Thuận lợi và khó khăn, thách thức của hoạt động xuất khẩu hàng hoá sang thị

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hoá của việt nam sang thị trường EU giai đoạn 2001 2010 (Trang 55)

sang thị trƣờng EU trong thời gian tới.

1. Thuận lợi

Quan hệ thương mại Việt Nam –EU đang có một số yếu tố cơ bản để có thể phát triển mạnh trong thời gian tới, góp phần thúc đẩy khả năng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam.

*Xu thế tồn cầu hố, khu vực hoá kinh tế và tự do hoá thương mại đang phát triển mạnh mẽ, tạo ra những biến đổi sau sắc trong nền kinh tế- thương mại thế giới. Các nước và khu vực tuy có trình độ phát triển khác nhau nhưng cũng xích lại gần nhau và ngày càng phụ thuộc lẫn nhau.Trong bối cảnh đó EU đang có chính sách “ hướng về Châu á” một cách rõ rệt, các nước đang phát triển ở Châu á trong đó có Việt Nam cũng đang định hướng chính sách phát triển thị trường hướng về EU – nơI đó có nền cơng nghệ nguồn và thị trường ổn định, sức mua lớn. Đây cũng chính là lí do dẫn đến quan hệ kinh tế, thương mại Âu-á bắt đầu có sự chuyển biến rõ nét về chiều sâu trong những năm cuối của thập kỉ XX.

Với mong muốn có một vị trí ngày càng lớn ở trên thế giới trong xu thế hội nhập và tồn cầu hố hiện nay, các nước EU cũng muốn phát huy truyền thống văn minh văn hoá tiến bộ của Châu Âu, chống lại xu thế cường quyền muốn sử dụng sức mạnh để lấn át các nước kém phát triển và chậm phát triển. Muốn làm được việc đó EU cần có được nhiều tiếng nói ủng hộ từ phía Việt Nam, họ tìm được tiếng nói đồng thuận có uy tín, tán thành việc xây dựng một quan hệ quốc tế hồ bình hợp tác, bình đẳng và hai bên cùng có lợi.

Sự hình thành và phát triển của diễn đàn hợp tác á-Âu ( ASEM ) là kết quả hợp lơgic của xu thế tồn cầu hóa kinh tế, xu thế tự do hoá thương mại. ASEM là cơ chế đối thoại và hợp tác cao cấp giữa Châu Âu và Châu á. Trong các hội nghị này, các nước EU đã đưa ra cam kết về thương mại và đầu tư nhằm hỗ trợ các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Song về thương mại các nước EU cam kết nâng hạn ngạch cho hàng xuất khẩu của các nước ASEAN vào EU và giảm các loại hàng chịu giới hạn

quota. Trên cở sỏ về diễn đàn ASEM ngay trong kì họp 2 của uỷ ban hỗn hợp Việt Nam –EU vào tháng 10 năm 1996, Việt Nam chính thức đưa ra đề nghị EU mở cửa nhiều hơn cho hàng dệt may, giày dép và nông sản của Việt Nam.

 Việc thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa Việt Nam và EU năm 1990, Hiệp định khung về buôn bán hàng dệt may (1992) và Hiệp định khung về hợp tác Việt Nam –EU ( 1995) cùng hàng loạt hiệp định song phương giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ các nước thành viên EU đã được kí kết trong thời gian qua đã tạo ra bước ngoạt quan trọng trong lịch sử quan hệ giữa Việt Nam và EU và tạo cơ sở pháp lí để cả hai bên đưa mối quan hệ hợp tác kinh tế-thương mại lên một tầm vóc mới, nhằm khai thác tiềm năng nhiều hơn của mỗi bên. Đặc biệt, với việc Việt Nam được EU dành cho quy chế tối huệ quốc về thương mại và được hưởng những thuận lợi ưu đãI thuế quan phổ cập (GSP) mà EU dành cho các nước đang phát triển là nhân tố quan trọng tạo ra những thuận lợi lớn cho hàng Việt Nam có thể vào thị trường EU. Hơn nữa phía EU đã cam kết trợ giúp về mặt công nghệ, kỹ thuật giúp Việt Nam cảI tiến về mặt mẫu mã, áp dụng các phương pháp sản xuất tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, giúp hàng hố Việt Nam có một vị trí trên thị trường EU.

 *Việt Nam đã xây dựng mối quan hệ truyền thống tốt đẹp với từng thành viên EU.

