Nhóm chỉ tiêu tài chính

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông t (Trang 29 - 57)

1.1.2.1 .Ƣu điểm

1.2. HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƢƠNG

1.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu tài chính

 Doanh số TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ

Doanh số TTQT thep phương thức L/C là tổng giá trị các khoản TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng.

Doanh số TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ

= Doanh số thanh toán L/C nhập khẩu +

Doanh số thanh toán L/C xuất khẩu

Trong đó:

Doanh số thanh toán L/C xuất khẩu là doanh số báo có hàng xuất khẩu từ thanh tốn theo phương thức tín dụng chứng từ.

Doanh số thanh toán L/C nhập khẩu là giá trị thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng.

Chỉ tiêu cho thấy khả năng hoạt động của ngân hàng trong lĩnh vực TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ. Doanh số thanh tốn cao chứng tỏ số món L/C nhiều, và giá trị món L/C cao, điều đó chứng tỏ khách hàng tin tưởng ngân hàng, điều đó cũng chứng tỏ ngân hàng đã thu hút được thêm nhiều khách hàng.

Doanh số TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ cịn là chỉ tiêu để ngân hàng thu phí thanh tốn. Vì thường phí thanh tốn theo L/C được áp dụng theo % số tiền thanh toán L/C. Mà mục tiêu của ngân hàng là lợi nhuận thu được. Vì vậy bất cứ ngân hàng nào cũng cố găng tăng doanh số TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ ngày càng cao.

 Doanh thu, chi phí và lợi nhuận thu được từ hoạt động TTQT theo

phương thức tín dụng chứng từ

Ngân hàng cũng là một tổ chức kinh tế, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Vì vậy chỉ tiêu lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất để đánh giá và phản ánh

hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng. - Doanh thu từ TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ là số tiền thực tế ngân hàng thu được từ hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ, bằng tổng phí thu được từ hoạt động theo phương thức tín dụng chứng từ: phí thơng báo L/C, phí mở L/C, phí sửa đổi L/C…

- Chi phí cho hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ là tất cả chi phí mà ngân hàng phải bỏ ra để phục vụ, phát triển hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ: chi phí điện SWIFT, chi phí trang thiết bị, chi phí cho nhân viên thanh tốn…

- Lợi nhuận thu được từ hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ là phần ngân hàng thu được sau khi đã trừ đi các khoản chi phí cho hoạt động này.

Lợi nhuận thu được từ TTQT theo phương

thức tín dụng chứng từ

=

Doanh thu từ hoạt động TTQT theo phương thức L/C - Chi phí hoạt động TTQT theo phương thức L/C.

Chỉ tiêu lợi nhuận thu được từ hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ phản ánh phần giá trị thặng dư hay mức hiệu quả kinh doanh mà ngân hàng thu được từ hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ

 Doanh số và nợ quá hạn của tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu

Hoạt động TTQT giữa các bên ở các nước khác nhau, điều kiện, khoảng cách địa lý xa nhau, vì vậy mà về thời gian thanh toán thường bị chậm trễ. Nếu chỉ với hoạt động TTQT đơn thuần, doanh nghiệp nhập khẩu phải kỹ quỹ 100% số tiền thanh tốn, cịn doanh nghiệp xuất khẩu phải đợi ngân hàng phát hành thanh tốn. Chính các vấn đề đó, làm các nhà xuất nhập khẩu bị đọng vốn, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả.

Vì vậy, ngồi nghiệp vụ TTQT thơng thường, các ngân hàng thường gồm có các nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu hỗ trợ khác, dưới nhiều hình thức khác nhau.

Đối với nhà xuất khẩu

- Chiết khấu chứng từ: Theo hình thức này, nhà xuất khẩu sau khi giao hàng xong có thể thương lượng với ngân hàng thực hiện chiết khẩu bộ chứng từ hàng hố. - Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu. (Cho vay thực hiện hàng xuất khẩu theo L/C đã mở.):

- Cho vay để mở L/C. (Cho vay ký quỹ): Ký quỹ là quy định bắt buộc đối với khách hàng khi tham gia mở L/C. Điều này tạo sự tin tưởng, hạn chế rủi ro ro cho ngân hàng. Ngân hàng sẽ sử dụng tiền ký quỹ để thanh toán L/C. Trong nhiều trường hợp khách hàng khơng có đủ nguồn vốn đáp ứng yêu cầu ký quỹ của ngân hàng, trong trường hợp như vậy, theo yêu cầu của nhà nhập khẩu và xét thấy đủ điều kiện, ngân hàng sẽ cấp khoản tín dụng cho khách hàng với mục đích mở L/C.

