Ảnh hưởng của việc giảm giá xăng dầu lên các nhóm hộ gia đình phân

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) ẢNH HƯỞNG của VIỆC GIẢM GIÁ XĂNG dầu đến CHI TIÊU của các hộ GIA ĐÌNH VIỆT NAM (Trang 37 - 47)

2.2. Ƣớc lƣợng ảnh hƣởng của việc giảm giá xăng dầu lên ngân sách thực

2.2.2. Ảnh hưởng của việc giảm giá xăng dầu lên các nhóm hộ gia đình phân

theo thu nhập

Do các hộ gia đình với thu nhập khác nhau sẽ chi tiêu ở các mức khác nhau cho xăng dầu, ta cần xác định ảnh hưởng riêng rẽ của việc giảm giá xăng dầu lên từng nhóm hộ được phân chia theo từng mức thu nhập khác nhau. Theo cách chia thông thường phổ biến nhất, các hộ gia đình được chia thành 5 nhóm hay cịn gọi là ngũ phân vị thu nhập, bao gồm nhóm nghèo, cận nghèo, trung bình, khá và giàu.

Sau khi thực hiện chia ngũ phân vị, ta tiếp tục bóc tách số liệu về chi tiêu trung bình hàng năm và chi tiêu riêng dành cho xăng dầu của các nhóm này. Kết quả được trình bày trong bảng sau:

Bảng 2.4: Chi tiêu trung bình hàng tháng dành cho xăng dầu của các nhóm hộ phân theo thu nhập

Đơn vị tính: nghìn đồng STT Nhómhộ Mặt hàng Nghèo Cận nghèo Trung bình Khá Giàu 1 Xăng 17,868256 25,955451 32,053403 39,004936 53,151129 2 Dầu hỏa 15,737662 21,049354 23,119622 28,122409 40,982336 3 Dầu mazut 14,976584 19,865636 22,285714 28,320475 38,649657 4 Dầu diesel 17,103817 22,874848 24,835996 28,052527 40,74558 Tổng cộng 65,686319 89,745289 102,294735 123,500347 173,528702 Chi TB năm 24027,065 37644,957 50639,976 68588,627 113209,88 Tỉ trọng (%) so

với chi tiêu 3,28 2,86 2,42 2,16 1,84

Nguồn: Tổng cục thống kê, tính tốn của tác giả

Vậy, kết luận rút ra từ tính tốn này là ở những hộ gia đình có mức thu nhập càng thấp thì tỉ trọng chi tiêu dành cho xăng dầu so với tổng chi tiêu càng cao, đồng nghĩa với việc khi giá xăng dầu giảm đi thì những hộ gia đình có thu nhập thấp là người được lợi nhiều nhất vì phần chi tiêu dành cho xăng dầu so với tổng chi tiêu giảm nhiều nhất; nhờ đó họ sẽ có thêm một khoản tiền lớn hơn (về tỉ trọng so với tổng chi tiêu) để tăng tiêu dùng hàng hóa dịch vụ so với các nhóm thu nhập cịn lại.

Để làm rõ hơn tác động lên ngân sách thực của các hộ gia đình dưới ảnh hưởng của việc xăng dầu giảm giá, với giả định giá xăng dầu giảm 10% và khơng tính đến các ảnh hưởng gián tiếp, ta sẽ nhân 10% với tỉ trọng chi tiêu dành cho xăng dầu của mỗi phân vị thu nhập. Kết quả là nhóm hộ nghèo có ngân sách thực tăng

thêm 0,328%; nghĩa là với cùng một số tiền hộ gia đình này sẽ mua thêm được lượng hàng hóa tương ứng 0,328% lượng hàng có thể mua được ở thời điểm trước khi giảm giá. Tương tự, mức độ mở rộng ngân sách thực của các nhóm hộ cịn lại là 0,286% đối với nhóm cận nghèo; 0,242% đối với nhóm trung bình; 0,216% đối với nhóm khá và chỉ 0,186% đối với nhóm giàu.

