qua cấu trúc giỏ hàng hóa tính CPI hiện thời.
2.1.1. Tổng quan về Chỉ số giá tiêu dùng CPI
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI – Consumer Price Index) là một chỉ tiêu thống kê phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá cả chung của một số lượng cố định các loại hàng hoá dịch vụ (được gọi là “rổ” hàng hoá) đã được chọn đại diện cho tiêu dùng, phục vụ đời sống bình thường của người dân qua thời gian. CPI là một chỉ tiêu thống kê quan trọng, được sử dụng cho các mục đích như sau:
Cung cấp số liệu về tỷ lệ tăng giá (hay là tỷ lệ lạm phát) cho chính phủ, các Bộ, ngành để sử dụng trong công tác điều hành, quản lý, nghiên cứu chính sách điều chỉnh tiền lương, lãi suất ngân hàng, quản lý tài chính tiền tệ, dự báo thị trường, kiểm tra kết quả của các kế hoạch, chính sách đã thực hiện và xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh trong tương lai.
Đối với người dân, CPI là thơng tin quan trọng mang tính thời sự, được cơng bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm làm căn cứ cho các quyết định chi tiêu trong đời sống hàng ngày. CPI là căn cứ để người dân xác định được mức độ thay đổi, biến động của giá cả các mặt hàng phổ biến cần thiết cho đời sống như lương thực thực phẩm, nhiên liệu, dịch vụ y tế…. qua đó xem xét việc điều chỉnh chi tiêu một cách hợp lý.
CPI đồng thời là một chỉ tiêu phản ánh tình trạng phát triển kinh tế của đất nước, vì vậy nó là một nguồn thơng tin tham khảo cho các Tổ chức quốc tế trong đánh giá tình hình kinh tế của Việt Nam; đồng thời các nhà đầu tư nước ngồi có thể dùng CPI làm một nguồn tham khảo trong việc hoạch định chiến lược, chính sách đầu tư tại Việt Nam.
Ngoài ra, Tổng cục Thống kê và các Cục Thống kê sử dụng CPI để loại trừ yếu tố biến động (tăng /giảm) giá trong việc tính tốn một số chỉ tiêu thống kê tổng hợp theo giá so sánh (như giá trị sản xuất, tốc độ tăng trưởng kinh tế của một số ngành dịch vụ, v.v…)
Rổ hàng hóa dùng để tính CPI của nước ta được xác định về số lượng và quyền số 5 năm 1 lần và sử dụng cố định trong 5 năm tiếp theo, tính cho năm gốc đồng nhất với năm cập nhật danh mục mặt hàng, dịch vụ đại diện. Rổ hàng cho giai đoạn 2009-2014 gồm 572 mặt hàng đại diện, chia làm 11 nhóm cấp I và 3 nhóm cấp II (nằm trong nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống); quyền số của các nhóm hàng được xác định dựa trên dữ liệu điều tra mức sống hộ gia đình do Tổng cục thống kê thực hiện năm 2008. CPI của cả nước, của 6 vùng kinh tế, tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương trong giai đoạn 2009-2014 được tính và cập nhật bổ sung hàng tháng theo các tiêu thức sau:
Chỉ số giá chung, chỉ số giá 11 nhóm cấp I và 3 nhóm cấp II (lương thực, thực phẩm và ăn uống ngồi gia đình) và chia theo khu vực thành thị, khu vực nông thôn;
Theo 5 gốc so sánh: năm gốc 2009, cùng kỳ năm trước, kỳ trước; chỉ số giá bình quân cùng kỳ.
Do xăng dầu là mặt hàng nằm trong danh mục các hàng hóa dùng để tính CPI nên việc thay đổi giá cả của các mặt hàng xăng dầu sẽ lập tức tác động trực tiếp đến chỉ số này. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra mối liên hệ giữa giá xăng dầu và CPI. Theo Kook và Crilley (2012), những thay đổi về giá của các mặt hàng xăng dầu và khí đốt có tác động lên chỉ số CPI, thậm chí tác động này cịn mạnh hơn tác động của việc thay đổi giá các mặt hàng lương thực thực phẩm như sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi hay sản phẩm sữa. Tại Việt Nam, do có sự kiểm sốt giá của nhà nước mà biến động của giá xăng dầu thế giới thể hiện tác động không thực sự rõ rệt lên CPI do độ trễ của chính sách; tuy nhiên tác động này là có thực do xăng dầu là một trong những hàng hóa quan trọng nhất chi phối mặt bằng giá cả chung trong nền kinh tế (Trương Văn Phước và Chu Hoàng Long, 2005)
Việc CPI tăng thể hiện khả năng xảy ra lạm phát, giảm sức mua của tiền tệ (người dân mua được ít hàng hóa hơn với cùng một lượng tiền) làm ảnh hưởng đến điều kiện sống của người dân trong xã hội. Ngược lại, việc CPI giảm có thể là tín hiệu tích cực cho thấy lạm phát trong nền kinh tế ở mức thấp, mặt bằng giá cả hàng hóa ổn định, người dân có điều kiện chi tiêu mua sắm nhiều hàng hóa dịch vụ hơn. Do vậy, việc xác định mức độ ảnh hưởng của việc giảm giá xăng dầu lên CPI là một
phần quan trọng trong xác định tác động tổng thể của nó lên đời sống các hộ gia đình.
2.1.2. Ảnh hưởng của việc giảm giá xăng dầu đến đời sống của hộ gia đình Việt Nam thông qua chỉ số CPI Nam thông qua chỉ số CPI
Cụ thể cấu trúc giỏ hàng hóa tính CPI của nước ta trong giai đoạn 2009-2014 được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2.1: Quyền số dùng tính CPI thời kỳ 2009 – 2014 của toàn quốc
Đơn vị tính: %
Mã Các nhóm hàng và dịch vụ Quyền số
C Tổng chi cho tiêu dùng cuối cùng 100,00
01 I. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống 39,93
011 1. Lương thực 8,18
012 2. Thực phẩm 24,35
013 3. Ăn uống ngồi gia đình 7,40
02 II. Đồ uống và thuốc lá 4,03
03 III. May mặc, mũ nón, giày dép 7,28
04 IV. Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng
10,01
05 V. Thiết bị và đồ dùng gia đình 8,65
06 VI. Thuốc và dịch vụ y tế 5,61
07 VII. Giao thông 8,87
08 VIII. Bưu chính viễn thơng 2,73
09 IX. Giáo dục 5,72
10 X. Văn hố, giải trí và du lịch 3,83
11 XI. Hàng hoá và dịch vụ khác 3,34
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Xăng dầu là mặt hàng nằm trong nhóm mã 04 (nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng). Do chưa có bảng cấu trúc chi tiết hơn, ta giả định xăng dầu chiếm khoảng 20% quyền số trong mục 04 này. Vậy tổng kết lại, xăng dầu sẽ chiếm
khoảng 2,02% trong tổng thể giỏ hàng hóa tính CPI, hay nói cách khác giả dụ khi giá xăng dầu giảm 10% thì ảnh hưởng trực tiếp ngay lập tức của nó lên CPI sẽ là làm CPI giảm 0,202%. Điều này tương ứng với việc hàng hóa rẻ hơn 0,202% so với trước khi giảm giá, hay với cùng một lượng tiền tệ người dân sẽ mua được thêm 0,202% lượng hàng hóa mua được tại thời điểm trước giảm giá.