- Cho vay thanh toán hàng nhập khẩu: Theo hình thức này ngân hàng sẽ cho nhà nhập khẩu vay khi khách hàng này lập được phương án sản xuất, tiêu thụ lô hàng nhập khẩu có tính khả thi và có khả năng thanh tốn khi đến thời điểm thanh toán.

Như vậy có thể thấy rằng, nhờ có sử dụng hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ mà ngân hàng có thể đa dạng hố các loại hình tín dụng khác, khuyến khích nhà xuất nhập khẩu.

Doanh số tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tăng, nhưng không phải đảm bảo khơng gây ra nợ q hạn. Vì khi xảy ra nợ quá hạn, ngân hàng sẽ phải tăng chi phí để quản lý và sử lý nợ quá hạn đó. Để đảm bảo được điều đó, ngân hàng cần thẩm định kỹ khách hàng khi đồng ý mở L/C, và chấp nhận hỗ trợ tín dụng cho khách hàng. Cịn với hình thức chiết khấu, ngân hàng nên áp dụng hình thức chiết khẩu truy địi.

 Chi phí do rủi ro phát sinh mà ngân hàng phải bồi thường

Các rủi ro phát sinh mà ngân hàng phải bồi thường: nhà nhập khẩu khơng thanh tốn hoặc từ chối thanh tốn cho ngân hàng, …, làm tăng chi phí TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng, vì vậy làm giảm lợi nhuận từ hoạt động này của ngân hàng. Vì vậy, trong qua trình thanh tốn theo phương thức tín dụng chứng từ để đảm bảo có hiệu quả, ngân hàng cần thận trọng và tránh những rủi ro có thể xảy ra.

1.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu phi tài chính

 Số món thanh tốn theo phương thức tín dụng chứng từ qua ngân hàng Một trong những mục tiêu của ngân hàng là có được doanh số thanh tốn theo phương thức tín dụng chứng từ ngày càng cao. Để đạt được điều đó, ngân hàng phải đảm bảo số món thanh tốn tăng và giá trị món thanh tốn cao. Giá trị món thanh tốn phụ thuộc vào hợp đồng mua bán. Vì vậy, ngân hàng cần tăng được số món thanh tốn theo phương thức tín dụng chứng từ qua ngân hàng. Số món thanh

tốn theo phương thức tín dụng chứng từ qua ngân hàng tăng phản ánh khách hàng ngày càng tin tưởng vào ngân hàng, và tìm đến với ngân hàng nhiều hơn.

 Mạng lưới Ngân hàng đại lý được mở rộng

Để hoạt động TTQT, đặc biệt theo phương thức tín dụng chứng từ, có hiệu quả, tránh rủi ro, và có thơng tin về đối tác của khách hàng một cách chính xác nhất, các ngân hàng phải có một hệ thống ngân hàng đại lý phát triển với số lượng lớn, rộng khắp; có mối quan hệ với nhiều quốc gia, châu lực trên thế giới. Với mạng lới ngân hàng đại lý rộng, ngân hàng có thể dễ dàng đảm bảo mọi nhu cầu thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ cho khách hàng ở bất cứ quốc gia, khu vực nào. Mặt khác, ngân hàng cịn có thể có được thơng tin chính xác và nhanh nhất về tình hình tài chính của đối tác khách hàng, tránh được những rủi ro có thể xảy ra.

