5. Kết cấu của đề tài
2.3 Phân tích thực trạng về tình hình sử dụng vốn của Công ty cổ phần xây
2.3.1 Vài nét phân tích về tình hình tài chính chung của Cơng ty Hịa
và cơng nghiệp cịn có các cơng ty nổi tiếng hoạt động trong lãnh vực này như: CotecCon, Cofico, Tổng công ty xây dựng số 1, Licogi....Do thị trường còn nhiều tiềm năng nên sự xuất hiện các đối thủ tiềm ẩn mới được hậu thuẫn tài chính lớn như Tồn Thịnh Phát (Sacombank), Tân Kỷ, Tiền Phong…cũng là điều dễ hiểu.Thi công xây dựng địi hỏi chất lượng cơng nghệ ngày càng phức tạp hơn. Đây cũng là một điểm yếu của cơng ty Hịa Bình và các cơng ty trong ngành khi hầu hết các công nghệ này đều nhập từ nước ngồi và gần như khơng có hàng thay thế.
2.2.3 Hồn cảnh nội bộ
Cơng ty Hịa Bình với nguồn nhân lực dồi dào (hơn 12.000 CB-CNV), tay nghề cao đã được tôi luyện qua nhiều năm, slogan dễ gần “ Hòa Bình chinh phục đỉnh cao”, logo quen thuộc: chữ HB màu xanh dương là một trong những cơng ty có tốc độ tăng trưởng doanh thu nhanh nhất (54% - 153%) trong ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp. Tuy vậy, do tốc độ tăng trưởng quá nhanh nên việc quản lý về nguồn nhân lực, sản xuất vẫn chưa hiệu quả và đặc biệt là quản trị tài chính.
2.3 Phân tích thực trạng về tình hình sử dụng vốn của Công ty cổ phần xâydựng và kinh doanh địa ốc Hịa Bình. dựng và kinh doanh địa ốc Hịa Bình.
2.3.1 Vài nét phân tích về tình hình tài chính chung của Cơng ty HịaBình Bình
Trên cơ sở bảng cân đối kế toán đã được kiểm tốn của cơng ty Hịa Bình qua các năm 2005 → 2011, luận văn thiết lập bảng cơ cấu vốn và nguồn vốn (bảng 2.1) để qua đó có một số nhận xét sơ khởi về tình hình tài chính của cơng ty.
Theo bảng 2.1 thì tỷ lệ TSNH/TTS có sự biến đổi liên tục qua các năm (TSNH/TTS dao động từ 53.42% - 77.33%), đặc biệt 2 năm 2008, 2011 tỷ lệ này là cao nhất (TSNH/TTS2008 = 68.54%, TSNH/TTS2011 = 77.33%), trong khi đó tỷ lệ TSDH/TTS cũng có sự biến đổi liên tục (TSDH/TTS dao động từ 22.67% - 46.58%), trong đó năm 2011 tỷ lệ này là thấp nhất (22.67%). Ngồi ra, VCSH/TNV có xu hướng giảm dần (VCSH/TNV2005 = 74.68%, VCSH/TNV2011 =
22.64%) và tỷ lệ NPT/TNV có xu hướng tăng dần (NPT/TNV2005 = 25.32%, NPT/TNV 2011 = 77.36%).
Bảng 2.1: Sơ lược tổng tài sản và tổng nguồn vốn Cơng ty Hịa Bình từ năm 2005 đến năm 2011 (đơn vị tính: triệu VNĐ).
Nguồn: tính tốn của tác giả dựa theo BCTC cơng ty Hịa Bình năm 2005 -2011, SGDCK Tp.HCM.
Từ đây có thể nhận thấy cơng ty Hịa Bình có xu hướng mở rộng sản xuất bằng phương án gia tăng tỷ lệ nợ vay (tăng 52.04% = 77.36% - 25.32%). Điều này là tốt nếu cơng ty có dịng tiền tốt trong một thị trường bất động sản, xây dựng phát triển ổn định và ngược lại có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng chi trả ngắn hạn nếu nợ ngắn hạn đáo hạn cùng một lúc. Để có thể thấy việc mở rộng sản xuất bằng vay nợ là xấu hay tốt trong thời điểm này thì luận văn sẽ phân tích thêm hiệu quả sử dụng vốn cố định, vốn lưu động, đòn bẩy tài chính, vốn kinh doanh của cơng ty Hịa Bình ở các phần sau.