Nếu so sánh kết quả điều tra ở trên với nghiên cứu của nhóm tác giả thuộc trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách thực hiện năm 2008, ta sẽ thấy được sự thay đổi lớn về mức độ tác động của biến động giá xăng dầu đến mỗi phân vị thu nhập. Trong nghiên cứu này khi tìm hiểu về tác động của việc tăng giá xăng dầu đến chi tiêu của các hộ gia đình tại Việt Nam dựa trên bộ dữ liệu VHLSS 2006, nhóm tác giả rút ra kết luận rằng nhóm hộ khá chịu ảnh hưởng mạnh nhất, tiếp theo là nhóm hộ giàu, trung bình, cận nghèo và nghèo. Như vậy, việc tăng giá xăng dầu có tác động mạnh hơn tới những hộ gia đình có thu nhập cao so với những hộ gia đình có thu nhập thấp. Ngược lại, nếu xét trong trường hợp xăng dầu tăng giá với các kết quả tính tốn từ bộ dữ liệu VHLSS2012 như vừa trình bày ở trên, hộ nghèo sẽ là hộ chịu ảnh hưởng nhiều nhất nếu xăng dầu tăng giá do có ngân sách thực bị thu hẹp nhiều nhất, và ảnh hưởng này giảm dần ở các nhóm hộ có mức thu nhập cao hơn. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do mức độ tăng trưởng về chi tiêu của các nhóm hộ gia đình khơng đồng đều: năm 2012 chi tiêu cho đời sống của nhóm hộ giàu nhất tăng 34,8% so với năm 2010, trong khi chi tiêu của nhóm hộ giàu nhất chỉ tăng 11,7%; tức là các nhóm hộ gia đình có thu nhập cao có tốc độ tăng trưởng về chi tiêu lớn gấp gần 3 lần so với các nhóm hộ có thu nhập thấp. Điều này dẫn tới hệ quả là: dù xét về lượng, chi tiêu dành cho xăng dầu của các nhóm thu nhập cao vẫn lớn hơn đáng kể so với nhóm thu nhập thấp, nhưng xét về tỉ trọng thì lại thấp hơn tỉ trọng chi tiêu xăng dầu của nhóm thu nhập thấp. Tóm lại, dù giá xăng dầu biến động theo chiều hướng tăng hay giảm thì các hộ gia đình có thu nhập thấp vẫn là đối tượng chịu ảnh hưởng lớn nhất từ sự tăng hay giảm giá của các sản phẩm xăng dầu.

Để xem xét ảnh hưởng của từng mặt hàng trong số 4 mặt hàng xăng dầu tới chi tiêu của các hộ gia đình ở các nhóm thu nhập khác nhau, ta có thể quan sát đồ thị thể hiện tỉ trọng chi tiêu dành cho từng mặt hàng xăng dầu của từng nhóm thu nhập theo ngũ phân vị:

Biểu đồ 2.2: Tỉ trọng chi tiêu dành cho các mặt hàng xăng dầu của các hộ gia đình chia theo ngũ phân vị thu nhập

Nguồn: Tổng cục thống kê, tính tốn của tác giả

Từ đồ thị trên ta có thể thấy xăng vẫn là mặt hàng chủ đạo gây nên ảnh hưởng lớn nhất (chiếm tỉ trọng lớn nhất trong chi tiêu) so với 3 mặt hàng cịn lại trong nhóm. Ở các phân vị nghèo, cận nghèo và trung bình, mức độ ảnh hưởng của việc giảm giá các mặt hàng lên ngân sách thực lần lượt là giá xăng, giá dầu diesel, giá dầu hỏa và giá dầu mazut. Ở nhóm thu nhập khá, ngồi ảnh hưởng của xăng có tác động lớn nhất thì ảnh hưởng của việc giảm giá 3 mặt hàng còn lại gần như khơng có chênh lệch đáng kể (tỉ trọng của các mặt hàng này trong chi tiêu của hộ gia đình đều ở mức xấp xỉ 0,041%). Ở nhóm giàu khác biệt nằm ở chỗ tác động của việc giảm giá dầu hỏa có tác động lớn hơn việc giảm giá dầu diesel, tuy nhiên sự khác biệt này cũng ở mức rất thấp với chênh lệch trong tỉ trọng chi tiêu chỉ là gần 0,0002%.

