Phân tích Dupont

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình (Trang 61 - 63)

5. Kết cấu của đề tài

2.3 Phân tích thực trạng về tình hình sử dụng vốn của Công ty cổ phần xây

2.3.5.3.1 Phân tích Dupont

Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) của cơng ty Hịa Bình từ năm 2005 – 2011 được trình bày trong bảng 2.15.

Bảng 2.15: Phân tích tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) của Cơng ty Hịa Bình từ năm 2005 đến năm 2011.

Nguồn: tính tốn của tác giả dựa theo BCTC cơng ty Hịa Bình năm 2005 -2011. SGDCK Tp.HCM.

Vậy năm 2005, với 100 đồng vốn mà chủ sở hữu đầu tư vào cơng ty thì tạo ra 4.89 đồng lợi nhuận. Năm 2006, với 100 đồng vốn đã tạo ra được 13.17 đồng lợi nhuận. Năm 2007, với 100 đồng vốn chỉ tạo ra được 4.71 đồng lợi nhuận. Năm 2008, với 100 đồng vốn đầu tư chỉ tạo ra được 1.35 đồng lợi nhuận. Năm 2009, với gói kích cầu của Chính phủ nên với 100 đồng vốn bỏ ra công ty tạo ra được 7.65 đồng lợi nhuận. Năm 2010, doanh thu gần như không tăng so với năm 2009 thì cơng ty lại tạo ra được 20.09 đồng lợi nhuận từ 100 đồng vốn chủ sở hữu. Năm 2011, cứ mỗi 100 đồng vốn chủ sở hữu công ty tạo ra được 17.46 đồng lợi nhuận.

Qua bảng 2.15, ta thấy rằng tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu cao hơn tỷ suất sinh lợi tổng tài sản do cơng ty có sử dụng vốn vay. Và qua phân tích Dupont, ta sẽ phân tích khả năng tạo lãi của vốn chủ sở hữu của cơng ty Hịa Bình được trình bày trong bảng 2.16 sau:

Bảng 2.16: Phân tích tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) qua phân tích Dupont của Cơng ty Hịa Bình từ năm 2005 đến năm 2011.

Nguồn: tính tốn của tác giả dựa theo BCTC cơng ty Hịa Bình năm 2005 -2011. SGDCK Tp.HCM.

Như vậy qua bảng 2.16, ta nhận thấy rằng chênh lệch suất sinh lợi vốn chủ sở hữu của năm sau so với năm trước trong giai đoạn khảo sát 2005 – 2011 đều không phải xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu là gia tăng nợ vay hay gia tăng địn bẩy tài

chính. Các ngun nhân chủ yếu làm chênh lệch suất sinh lợi vốn chủ sở hữu của các năm sau so với năm trước tăng lên (giảm xuống) cụ thể như sau: năm 2006 so với năm 2005 là ảnh hưởng của lợi nhuận trên doanh thu (6.22 % / 8.29 %), năm 2007 so với năm 2006 là ảnh hưởng hiệu suất sử dụng tài sản (-9.04 % / - 8.47%), năm 2008 so với năm 2007 là ảnh hưởng của lợi nhuận trên doanh thu (-5.11 % / -3.36%), năm 2009 so với năm 2008 là ảnh hưởng của lợi nhuận trên doanh thu (4.47 % / 6.30 %), năm 2010 so với năm 2009 là ảnh hưởng của lợi nhuận trên doanh thu (13.10 % / 12.44 %), năm 2011 so với năm 2010 là ảnh hưởng lợi nhuận trên doanh thu (-15.70 % / -2.63 %). Đặc biệt, năm 2011 suất sinh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) giảm so với năm 2010 chủ yếu là do chi phí gia tăng nhanh, đặc biệt là chi phí lãi vay (tăng 209,90 % = ( 152,233 triệu VNĐ – 49,124 triệu VNĐ)/ (49,124 triệu VNĐ)). Như vậy có thể khẳng định, địn bẩy tài chính không phải để phát huy hiệu quả tối đa suất sinh lợi vốn chủ sở hữu mà chủ yếu là bù đắp vào vốn lưu động của công ty do các khoản phải thu thu hồi quá chậm. Qua đó, có thể thấy rằng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cũng chưa hiệu quả.

Lý thuyết phân tích quản trị tài chính đã chỉ ra rằng [6,51], một cơng ty có sử dụng địn bẩy tài chính thích hợp sẽ tạo ra một suất sinh lợi vốn chủ sở hữu cao hơn một công ty sử dụng 100 % vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, địn bẩy tài chính là con dao hai lưỡi. Khi công ty gia tăng địn bẩy tài chính qua khỏi cơ cấu vốn tối ưu thì suất sinh lợi vốn chủ sở hữu bắt đầu giảm và rủi ro bắt đầu gia tăng. Nếu tất cả các khoản nợ đồng loạt đến hạn trả và các khoản phải thu phải chưa thu hồi về được thì cơng ty sẽ khó khăn trong việc thanh toán. Điều này kéo dài sẽ gây đến tình trạng phá sản.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh địa ốc Hòa Bình (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w