XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) thiết kế dạy học theo chủ đề công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình theo định hướng phát triển năng lực trong môn giáo dục công dân (Trang 39 - 42)

Bất kì mơn học nào hiện nay khi đối diện với vấn đề dạy học theo chủ đề cũng gặp khó khăn nhất định vì đây là cách tiếp cận mới và chưa có một khung chương trình thống nhất hoặc hướng dẫn địa chỉ cần xây dựng chủ đề trong chương trình học hiện hành... Khơng những vậy, khó khăn này cịn thể hiện ở chỗ: khơng chỉ bởi sự độc lập hay sự khác biệt tương đối về mặt nội dung mà cịn xuất phát từ phía giáo viên bộ mơn với những hạn chế như: sự hiểu biết sâu, rộng về kiến thức liên khối, liên môn; khả năng, kinh nghiệm nắm bắt các thao tác, quy trình xây dựng chủ đề; kĩ năng vận dụng phương pháp dạy học linh hoạt đối với từng chủ đề mình xây dựng.

Tuy nhiên, ngồi những khó khăn nhất định cũng khơng phải khơng có những thuận lợi khi áp dụng. Bộ môn Giáo dục cơng dân có nội dụng phong phú, phổ biến, bao gồm thế giới quan và nhân sinh quan, cũng như các vấn đề cơ bản của đời sống xã hội trên rất nhiều lĩnh vực có tính thực tiễn, gần gũi nên việc xây dựng chủ đề đối với giáo viên là tương đối dễ còn đối với học sinh việc học tập theo chủ đề làm cho kiến thức có tính hệ thống nên dễ ghi nhớ và cũng dễ áp dụng vào thực tế hơn.

Ưu thế vượt trội của giáo viên Giáo dục công dân so với các giáo viên khác chính là việc quen thuộc với nhiều phân loại kiến thức khoa học, đặc biệt là khoa học xã hội và nhân văn. Từ triết, đạo đức học, kinh tế chính trị, pháp luật học cho đến các chủ đề nhỏ từng được đưa vào giảng dạy tích hợp, lồng ghép trong nhiều năm qua như giáo dục kĩ năng sống, giáo dục trật tự an tồn giao thơng, giáo dục sức khỏe giới tính, bình đẳng giới, tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giáo dục chủ quyền biển đảo, giáo dục bảo vệ mơi trường, giáo dục phịng chống các tệ nạn xã hội, …. Đây cũng là các chủ đề dễ dàng được giáo viên tích hợp thành chủ đề để đưa vào giảng dạy nếu được áp dụng mơ hình dạy học này. Ngoài ra, về phương diện sử dụng kĩ thuật và phương pháp dạy học, không chỉ riêng giáo viên Giáo dục công dân mà ở các bộ môn khác cho đến nay đã sử dụng các kĩ thuật và phương pháp dạy học tích cực (vd: như phương pháp dự án, thảo luận nhóm, trực quan…), điều này vơ cùng hữu dụng và là tiền đề cho việc sử dụng nó vào việc khai thác các đơn vị kiến thức trong tiết dạy học theo chủ đề.

Đối với học sinh chủ đề thường có mối quan hệ chặt chẽ và có tính thực tiễn sinh động nên việc học bao giờ cũng hấp dẫn, dễ tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học với các chủ đề học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc. Quan trọng hơn là với cách học theo chủ đề giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây q tải, nhàm chán, vừa khơng có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn.

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu thế, riêng với môn học Giáo dục công dân khi áp dụng dạy học theo chủ đề cũng gặp một số khó khăn như: Giáo viên chưa chuẩn bị tâm lý, ngại thay đổi; Học sinh vẫn coi môn Giáo dục công dân là môn phụ và hơn nữa môn Giáo dục cơng dân là mơn học có nội dung được đưa vào tích hợp nhiều những vấn đề khác ngồi chương trình, do đó có thể gây khó khăn và lúng túng cho giáo viên khi xác định nội dung xây dựng chủ đề hoặc phá vỡ kết cấu nội dung của chương trình; Thời gian học một tiết trên lớp, khiến chủ đề khi đưa vào giảng dạy dễ bị chia nhỏ, ảnh hưởng đến việc trình bày sản phẩm, kết quả học tập của học sinh. Đồng thời, khiến chủ đề học dễ rơi vào tình trạng chỉ là một dạng kiến thức hình thành trên cơ sở của tổng đại số đơn thuần các đon vị kiến thức (không liên hệ, không mở rộng, không lũy tiến); Độ ngắn dài hay nội dung chủ đề phụ thuộc rất nhiều vào nhóm năng lực mà từng giáo viên, từng môn, từng địa phương đề ra trong quá trình giáo dục, khó thống nhất dễ gây xáo trộn chương trình chung. Quan trọng hơn hết là chưa có một khung chương trình xây dựng các chủ đề, từ đơn mơn đến liên mơn. Do đó, điều này cần sự bàn bạc, thống nhất giữa các giáo viên trong tổ bộ mơn và giữa các bộ mơn, thậm chí là những nhà quản lý giáo dục, các chuyên gia giáo dục để có sự thống nhất đồng bộ, đảm bảo khơng thiếu sót hoặc lặp lại kiến thức, khơng tạo ra tính ỷ lại ở bộ mơn này cho mơn khác; không tạo ra sự mâu thuẫn giữa các quan điểm, lập trường chuyên môn của người dạy.

Trên đây là một số góp ý để dạy học theo chủ đề theo định hướng phát triển

năng lực trong mơn Giáo dục cơng dân. Trong q trình thực hiện cịn nhiều thiếu sót, kính mong đồng nghiệp góp ý để sáng kiến này được nhân rộng.

1. SGK lớp 10, 12 NXB Giáo Dục 2. SGV lớp 10, 12 NXB Giáo Dục

3. Bài tập GDCD lớp10, 12 NXB Giáo Dục

4. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên lớp10, 12 môn GDCD

5. Giáo trình kỹ năng sống lớp 10, 12 của trường Đại học Đồng Nai

6. Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) thiết kế dạy học theo chủ đề công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình theo định hướng phát triển năng lực trong môn giáo dục công dân (Trang 39 - 42)