Đây thực sự là bước đệm quan trọng trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU. Quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam và Pháp, Đức đã trở thành “ hòn đá tảng” để Việt Nam tiến sâu vào EU với những tiềm năng kinh tế và ảnh hưởng của 2 cường quốc này trên thị trường quốc tế. Trong hiện tại và tương lai Pháp và Đức là cầu nối vững chắc giữa Việt Nam với EU.

*Sự hình thành thị trường EU thống nhất từ ngày 1-1-1993 và sự ra đời của vòng tiền chung Châu Âu- đồng EURO từ ngày 1-1-1999 là yếu tố thuận lợi cho việc phát triển quan hệ thương mại quan hệ Việt Nam –EU, mở ra cơ hội thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU.

Đồng EURO ra đời cũng đã mở ra cơ hội thuận lợi cho việc mở rộng chủng loại và khối lượng hàng hoá Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU. Mở rộng thị trường

khó khăn trong việc thâm nhậm thị trường EU do gặp cản trở trong thanh tốn thì nay với một đồng tiền duy nhất, các doanh nghiệp có thể bán sản phẩm đến tất cả các nước trong khối EU.

*Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam vào thị trường EU hiện nay là những mặt hàng Việt Nam đang có tiềm năng, lợi thế về nguồn lực để sản xuất, khai thác để xuất khẩu như thuỷ sản, nông sản.

*Việt Nam có một nguồn nhân lực dồi dào góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường EU. Nhóm hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng khá lớn và đạt kim ngạch cao của Việt Nam sang EU dựa vào những ngành cơng nghiệp có lợi thế cạnh tranh là hàm lượng lao động cao, chủ yếu dựa trên nguồn lao động dồi dào. Trong số các ngành chế biến này,hàng gia cơng cịn chiếm tỉ trọng lớn như dệt may,giày dép…

*Quá trình hội nhập quốc tế và thực hiện chiến lược CNH hướng mạnh về xuất khẩu đang gia tăng nhu cầu về phát triển quan hệ thương mại hai chiều giữa Việt Nam –EU. Một mặt để đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH chúng ta phảI nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại từ các thị trường có nền “ cơng nghệ nguồn” như EU. Mặt khác để thực hiện thành công chiến lược kinh tế hướng mạnh về xuất khẩu địi hỏi phảI nhanh chóng mở rộng thị trường ngồI nước, nhất là thị trường có sức mua lớn và ổn định.

*NgồI các yếu tố thuận lợi trên cịn có những yếu tố thuận lợi khác góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam –EU đó là sự ổn định về chính trị, Việt Nam đang tích cực chuyển sang nền kinh tế thị trường, là thành viên tích cực trong quan hệ EU-ASEAN

2. Những khó khăn thách thức xuất khẩu sang EU

2.1. Nhóm khó khăn liên quan tới Việt Nam

(a) Chất lượng hàng hoá Việt Nam chưa thoả mãn thị trường

EU là thị trường khá kỹ tính, chọn lọc, người tiêu dùng EU sẽ không chấp nhận những thông số kĩ thuật về sự sai sót, hàng hố khơng rõ nguồn gốc. Mặt khác các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cũng được quy định rất chặt chẽ, đây là một trong những khó khăn cơ bản cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.

Nhược điểm của hàng thủy sản là chưa đáp ứng được yêu cầu vệ sinh, tiêu chuẩn về độ tươi sống, kích cỡ, khối lượng của EU, do vậy nên trung bình mỗi năm có gần 10 trường hợp hàng thủy sản Việt Nam xuất sang EU bị các nước khuyến cáo do nhiễm vi sinh vật. Đây là kết quả của thiếu vốn, thiếu cán bộ kỹ thuật và cán bộ giỏi nên công nghiệp chế biến chưa phát triển, điều kiện an toàn vệ sinh và trang thiết bị chế biến bảo quản chưa đáp ứng được yêu cầu của bạn hàng. Do vậy, tuy nhu cầu nhập khẩu thủy sản của EU hàng năm rất lớn nhưng thị phần hàng thủy sản của nước ta trên thị trưòng này còn rất nhỏ, chỉ mới có 79 doanh nghiệp Việt Nam được cấp chứng chỉ đử tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh của EU.

Mặt khác, tuy rằng kim ngạch dệt may, giày dép tăng mạnh nhưng chất lượng sản phẩm vẫn là một khó khăn lớn của ngành. Sự khơng đồng đều trong tay nghề của công nhân dẫn đến sự không đồng nhất trong sản phẩm. Hơn thế, Việt Nam mới chỉ tập trung xuất khẩu các mặt hàng truyền thống như: áo jacket, áo sơ mi, quần tây, cịn các sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật phức tạp chất lượng cao thì chưa sản xuất được hoặc sản xuất với tỷ lệ thấp. Các công ty như: Legamex, Bita’s, May 10 đã phải thương lượng lại về giá cả với các đối tác EU khi những mặt hàng này bị phát hiện sai quy cách phẩm chất.

