Sáu công đoạn trong uỷ thác cho vay qua tổ chức chính trị xã hội

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay xóa đói giảm nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh an giang (Trang 43 - 47)

1.1.1 .Tổng quan về đói nghèo

2.2. Thực trạng và hiệu quả cho vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Hóa

2.2.1. Sáu công đoạn trong uỷ thác cho vay qua tổ chức chính trị xã hội

(1). Tổ chức họp các đối tượng vay vốn thuộc diện thụ hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ. Thơng báo và phổ biến các chương trình chính sách tín dụng có ưu đãi của Chính phủ đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

(2). Hướng dẫn việc thành lập tổ TK&VV theo Quyết định số 783/QĐ- HĐQT ngày 29/7/2003 của Hội đồng quản trị NHCSXH. Chỉ đạo và hướng dẫn tổ TK&VV tổ chức họp tổ để kết nạp tổ viên, bầu ban quản lý tổ, xây dựng quy ước hoạt động tổ, bình xét cơng khai các hộ có nhu cầu xin vay vốn và đủ điều kiện vay đưa vào danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn (mẫu số 03) theo quy định nghiệp vụ cho vay của từng chương trình, được Ban XĐGN xác nhận, UBND xã (phường, thị trấn) xét duyệt... đề nghị ngân hàng cho vay.

(3). Nhận và thông báo kết quả phê duyệt danh sách hộ gia đình được vay vốn cho tổ TK&VV để tổ TK&VV thông báo đến từng hộ gia đình được vay vốn.

(4). Kiểm tra, đơn đốc hoạt động của các tổ TK&VV thuộc phạm vi của Hội. Giám sát quá trình sử dụng vốn vay của các hộ. Phối hợp với Ban quản lý tổ TK&VV đôn đốc người vay trả nợ gốc lãi theo định kỳ đã thoả thuận. Thông báo kịp thời cho Ngân hàng nơi cho vay và về các trường hợp sử dụng vốn vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn, chết, mất tích...) và nguyên nhân chủ quan như: sử dụng vốn vay sai mục đích, người vay vốn trốn... để có biện pháp xử lý các trường hợp chây ỳ, nợ

quá hạn, và hướng dẫn hộ vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ rủi ro do nguyên nhân khách quan (nếu có).

(5). Chỉ đạo và giám sát Ban quản lý tổ TK& VV trong việc:

- Đôn đốc các tổ viên đem tiền đến điểm giao dịch của NHCSXH để trả nợ gốc theo kế hoạch trả nợ thoả thuận.

- Thực hiện việc thu lãi, thu tiền tiết kiệm (đối với các tổ TK&VV được NHCSXH uỷ nhiệm thu), chỉ đạo Ban quản lý tổ TK&VV đôn đốc các tổ viên đem tiền đến điểm giao dịch của NHCSXH để trả lãi, gửi tiết kiệm (nếu có) theo định kỳ đã thoả thuận (đối với các tổ TK&VV không được NHCSXH uỷ nhiệm thu).

(6). Theo dõi hoạt động của tổ TK&VV, đôn đốc Ban quản lý tổ TK&VV thực hiện hợp đồng uỷ nhiệm đã ký với NHCSXH. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ uỷ thác cho các cán bộ Hội, Ban quản lý tổ TK&VV để hồn thành cơng việc uỷ thác cho vay.

Thực hiện tốt 6 công đoạn nhận uỷ thác cho vay của NHCSXH. Ban xố đói giảm nghèo các xã đều có sổ ghi chép biên bản cuộc họp, giao ban, các tổ chức đồn thể đều có sổ giao ban giữa Ngân hàng với tổ chức hội và có sổ theo dõi vốn vay của các tổ chức hội do tổ chức mình quản lý. Các xã đều có quy chế hoạt động của Ban xố đói giảm nghèo, qui chế sử dụng phí uỷ thác của tổ chức hội.

Các công đoạn của Ngân hàng đảm nhiệm:

- Thực hiện việc giải ngân vốn cho vay hộ nghèo đến trực tiếp từng hộ gia đình trong tổ vay vốn .

- Tổ chức hạch toán và lưu trữ hồ sơ cho vay theo chế độ hiện hành . - Thực hiện chế độ điện báo và thống kê theo quy định .