 Số vụ tranh chấp trong thanh tốn theo phương thức tín dụng chứng từ Trong thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ cũng có thể xảy ra những tranh chấp, gây đến rủi ro cho ngân hàng, dẫn đến doanh thu từ hoạt động này giảm. Mặt khác, những vụ tranh chấp đó cịn làm giảm uy tín của ngân hàng. Vì vậy, số vụ tranh chấp trong thanh tốn theo phương thức tín dụng chứng từ phản ánh chất lượng và hiệu quả thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng.

1.2.3. Các yếu tố tác động tới hoạt động thanh tốn quốc tế theo phƣơng thức tín dụng chứng từ của NHTM

Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chưng từ của NHTM nhưng có thể phân thành hai nhóm yếu tố cơ bản là nhóm các yếu tố khách quan ngân hàng và nhóm các yếu tố chủ quan của ngân hàng.

1.2.3.1. Yếu tố khách quan

- Các chính sách vĩ mơ của Nhà nước: đây là một nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các khách hàng của ngân hàng và ảnh hưởng đến chính hoạt động kinh doanh của NHTM.

+ Chính sách quản lý ngoại hối: Nhà nước thực hiện quản lý ngoại hối thông qua

việc đề ra các chính sách nhằm kiểm sốt luồng vận động của ngoại hối vào ra và các quy định về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng. Căn cứ vào tình hình cụ thể và những biến động trên thị trường mà Nhà nước áp dụng các chính sách

hối đi vào ổn định theo chủ trương của Nhà nước. Hoạt động TTQT liên quan đến sự vận động luồng tiền tệ ra vào quốc gia, do đó chịu sự quản lý ngoại hối của quốc gia.

+ Chính sách thuế: Các chính sách thuế của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu. Thông qua việc áp dụng mức thuế cao hay thấp đối với mặt hàng xuất nhập khẩu nào đó sẽ hạn chế hay khuyến khích sản xuất hay nhập khẩu mặt hàng đó.

+ Chính sách kinh tế đối ngoại: Việc đưa ra các định hướng mang tính chiến lược là

bảo hộ mậu dịch hay tự do hố mậu dịch có ảnh hưởng lớn đến hành vi của các doanh nghiệp, từ đó dẫn đến sự sơi động hay trầm lắng của hoạt động TTQT. Sự lựa chọn chính sách đối ngoại của quốc gia nếu thiên về xu hướng bảo hộ mậu dịch sẽ gây khó khăn cản trở hoạt động ngoại thương, ngược lại nếu thiên về xu hướng tự do hoá mậu dịch sẽ tạo điều kiện cho ngoại thương phát triển, qua đó thúc đẩy hoạt động TTQT phát triển.

- Sự thay đổi chế độ kinh tế, chính trị của nước bạn hàng: Hoạt động TTQT chịu

ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tác động của mơi trường kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia. Mỗi sự biến động về chế độ chính trị của nước bạn hàng sẽ ảnh hưởng đến khả năng và sự sẵn sàng đáp ứng các cam kết đã thoả thuận giữa các bên. Sự suy thoái kinh tế, biến động chính trị sẽ ảnh hưởng bất lợi đến tự do hoá thương mại, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến quá trình thanh tốn. Những thay đổi về cơ chế, chính sách của một quốc gia như thay đổi những quy định về dự trữ ngoại hối, quy định về thuế, phí xuất nhập khẩu...hoặc đơn giản là môi trường pháp lý, nền kinh tế của một quốc gia chưa ổn định và thường xuyên thay đổi khiến cho các bên đối tác không dự đốn trước được tình hình làm ảnh hưởng đến khả năng thanh tốn, vì vậy gây thiệt hại cho các bên tham gia, trong đó có NHTM.

- Các yếu tố về phía khách hàng: trong nền kinh tế thị trường, khách hàng là yếu tố

quyết định đến sự sống còn của ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng. Nếu ngân hàng có thể thu hút một lượng lớn khách hàng thường xuyên có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì sẽ tạo điều kiện rất tốt để hoạt động TTQT phát triển. Ngồi ra, tình hình hoạt động ản xuất kinh doanh, khả năng tài chính, trình độ nghiệp vụ ngoại thương, hành vi đạo đức của khách hàng cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động TTQT của NHTM.