2.2.3. Ảnh hưởng của việc giảm giá xăng dầu lên các hộ gia đình thuộc các nhóm thu nhập khác nhau ở khu vực nông thôn và thành thị

Với cách xác định tương tự như trên, ta cần tìm chi tiêu trung bình của các nhóm thu nhập ở khu vực nơng thơn và thành thị, sau đó tìm chi tiêu tương ứng của các nhóm đó cho các sản phẩm xăng dầu.

Sau khi thực hiện bóc tách dữ liệu về tiêu dùng cho các sản phẩm xăng dầu tại thành thị ta thu được bảng kết quả sau:

Bảng 2.5: Chi tiêu dành cho xăng dầu của các hộ gia đình phân theo nhóm thu nhập tại khu vực thành thị. Đơn vị: nghìn đồng STT Mặt hàng Nghèo Cận nghèo Trung bình Khá Giàu 1 Xăng 14,2352 24,76259 30,0772 37,4207 53,7868 2 Dầu hỏa 15,1807 23,0359 22,9313 29,7540 45,1713 3 Dầu mazut 17,3037 21,2173 23,4034 31,0329 40,1932 4 Dầu diesel 18,2763 28,3649 23,1515 30,3186 43,8565 Tổng chi tiêu 64,99613 97,3809 99,5635 128,5265 183,0079 Tỉ trọng (%) trong chi tiêu 3,24 3,10 2,36 2,25 1,94

Nguồn: Tổng cục thống kê, tính tốn của tác giả

Nhận xét: ở khu vực thành thị tỉ trọng chi tiêu dành cho các mặt hàng xăng dầu giảm dần từ các hộ có thu nhập thấp đến các hộ có thu nhập cao, tức là khi các mặt hàng xăng dầu giảm giá các gia đình có thu nhập cao thuđược ích lợi nhỏ hơn các gia đình có thu nhập thấp.

Đồ thị thể hiện tỉ trọng chi tiêu riêng cho từng mặt hàng xăng dầu tại các nhóm hộ phân theo thu nhập ở thành thị:

Biểu đồ 2.3: Tỉ trọng chi tiêu cho các mặt hàng xăng dầu của các nhóm hộ gia đình tại khu vực thành thị theo ngũ phân vị thu nhập

Nguồn: Tổng cục thống kê, tính tốn của tác giả

Nhận xét: Ở nhóm hộ nghèo và cận nghèo, dầu diesel là mặt hàng chiếm tỉ trọng trong chi tiêu lớn nhất, nghĩa là việc giảm giá dầu diesel sẽ có tác động lớn nhất (ngân sách thực được mở rộng nhiều nhất) đến hộ nghèo và cận nghèo tại thành thị so với việc giảm giá các mặt hàng xăng dầu còn lại theo cùng một mức giảm (%).Ở các phân vị còn lại, xăng vẫn là mặt hàng xăng dầu có sức ảnh hưởng lớn nhất, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong số các mặt hàng xăng dầu trong chi tiêu của các hộ gia đình, nghĩa là việc giảm giá xăng sẽ có tác động mạnh nhất đến tăng chi tiêu của các hộ gia đình.

Kết quả phân tích tỉ trọng chi tiêu cho các hộ gia đình phân theo nhóm thu nhập tại khu vực nơng thơn được trình bày trong bảng 2.6. Theo đó, ta có thể nhận thấy là tương tự như ở khu vực thành thị, tại nông thôn tỉ trọng chi tiêu dành cho xăng dầu của các nhóm thu nhập cũng giảm dần từ nhóm thu nhập thấp đến nhóm thu nhập cao, trong đó tỉ trọng chi tiêu dành cho xăng dầu của nhóm nghèo nhất gấp đơi tỉ trọng chi tiêu cho xăng dầu của nhóm giàu nhất. Do đó việc giảm giá xăng dầu sẽ có ý nghĩa lớn hơn đối với người nghèo so với người giàu khi ngân sách thực dành cho chi tiêu của họ được mở rộng gấp đôi so với người giàu.

