Tổng quan nghiên cứu về cơ chế ảnh hưởng của biến động giá xăng

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) ẢNH HƯỞNG của VIỆC GIẢM GIÁ XĂNG dầu đến CHI TIÊU của các hộ GIA ĐÌNH VIỆT NAM (Trang 26 - 29)

1.2. Tổng quan nghiên cứu về tác động của biến động giá xăng dầu

1.2.2. Tổng quan nghiên cứu về cơ chế ảnh hưởng của biến động giá xăng

lên đời sống hộ gia đình

Nghiên cứu của Yanagisawa (2012) tiếp cận ảnh hưởng của việc giá dầu tăng đến nền kinh tế ở góc độ của các doanh nghiệp tại nước nhập khẩu dầu: doanh nghiệp phải đối mặt với chi phí tăng và doanh thu giảm, dẫn tới việc cắt giảm đầu tư và tiền lương cho công nhân đồng thời tăng giá các sản phẩm bán ra. Ngân sách thực của người tiêu dùng bị thu hẹp làm cho họ phải giảm tiết kiệm cũng như giảm lượng tiền chi tiêu mua sắm, dẫn tới điều kiện sống nói chung bị suy giảm. Naranpanawa và Bandara (2011) khi nghiên cứu tác động của tăng giá dầu lên các nhóm dân cư và các ngành kinh tế khác nhau thơng qua mơ hình GTAP đã đi đến kết luận: các hộ gia đình thu nhập thấp ở thành thị chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ giá dầu tăng cao, tiếp đến là các hộ thu nhập thấp ở nông thôn; đồng thời các ngành kinh tế sử dụng nhiều năng lượng như công nghiệp và dịch vụ chịu ảnh hưởng mạnh hơn ngành nông nghiệp. Cantore, Antimiani và Anciaes (2012) cũng khẳng định giá dầu tăng làm tăng bất ổn về an ninh lương thực và làm trầm trọng hơn tình trạng đói nghèo; một số thành phần xã hội đặc biệt chịu ảnh hưởng nặng nề như người nghèo, người vơ gia cư, người khơng có việc làm ổn định và tựu trung lại, những người có thu nhập càng thấp thì ảnh hưởng bởi giá dầu tăng càng nặng nề.

Trong một bài nghiên cứu chính sách, Nguyễn Đức Thành, Bùi Trinh, Đào Nguyên Thắng (2008) cũng đã định lượng sơ bộ một số ảnh hưởng của việc giá xăng dầu tăng lên đời sống hộ gia đình tại Việt Nam. Theo nhóm tác giả, các ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp, ngắn hạn và dài hạn của việc giá xăng dầu tăng được thể hiện thơng qua hình vẽ ở trang bên.

Hình 1.1: Chuỗi ảnh hƣởng của việc tăng giá xăng dầu

Nguồn: Nguyễn Đức Thành, Bùi Trinh, Đào Nguyên Thắng (2008)

Như vậy, việc giá xăng dầu tăng xét về dài hạn có thể có lợi cho nền kinh tế quốc gia, tuy nhiên xét trong ngắn hạn lại để lại tác động tiêu cực tới đời sống của các hộ gia đình.

Ngược lại trong trường hợp giá dầu giảm, các hộ gia đình cũng sẽ thu được lợi ích thơng qua các ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp. Theo Baffes (2015), trong khi ảnh hưởng trực tiếp là tương đối hạn chế do chi tiêu cho các sản phẩm xăng dầu chỉ chiểm một phần nhỏ trong tổng chi tiêu của hộ gia đình thì ảnh hưởng gián tiếp thông qua tăng trưởng kinh tế và giảm mặt bằng giá cả hàng hóa nói chung lại lớn hơn rất nhiều. Giá xăng dầu giảm giúp giảm bớt chi phí sản xuất, các ngành kinh tế

Tái cấu trúc lại nền kinh tế, dịch chuyển lợi thế cạnh tranh giữa các ngành, ảnh hưởng đến đời sống các nhóm dân cư

Xăng dầu

Tiêu dùng cuối cùng (xăng xe, đun nấu)

Tiêu dùng trung gian (nhiên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, chế biến…) Tăng mức giá chung (ảnh hưởng trực tiếp) Sức ép tăng lương

Giảm sức ép lên ngân sách do cắt giảm trợ giá

Giảm sức ép thâm hụt ngân sách, giảm mức vay nợ hoặc thu thuế trong tương lai

Giảm méo mó nền kinh tế, giúp ổn định vĩ mô trong dài hạn

Tăng giá các mặt hàng khác (ảnh hưởng gián tiếp, dây chuyền)

có điều kiện mở rộng và phát triển dẫn tới tăng nhu cầu thuê lao động, người dân có điều kiện nâng cao thu nhập. Khi thu nhập của người dân tăng đồng thời mặt bằng giá cả chung giảm xuống thì ngân sách thực của người dân tăng lên và họ có điều kiện để chi tiêu tiêu dùng hàng hóa dịch vụ nhiều hơn.

Trong bài khóa luận này, tác giả tập trung vào phân tích mức độ ảnh hưởng của việc giá xăng dầu giảm đến chi tiêu của các hộ gia đình tại Việt Nam thơng qua tác động của nó lên ngân sách thực và định lượng cụ thể tác động đó.

CHƢƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIẢM GIÁ XĂNG DẦU ĐẾN CHI TIÊU CỦA CÁC NHĨM HỘ GIA ĐÌNH VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) ẢNH HƯỞNG của VIỆC GIẢM GIÁ XĂNG dầu đến CHI TIÊU của các hộ GIA ĐÌNH VIỆT NAM (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)