2.2. Ƣớc lƣợng ảnh hƣởng của việc giảm giá xăng dầu lên ngân sách thực
2.2.2. Ảnh hưởng của việc giảm giá xăng dầu lên tổng thể các hộ gia đình
Để đo lường được ảnh hưởng của việc giá xăng dầu giảm lên tổng chi tiêu, trước tiên ta cần xác định được tỉ trọng chi tiêu dành cho xăng dầu trong tổng chi tiêu của hộ gia đình là bao nhiêu. Theo bản điều tra về mức sống hộ gia đình VHLSS năm 2012, chi tiêu của một hộ gia đình được xác định thơng qua 9 chỉ tiêu. Sau khi sử dụng phần mềm STATA để bóc tách dữ liệu ta thu được giá trị cụ thể của các chỉ tiêu được trình bày trong bảng sau:
Bảng 2.2. Các chỉ tiêu tính tốn chi tiêu của hộ gia đình Việt Nam năm 2012
Đơn vị tính : nghìn đồng
STT Mã số Chỉ tiêu Thời
gian Giá trị
1 23 Chi giáo dục Năm 3577,186
2 24 Chi y tế Năm 217,8535
3 25 Chi tiêu dùng ăn uống lễ tết Năm 27643,8
4 26 Chi tiêu dùng ăn uống thường xuyên Tháng 28,35108
5 27 Chi tiêu dùng hàng không phải lương
thực thực phẩm hàng ngày
Tháng 824,9236
6 28 Chi tiêu dùng hàng không phải lương
thực thực phẩm hàng năm
Năm 5494,25
7 29 Chi khác Năm 4336,191
8 30 Chi mua đồ lâu bền Năm 6152,811
9 31 Chi thường xuyên nhà ở, điện, nước sinh
hoạt
Năm 3215,186
Nguồn: Tổng cục thống kê, tính tốn của tác giả
= 60876,57 (nghìn đồng)
Bước tiếp theo ta sẽ tìm tổng chi tiêu dành cho xăng dầu hàng năm của một hộ gia đình. Dựa theo bảng câu hỏi Mục 5B1 ta có nhóm hàng xăng dầu được chia thành 4 mặt hàng là xăng, dầu hoả, dầu mazut và dầu diesel tương ứng với mã câu hỏi từ câu 204 đến câu 207. Sử dụng phần mềm STATA, ta tìm được số tiền chi tiêu hàng tháng của một hộ gia đình cho các mặt hàng này, cụ thể như sau:
Bảng 2.3: Các mặt hàng thuộc nhóm hàng xăng dầu và giá trị tiêu dùng trung bình tính theo tháng của hộ gia đình Việt Nam
Đơn vị tính: nghìn đồng STT Mã số Tên mặt hàng Giá trị 1 204 Xăng 34,64848 2 205 Dầu hỏa 26,55515 3 206 Dầu mazut 25,67861 4 207 Dầu diesel 27,70792 Tổng cộng 114,59016
Nguồn: Tổng cục thống kê, tính tốn của tác giả
Vậy tỉ trọng của chi tiêu dành cho xăng dầu trong tổng chi tiêu của hộ gia đình hàng năm sẽ là:
Vậy, trong chi tiêu hàng tháng của hộ gia đình có 2,26% là dành cho các mặt hàng xăng dầu. Điều này đồng nghĩa với việc nếu giá của mặt hàng xăng dầu giảm đi 10% sẽ tương đương với việc ngân sách thực của người dân tăng thêm 0,226%; hay nói cách khác, với cùng một lượng tiền như nhau, người dân mua được lượng
hàng hóa tương ứng 100,226% lượng hàng hóa mua được ở thời điểm trước khi tăng giá. Ảnh hưởng này tương đương với việc CPI giảm đi 0,226%.
Tỉ trọng cụ thể của chi tiêu cho từng mặt hàng trong nhóm hàng này được thể hiện trong biểu đồ sau đây:
Biểu đồ 2.1: Tỉ trọng của các mặt hàng thuộc nhóm hàng xăng dầu trong tổng chi tiêu của hộ gia đình Việt Nam
Nguồn: Tổng cục thống kê, tính tốn của tác giả
Như vậy, từ biểu đồ trên ta có thể nhận xét rằng sự giảm giá của xăng sẽ có ảnh hưởng mạnh nhất so với sự giảm giá của các mặt hàng cịn lại cùng nhóm: khi giá xăng giảm 10% thì ngân sách thực của hộ gia đình tăng thêm 0,068%; tiếp đến lần lượt là dầu diesel, dầu hỏa và dầu mazut: khi giá giảm 10% thì ngân sách thực của hộ gia đình tăng thêm 0,052%; 0,051%; 0,055% tương ứng. Tuy nhiên có thể thấy mức độ tác động trong trường hợp giảm giá riêng rẽ các mặt hàng này sẽ không chênh lệch nhiều do mức chênh lệch về tỉ trọng chi tiêu giữa các mặt hàng này là không quá lớn (chỉ từ 0,01 đến 0,03%).