Bảng 2.6: Chi tiêu dành cho xăng dầu của các hộ gia đình phân theo nhóm thu nhập tại khu vực nơng thơn

Đơn vị: nghìn đồng STT Mặt hàng Nghèo Cận nghèo Trung bình Khá Giàu 1 Xăng 18.3019 26.1876 32.6911 39.9010 52.5338 2 Dầu hỏa 20.6615 25.4491 23.1805 27.1993 36.9148 3 Dầu mazut 14.6924 19.6002 21.9235 26.7944 37.1508 4 Dầu diesel 16.9499 21.7784 25.3855 26.7736 37.7189 Tổng 64.9961 97.3809 99.5635 128.5265 183.0079 Tỉ trọng (%) trong chi tiêu 3.53 2.97 2.45 2.11 1.74

Nguồn: Tổng cục thống kê, tính tốn của tác giả

Đồ thị thể hiện tỉ trọng chi tiêu riêng cho từng mặt hàng xăng dầu tại khu vực nông thôn:

Biểu đồ 2.4: Tỉ trọng chi tiêu cho các mặt hàng xăng dầu của các nhóm hộ gia đình tại khu vực nơng thơn theo ngũ phân vị thu nhập

Nhận xét: ở nhóm hộ nghèo tại khu vực nông thôn, dầu hỏa là mặt hàng xăng dầu chiếm tỉ trọng trong chi tiêu lớn nhất, nghĩa là việc giảm giá dầu hỏa sẽ có tác động lớn hơn cả (mở rộng ngân sách thực nhiều nhất) đối với hộ gia đình nghèo so với việc giảm giá các mặt hàng còn lại theo cùng một mức (%). Ở các phân vị thu nhập cịn lại, xăng vẫn là mặt hàng có ảnh hưởng lớn nhất trong chi tiêu của các hộ gia đình.

Từ các kết quả trên đây, ta có thể rút ra kết luận rằng việc giảm giá xăng dầu có tác động mạnh nhất tới nhóm hộ nghèo ở cả khu vực thành thị và nông thôn, và ảnh hưởng này giảm dần ở các nhóm hộ có thu nhập lớn dần, nghĩa là nhóm hộ gia đình có thu nhập càng cao thì ảnh hưởng của việc giảm giá các mặt hàng xăng dầu càng nhỏ, tức lợi ích thu được từ việc giá xăng dầu giảm là càng nhỏ. Tuy nhiên nhìn ở góc độ khác là trong trường hợp giá xăng dầu tăng thì cũng chính người nghèo là người phải chịu tác động nặng nề nhất và người giàu là người ít chịu ảnh hưởng nhất. Kết luận này đã được trình bày trong nghiên cứu của Chương trình hỗ trợ quản lý năng lượng thuộc WB khi nghiên cứu về ảnh hưởng của sốc giá dầu năm 2008 đến điều kiện sống của các hộ gia đình tại Yemen. Theo báo cáo này, các hộ gia đình nghèo nhất tại Yemen chịu ảnh hưởng nặng nề gấp đơi nhóm hộ gia đình có thu nhập cao nhất khi giá dầu tăng. Ngoài ra các nghiên cứu của Granado (2012) và Naranpanawa (2013) cũng chỉ ra tình trạng tương tự tại các nước đang phát triển lệ thuộc vào dầu nhập khẩu: các hộ gia đình vốn có thu nhập thấp lại phải chịu tác động tiêu cực nặng nề hơn từ việc tăng giá xăng dầu so với các hộ có thu nhập cao. Như vậy việc tăng giá xăng dầu sẽ vơ tình nới rộng thêm khoảng cách giàu nghèo giữa nhóm thu nhập cao với nhóm thu nhập thấp thơng qua việc làm thu hẹp ngân sách thực, giảm khả năng mua sắm hàng hóa của các hộ thu nhập thấp nhiều hơn, từ đó làm giảm mức sống của các hộ gia đình thu nhập thấp.