1.2.3.2. Yếu tố chủ quan

- Mơ hình tổ chức quản lý điều hành hoạt động TTQT của NHTM

Một hệ thống quản lý điều hành thống nhất từ trung ương đến chi nhánh theo một quy trình cụ thể, gọn nhẹ, giao quyền chủ động cho chi nhánh sẽ tiết kiệm được chi phí, thời gian thanh tốn nhanh chóng và an tồn là tác nhân thu hút khách hàng đến với ngân hàng nhiều hơn vì quyền lợi của họ được đảm bảo.

- Trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng: Luật pháp mỗi nước khác nhau nên

trong thương mại đã có những quy định thống nhất, những thơng lệ quốc tế mà các bên tham gia, kể cả ngân hàng đều phải tuân thủ. Cán bộ ngân hàng làm công tác TTQT phải nắm rõ các phương tiện và phương thức TTQT, bởi vì các phương tiện và phương thức này quy định rất chặt chẽ nội dung từng câu chữ, chi li và có hiệu lực quốc tế. Muốn thực hiện được công việc trôi chảy, tránh hiểu lầm và gây thiệt hại đáng tiếc cho ngân hàng, địi hỏi cán bộ TTQT phải có chuyên môn cao. Hơn nữa, chứng từ giao dịch trong TTQT đều sử dụng ngoại ngữ nên đòi hỏi cán bộ nghiệp vụ một trình độ ngoại ngữ nhất định.

- Cơng nghệ ngân hàng: Hệ thống ngân hàng mỗi nước dù đã hay đang phát triển đều rất quan tâm đến hoạt động TTQT. Tiêu chí hoạt động TTQT là phải nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Do đó, các cơng nghệ tiên tiến của ngành ngân hàng đều được ứng dụng nhằm thực hiện tốt hơn tiêu chí trên. Ngân hàng ở các nước đều có mức đầu tư đáng kể vào cơng nghệ thơng tin, viễn thông và xử lý dữ liệu.

- Uy tín của NHTM trong nước và quốc tế: Một ngân hàng có uy tín lớn là ngân

hàng có các hoạt động đa dạng và phong phú cả về quy mô lẫn chất lượng, điều này sẽ thu hút một số lượng lớn khách hàng đến với ngân hàng. Không những thế, một ngân hàng có uy tín sẽ dễ dàng mở rộng được thị trường trong nước và quốc tế. Đăc biệt khi ngân hàng có uy tín trên trường quốc tế, sẽ rất thuận lợi khi thực hiện các nghiệp vụ mang tính bảo lãnh thanh tốn cho khách hàng trong nước và nghiệp vụ TTQT, đồng thời 33 các ngân hàng và đối tác nước ngoài sẽ tin tưởng lựa chọn ngân hàng để giao dịch.

- Các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động TTQT: Các hoạt động kinh

- Mạng lưới ngân hàng đại lý: Ngân hàng đại lý của một NHTM nhằm giải quyết

công việc ngay tại một nước, địa phương trong khi NHTM chưa có chi nhánh tại nước, địa phương đó. Mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp trên thế giới giúp cho việc giao dịch và thanh tốn ra nước ngồi được thực hiện nhanh chóng, đúng địa chỉ, giảm bớt chi phí và giảm thiểu rủi ro. Ngược lại, thông qua ngân hàng đại lý, ngân hàng lại có điều kiện thực hiện các dịch vụ uỷ thác của ngân hàng đại lý để mở rộng hoạt động TTQT.

Trên đây là những nhân tố cơ bản có ảnh hưởng đến hoạt động TTQT của NHTM.

CHƢƠNG 2: HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NHNo&PTNT

CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI

2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHNo&PTNT CHI NHÁNH NAM HÀ NỘI 2.1.1. Khái quát hoạt động của NHNo&PTNT chi nhánh Nam Hà Nội

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Nam Hà Nội là doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo quyết định số 48/ QĐ-HĐQT ngày 12/03/2001 của chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. Chi nhánh chính thức khai trương đi vào hoạt động ngày 08/05/2001 với đội ngũ cán bộ công nhân viên ban đầu là 36 cán bộ và đến nay là

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông t (Trang 29 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)