Một số thị trường phi hạn ngạch bị giảm xuất khẩu là Đài Loan (2%), Nga (56%), Singapore (45%). Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Thơng mại, nguyên nhân chính khiến kim ngạch bị giảm không phải do giảm nhiều về số lượng xuất mà là giảm giá FOB. Giá dầu tăng cao thời gian qua đã khiến phí vận tải tăng và kéo giá FOB xuống tương ứng.

Bên cạnh những dấu hiệu đáng khích lệ, ngành dệt may cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, khó khăn lớn nhất vẫn là thị trường. Thời gian qua, động lực tăng trưởng chính của ngành phụ thuộc nhiều vào thị trường có hạn ngạch EU. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Bộ Thương mại, sức tiêu thụ tại thị trường này đang có dấu hiệu giảm. Hơn nữa, Việt Nam đã ký với EU về hạn ngạch đến hết 2002. Sau 2004, khi cam kết xố bỏ hạn ngạch trong WTO có hiệu lực, liệu EU có tiếp tục cấp hạn ngạch cho Việt Nam hay khơng cịn chưa rõ ràng.

Khả năng tự chủ nguyên liệu là một yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng sản phẩm, đặc biệt là mặt hàng dệt may. Ngành dệt chủ yếu phải nhập nguyên vật liệu từ nước ngoài(trên 90%), do hệ thống máy móc cơng nghệ của các xí nghiệp trong nước rất lạc hậu, sản xuất ra sợi và vải không đáp ứng được yêu cầu chất lượng cho các xí nghiệp xuất khẩu nên chủ yếu tiêu thụ trong nước đến trên 70% doanh thu. Nguyên liệu nhập khẩu đôi khi chất lượng cũng không đảm bảo và chỉ có thể kiểm sốt được trong qúa trình sản xuất.

Mặt hàng chưa tạo được uy tín về chất lượng trên thế giới nên sản phẩn may của Việt Nam phải mượn mác nước ngoài để xuất khẩu. Từ những yếu tố trên, ngành dệt may bị ép giá cao khi nhập khẩu nguyên vật liệu, sau đó lại bị ép hạ giá khi bán sản phẩm ra nước ngồi. Chi phí đầu vào cao trong khi giá cả đầu ra lại thấp dẫn tới hiệu quả xuất khẩu trong ngành dệt may của Việt Nam thấp hơn so với các nước khác.

(c) Bị thiệt do làm hàng gia công xuất khẩu

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU tăng nhanh, nhưng chủ yếu xuất khẩu theo hình thức gia cơng ( chiếm 70% kim ngạch) nên hiệu quả thực tế rất nhỏ(25 – 30% tổng doanh thu). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là:

Ngành giày không được sự hỗ trợ của ngành da và các ngành sản xuất nguyên vật liệu phụ khác.

Các doanh nghiệp không nắm bắt được nhu cầu mẫu mã giày dép là do khâu tiếp cận thị trường không quan hệ trực tiếp với các nhà nhập khẩu EU mà chủ yếu là qua trung gian.

Thời gian qua, các doanh ngiệp chủ yếu làm gia cơng cho nước ngồi nên khơng có cơ sở nào quan tâm đến đa dạng hố, nâng cao chất lượng và cải tiến mẫu mã sản phẩm xuất khẩu. do vậy chất lượng giày dép của Việt Nam chưa cao, kiểu dáng còn đơn điệu. Nếu kéo dài tình trạng này thì trong những năm tới đây khi khơng cịn được bảo trợ bởi GSP thị mặt hàng này sẽ không thể đứng vững khi sản phẩm cùng loại của Trung Quốc và ASEAN cả về giá cả và mẫu mã.