Bên cạnh đó, xăng là mặt hàng có tác động mạnh nhất trong số 4 mặt hàng xăng dầu tới ngân sách thực của hộ gia đình khi giá giảm (trừ ở nhóm hộ nghèo) ở cả khu vực thành thị và nơng thơn. Điều này cũng dễ dàng được giải thích do xăng là mặt hàng có vai trò quan trọng trong đời sống: vừa là mặt hàng tiêu dùng trực tiếp(sử dụng làm nhiên liệu chạy ô tô, xe máy…), vừa tác động đến giá cả các hàng hóa khác một cách gián tiếp.

Để tiện so sánh ảnh hưởng của việc giảm giá xăng dầu tới các nhóm hộ ở phân vị giống nhau ở hai khu vực thành thị và nông thôn, với giả định giá xăng dầu giảm 10% và chưa tính các ảnh hưởng gián tiếp thì ta có mức độ mở rộng ngân sách hay mức giảm tương đương của CPI của các nhóm hộ ở khu vực thành thị và nơng thôn được thể hiện trong biểu đồ 2.5. Theo đó, ta nhận thấy rằng mức độ phân hóa về tỉ trọng chi tiêu dành cho các mặt hàng xăng dầu của các nhóm thu nhập ở khu vực thành thị thấp hơn khu vực nông thôn, thể hiện ở đường mức độ ngân sách được mở rộng của các nhóm hộ gia đình thoải hơn. Điều này cũng đồng nhất với thực tế là khoảng cách chênh lệch giàu nghèo ở nội bộ khu vực thành thị có xu hướng giảm dần trong thời gian qua và trở nên thấp hơn so với khoảng cách chênh lệch giàu nghèo ở khu vực nông thôn. (trong năm 2012, hệ số Gini của khu vực thành thị là 0,385; của nông thôn là 0,399). Như vậy, việc tăng giá xăng dầu sẽ gây tác động mạnh hơn, làm trầm trọng hơn tình trạng phân hóa giàu nghèo tại khu vực nông thôn so với khu vực thành thị.

Biểu đồ 2.5: Mức độ mở rộng ngân sách thực theo ngũ phân vị thu nhập tại thành thị và nơng thơn

Nguồn: Tổng cục thống kê, tính tốn của tác giả

Mặt khác khi so sánh mức độ ngân sách được mở rộng giữa các nhóm hộ tương ứng ở khu vực thành thị và nông thôn, ta thấy hộ nghèo và hộ trung bình ở nơng thơn có mức độ mở rộng ngân sách lớn hơn nhóm hộ tương ứng ở thành thị, nghĩa là khi xăng dầu giảm giá thì hộ nghèo và hộ trung bình ở nơng thơn sẽ được

lợi nhiều hơn hộ nghèo và hộ trung bình ở thành thị. Ngược lại, mức độ mở rộng ngân sách của nhóm giàu, khá và cận nghèo ở nông thôn là thấp hơn so với các nhóm tương ứng ở thành thị, vậy nên khi xăng dầu giảm giá thì các hộ gia đình thuộc các phân vị giàu, khá và cận nghèo ở nơng thơn sẽ ít được lợi hơn là các hộ gia đình thuộc các phân vị tương ứng ở thành thị.

CHƢƠNG 3: DỰ BÁO XU HƢỚNG DIỄN BIẾN GIÁ XĂNG DẦU TRONG THỜI GIAN TỚI VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu (Luận văn FTU) ẢNH HƯỞNG của VIỆC GIẢM GIÁ XĂNG dầu đến CHI TIÊU của các hộ GIA ĐÌNH VIỆT NAM (Trang 37 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)