Nội dung & trình tự thành lập tổ tiết kiệm & vay vốn:

1/ UBND xã chỉ đạo Ban XĐGN và các tổ chức đoàn thể xã vận động hộ nghèo gia nhập tổ, hướng dẫn xây dựng quy ước hoạt động tổ, đứng ra tổ chức họp thành lập tổ: Tổ thành lập theo địa bàn thơn, xóm, đội SX. Tối thiểu

có 5 thành viên trở lên. Trong quá trình hoạt động, tổ được bổ sung thêm tổ viên song tối đa chỉ có 50 thành viên một tổ.

2/ Tổ họp bầu ban quản lý tổ: Tổ có dưới 15 thành viên thì chỉ bầu 1 tổ trưởng; Tổ có trên 15 người thì bầu ban quản lý tổ từ 2 đến 3 người (Tổ trưởng, tổ phó, thủ quỹ); (Mỗi người chỉ nên làm tổ trưởng 1 tổ)

3/ Khi có sự thay đổi nhân sự ban quản lý tổ, tổ phải báo cáo UBND, Hội đoàn thể chủ dự án và NHCSXH, tổ phải họp để bầu người thay thế & lập biên bản bàn giao cho tổ trưởng mới.

4/ Ban quản lý tổ phải là những người có phẩm chất đạo đức, có sức khoẻ tốt, có trình độ văn hoá trung học cơ sở trở lên, còn trong độ tuổi lao động ,được các tổ viên tín nhiệm. Thành viên ban quản lý khơng nhất thiết thuộc diện hộ nghèo.

Quy trình cho vay hộ nghèo

HỘ NGHÈO TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN NGÂN HÀNG CSXH

BAN XỐ ĐĨI GIẢM NGHÈO XÃ, UBND XÃ

ĐƠN VỊ NHẬN UỶ THÁC

(1) Khi vay vốn chủ hộ viết 1 giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/CVHN) gửi tổ tiết kiệm và vay vốn.

(2) Tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét hộ được vay, lập danh sách hộ gia đình nghèo đề nghị vay vốn và gửi danh sách hộ nghèo lên ban XĐGN và UBDN xã.

(3) Ban xố đói giảm nghèo xã, UBND xã xác nhận và chuyển danh sách lên Ngân hàng

(4) NHCSXH xét duyệt và thông báo danh sách đến các hộ được vay, lịch giải ngân, địa điểm giải ngân cho UBND xã.

(5) NHCSXH thông báo kết quả phê duyệt đến ban xố đói giảm nghèo và UBND xã.

(6) UBND xã thông báo cho đơn vị nhận uỷ thác về kết quả phê duyệt của Ngân hàng.

(7) Đơn vị nhận uỷ thác thông báo thời gian và địa điểm giải ngân cho các hộ vay vốn .

(8) Ngân hàng cùng đơn vị nhận uỷ thác và Tổ tiết kiệm và vay vốn tiến hành giải ngân đến từng hộ gia đình được vay vốn.

Quy trình trên có thể xem là hợp lý vì chính các Tổ TK& VV của xã là những người nắm rõ hoàn cảnh của từng hội viên. Cách tổ chức trên đã giảm bớt gánh nặng giám sát các khoản vay cho cán bộ tín dụng. Ngồi ra cịn phát huy được sự phối hợp của các tổ chức liên quan, đẩy mạnh được cơng tác xã hội hố trong việc cho vay hộ nghèo.

Nếu sự phối hợp giữa Ngân hàng và các hộ nghèo luôn thống nhất, đạt hiệu quả sẽ thu hút được ngày càng nhiều các tổ chức, cá nhân tham gia hỗ trợ và nhanh chóng giảm được số hộ nghèo trên địa bàn. Mặc dù vậy, mơ hình trên khơng phải là khơng có hạn chế, chẳng hạn như: Hiện nay Đảng và Nhà nước đang kêu gọi sự tham gia tích cực của các tổ chức và các cá nhân trong cơng tác xố đói giảm nghèo, để làm sao có thể xã hội hố được công tác ấy, sao cho những người dân sẽ quan tâm và trợ giúp đồng bào của mình khi gặp

phải hồn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một vài tổ chức tham gia thiếu tinh thần hợp tác trong công tác đẩy mạnh cho vay, công tác báo cáo kết quả cho vay hoặc hiện tượng hội viên sử dụng vốn sai mục đích.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay xóa đói giảm nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội tỉnh an giang (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)