(d) Doanh nghiệp chưa coi trọng vai trị của cơng nghệ hiện đại

Theo phân tích trên ta nhận thấy các doanh nghiệp Việt Nam chưa có ý thức về vai trị của cơng nghệ tiên tiến và hiện đại. Đa số các doanh nghiệp đều ham rẻ; họ chọn mua hoặc công nghệ loại thế hệ hai của các nước công nghiệp phát triển; hoặc công

nghệ rẻ tiền của các nước châu á. Hai loại cơng nghệ này có tuổi thọ khơng lâu, hiệu quả thì lại thấp. Rốt cục, các doanh nghiệp chỉ có thể khai thác công nghệ trong một thời gian ngắn, mà các sản phẩm lại khơng có chất lượng và mẫu mã đạt tiêu chuẩn cạnh tranh quốc tế. Hiện nay, EU đã tiến tới cơng nghệ “sạch”, có nghĩa là cơng nghệ và sản phẩm đều không gây tác động xấu đến môi trường. Nếu không bắt kịp được xu hướng này, chẳng bao lâu nữa hàng hố Việt Nam sẽ khơng cịn đủ sức cạnh tranh trên thị trường EU bởi hàm lượng công nghệ quá thấp mà mức độ ảnh hưởng xấu đến môi trường lại cao.

(e) Hệ thống luật pháp kinh tế, thương mại của nước ta cịn cồng kềnh, khơng ổn định

Mặc dầu có thay đổi trong chính sách thương mại năm 1999, song Việt Nam vẫn thể hiện rõ sự bảo hộ sản xuất trong nước. Trên đường tới AFTA và WTO, Việt Nam đã phải cắt giảm hàng rào phi thuế quan (các biện pháp hạn chế nhập khẩu, phụ thu,...). Tuy nhiên, mới đây nước ta đã tăng thuế nhập khẩu 13 nhóm mặt hàng, trong đó có rượu, ơtơ, xe tải, gạch ốp lát, đồ thuỷ tinh, quạt dân dụng,...Mức tăng dao động từ 5% đến 50%. Việc tăng thuế sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu những mặt hàng này nhưng lại sẽ có lợi cho các xí nghiệp sản xuất trong nước. Do đó, tình trạng độc quyền của một số doanh nghiệp lớn sẽ nảy sinh và người tiêu dùng tất yếu phải trả thêm một khoản tiền cho hàng hoá, mà nếu xét trong bối cảnh cạnh tranh tự do, họ sẽ không phải mất khoản tiền này. Những hàng hoá nhập khẩu từ EU đương nhiên cũng khơng có ngoại lệ. Cho dù có đang được hưởng thuế diện ưu đãi đi chăng nữa, nhưng việc tăng thêm 1% thuế nhất định trên mức thuế cũ cũng sẽ gây nhiều khó khăn cho hàng hố EU vào Việt Nam.

1.2. Nhóm khó khăn liên quan đến EU

EU chưa có một chiến lược thúc đẩy xuất khẩu cụ thể đối với Việt Nam

Việt Nam chưa được coi là khách hàng quan trọng của EU nên họ chưa có một chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam đầy đủ. Thông tin về các sản phẩm của EU cịn ít, khơng đầy đủ và liên tục. Các mặt hàng mà chúng ta nhập từ EU chủ yếu là các mặt hàng truyền thống với các nhãn hiệu quen thuộc, chúng ta khơng có nhiều thơng tin về các mặt hàng mới với công nghệ thực sự mang tính đột phá. Thương vụ của

giới thiệu các sản phẩm của các cơng ty nước mình cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng như tìm hiểu nhu cầu từ phía Việt Nam.

Giá hàng hố của EU cịn cao, khơng phù hợp với tiềm năng tài chính của Việt Nam

Sản phẩm của EU được sản xuất với công nghệ cao, theo những tiêu chuẩn về kỹ thuật cao nhất, giá nhân công cao vì vậy giá thành thường cao hơn so với các mặt hàng cùng loại của một số quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia châu á như Nhật Bản, Hồng Kông, Trung Quốc. Doanh nghiệp Việt Nam lại có tiềm năng về tài chính hạn chế nên khi quyết định nhập khẩu hàng hóa từ nước ngồi, nhất là thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất, họ sẽ có xu hướng lựa chọn các sản phẩm có chất lượng tương tự và giá thành hợp lý hơn. Nhất là trong điều kiện hiện nay khi mà vịng đời sản phẩm ngày càng ngắn đi thì giải pháp của các doanh nghiệp Việt Nam cũng là hợp lý.

EU chưa có một kênh phân phối sản phẩm chung tại thị trường Việt Nam cũng như một đầu mối xuất khẩu thống nhất sang thị trường các nước Đông Nam á

Các sản phẩm EU hiện đang có mặt tại Việt Nam đều do các hãng sản xuất, các quốc gia EU riêng biệt tổ chức giới thiệu và phân phối. EU chưa có một kênh phân phối

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hoá của việt nam sang thị trường EU giai đoạn 2001 2010 (Trang 55)