đó, có thể thấy “Phần lớn trí thức ở ĐNB có trình độ chun mơn cao, có lối sống lành mạnh, yêu nghề, say mê với công việc lao động trí tuệ, có tinh thần năng động, sáng tạo” [25, tr.494]; “đội ngũ trí thức ở ĐNB vẫn đang tiếp nối truyền thống và lối sống tốt đẹp của các thế hệ trí thức đi trước. Họ cùng trí thức cả nước được Đảng và Nhà nước giáo dục, rèn luyện, phát triển nhanh chóng, đang đóng góp ngày càng nhiều và có hiệu quả cho sự nghiệp phát triển đất nước trên hầu khắp các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, khoa học, kỹ thuật, y tế, thể dục thể thao…” [25, tr.494]. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo ngày càng có trình độ lý luận cao, có tầm nhìn xa trơng rộng hơn trước, có trách nhiệm, đang hình thành tác phong đại cơng nghiệp [25, tr.511].

Những đặc điểm của cộng đồng dân cư, trí thức ĐNB, sự kết hợp cả những yếu tố truyền thống, hiện đại như: năng động, nhạy bén và sáng tạo, ham cải tiến, thích thay đổi, thích cái mới, chú trọng hoạt động thực tiễn, dám nghĩ, dám nói, dám làm; tư duy lý luận, tư duy sáng tạo, tư duy toàn cầu. Đội ngũ cán bộ, công chức bên cạnh những đặc điểm chung cịn có có trình độ lý luận cao, có tầm nhìn xa trơng rộng, có trách nhiệm, có ý thức tổ chức kỷ luật cao. Những đặc điểm trên của cộng đồng dân cư, trí thức và cán bộ cơng chức ở ĐNB là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng cũng như để thúc đẩy, nâng cao hiệu quả PBXH của MTTQ Việt Nam.

Thứ hai, ĐNB là vùng có điều kiện vơ cùng thuận lợi để xây phát triển nền kinh tế với cơ cấu đa

dạng bao gồm cả nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thủy hải sản) và công nghiệp, dịch vụ, khoa học - công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thơng, thu hút đầu tư trong và ngồi nước… Đặc điểm này đã giúp

cho ĐNB trở thành vùng có kinh tế phát triển năng động nhất Việt Nam, dẫn đầu cả nước về tốc độ phát triển; tạo nên những tiền đề về kinh tế cơ bản, cần thiết để vùng đẩy mạnh các hoạt động xã hội, nâng cao năng lực hoạt động của HTCT trong Vùng, trong đó đặt ra những u cầu, địi hỏi về hiệu quả hoạt động của MTTQ Việt Nam các cấp tại ĐNB.

Thứ ba, ĐNB có vị trí địa văn hóa, địa chính trị, địa kinh tế đặc biệt: ĐNB là trung tâm khu vực

Đông Nam Á; là cầu nối vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ với Đồng bằng sơng Cửu Long nên có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Vùng; tạo khả năng giao lưu kinh tế với các vùng xung quanh và với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đặc điểm này khiến cho vùng ĐNB dễ dàng trở thành nơi hội tụ, giao lưu về kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội cả trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, với lượng dân cư đơng đúc, lực lượng lao động dồi dào, nhất là nguồn lao động chất lượng cao, vùng là nơi tập trung nguồn dân cư đa dạng về văn hóa, trình độ, lối sống; đặc điểm này tạo cơ sở để công tác PBXH của MTTQ Việt Nam có cơ hội thu hút nhân lực, tận dụng được trí tuệ của đơng đảo quần chúng, nhất là lực lượng trí thức và lao động trình độ cao.

Thứ tư, trong những năm gần đây, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của

Nhà nước đều đánh giá cao vai trò đầu tàu, mũi nhọn kinh tế của đất nước của vùng ĐNB và thống nhất quan điểm tập trung đầu tư phát triển vùng ĐNB. Theo đó, Nhà nước đã thơng qua nhiều đề án, dự án, chương trình phát triển vùng ĐNB nói chung và cho từng tỉnh, thành phố trong vùng nói riêng. Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã tạo cơ sở và động lực cho các tỉnh, thành phố vùng ĐNB phát triển bền vững, toàn diện. Điều này đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi MTTQ các cấp trong vùng cần tăng cường PBXH đối với quá trình hoạch định, thực thi các chủ trương, chính sách, pháp luật,…

Thứ năm, với mức độ phát triển kinh tế mạnh mẽ cùng với đặc điểm dân cư đông đúc, thành phần

dân cư đa dạng thì bên cạnh mặt tích cực là tạo nên những thuận lợi để vùng phát triển tiềm năng trên mọi lĩnh vực, các đặc điểm này cũng dễ làm phát sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc, liên quan đến lợi ích của các tầng lớp nhân dân như: vấn đề dân số, lao động, môi trường, đô thị, y tế, giáo dục, an ninh, trật tự… Tình trạng đó gây nên sức ép cho việc hình thành chủ trương, chính sách, pháp luật có khi vẫn cịn tồn tại những điểm chưa sát, chưa đúng với điều kiện thực tế của vùng. Chính vì lẽ đó nên cơng tác PBXH của MTTQ các cấp là vấn đề rất cần được quan tâm, phát huy để quyền làm chủ của nhân dân được thể hiện đầy đủ nhất, góp phần làm hồn thiện hơn hệ thống chính sách, từ đó làm nâng cao thêm năng lực, điều kiện phát triển cho vùng.

Một phần của tài liệu Phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ thực tiễn các tỉnh Đông Nam Bộ. (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w