2.3.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định
Hiệu quả sử dụng vốn cố định của cơng ty Hịa Bình giai đoạn 2005 – 2011 được trình bày trong bảng 2.2:
28
Bảng 2.2: Phân tích cơ cấu tài sản cố định của Cơng ty Hịa Bình từ năm 2005 đến năm 2011. (Đơn vị tính: triệu đồng)
Thơng qua bảng 2.2 thì có thể nhận thấy rằng cơng ty Hịa Bình đã có chiến lược phát triển rõ ràng, để cạnh tranh và phát triển, một trong những ưu tiên hàng đầu là phải đầu tư vào TSCĐ và hệ thống quản lý chất lượng ISO. Hầu hết TSCĐ được sử dụng trong hoạt động kinh doanh. Tuy vậy, một vấn đề cần phải xem xét đó là cơ cấu đầu tư TSCĐ quá thiên về TSCĐ là máy móc thiết bị (phục vụ cho việc thi cơng nhà dân dụng là chủ yếu). Năm 2005, giá trị đầu tư vào máy móc thiết bị chiếm 67.62% so với tổng giá trị tài sản cố định thì năm 2011 tỷ lệ này là 94.56%. Khi thị trường bất động sản cũng như thị trường xây dựng phát triển ổn định thì tỷ lệ trên sẽ giúp công ty cạnh tranh rất tốt so với các đối thủ cùng ngành.
Tổng giá trị đầu tư vào TSCĐ của cơng ty Hịa Bình tăng từ 32,691 tỷ đồng (năm 2005) lên 553,776 tỷ đồng (năm 2011). Tốc độ đầu tư trong 7 năm tăng xấp xỉ 15.94 lần. Một phần lớn tiền dùng để tài trợ mua sắm TSCĐ là nguồn đi vay nợ ngắn hạn. Vay ngắn hạn của công ty đã tăng từ xấp xỉ 1.5 tỷ đồng (năm 2005) lên hơn 894 tỷ đồng (năm 2011) (xem thêm phần phụ lục).
Trong vòng 2 năm qua, thị trường Bất động sản cũng như thị trường xây dựng trầm lắng nên việc vay nợ ngắn hạn để tài trợ cho TSCĐ là một việc làm cần được hạn chế nếu công ty không muốn bước đến bờ vực phá sản.
Về vấn đề khấu hao TSCĐ và quản lý quỹ khấu hao: Cơng ty Hịa Bình áp
dụng khấu hao theo phương pháp đường thẳng trên thời gian hữu dụng ước tính phù hợp với các quy định của Quyết định số 206/203/QĐ-BTC1 ngày 12/12/2003 của Bộ Tài Chính ban hành về “ Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định”.
1
Quyết định về chế độ quản lý, sử dụng, và trích khấu hao tài sản cố định được sửa đổi, bổ sung một số điều trong thơng tư số 203/2009/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 1/1/2010
Bảng 2.3: Thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định. (đơn vị tính: năm)
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH THỜI GIAN SỬ DỤNG HỮU ÍCH
Nhà cửa vật kiến trúc 10 - 50
Máy móc thiết bị 5 - 12
Phương tiện vận tải 6 - 15
Thiết bị dụng cụ quản lý 3 -10
Nguồn: Báo cáo tài chính cơng ty Hịa Bình năm 2009, SGDCK Tp.HCM.
Vào ngày 31/12/2005, tỷ lệ giá trị còn lại so với nguyên giá TSCĐ của cơng ty Hịa Bình là 84.73% và theo số liệu kiểm toán ngày 31/12/2011 (tức 7 năm sau) thì tỷ lệ giá trị cịn lại so với nguyên giá TSCĐ là 77.50% như vậy mức trích khấu hao chỉ có 7.23%. Mức khấu hao trên là quá thấp. Thông qua bảng 2.1, chúng ta cũng dễ dàng nhận ra thông qua tốc độ mua sắm mới TSCĐ qua hàng năm (tính từ 2005 – 2011, tốc độ tăng TSCĐ trung bình mỗi năm là 336%/năm). Tốc độ mua sắm TSCĐ lớn có thể lý giải như sau:
+ Cơng ty thiếu bộ phận chức năng quản trị thiết bị máy móc nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu thi cơng tại các cơng trường từ đó gây nên tình trạng mua sắm mới liên tục khi có u cầu từ cơng trường.
+ Cơng tác dự báo nhu cầu về máy móc thiết bị cịn chưa tốt ví dụ như khi cơng trường này cần phải đi mua trong khi đó cơng trường kia lại vừa sắp xong.
+ Sử dụng tài sản cố định lãng phí gây nên hao hụt lớn, chưa khấu hao hết thời gian đã thành hàng phế thải.
Sau khi phân tích tỷ lệ khấu hao TSCĐ, luận văn phân tích thêm vịng quay TSCĐ và tỷ lệ lợi nhuận trên vốn cố định qua bảng 2.4
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định của Cơng ty Hịa Bình là khá tốt, dao động từ 10.87 % - 33.29 % chỉ trừ năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. Tuy vậy, vòng quay TSCĐ của công ty không cao từ 2.72 – 6.55 (vòng) đây cũng là đặc điểm chung của các công ty hoạt động trong ngành xây dựng địi hỏi thời gian thi cơng dài (thường từ 1 – 3 năm để thi công xong dự án xây dựng nhà cao tầng hay nhà xưởng).
Bảng 2.4: Hiệu quả quản lý vốn cố định của Cơng ty Hịa Bình từ năm 2005 đến năm 2011.
Nguồn: tính tốn của tác giả dựa theo BCTC cơng ty Hịa Bình năm 2005 -2011, SGDCK Tp.HCM.