Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 và hệ

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hoá của việt nam sang thị trường EU giai đoạn 2001 2010 (Trang 80 - 81)

III. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hoá củaViệt Nam –

2. Nhóm giải pháp vi mô

2.8. Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 và hệ

thống quản lý mơi trường ISO 14000

Nói một cách khái quát, ISO 9000 là tập hợp một cách có hệ thống những kinh nghiệm quản lý chất lượng tốt nhất do Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế ISO đặt ra. Nó có tác dụng giúp các đơn vị sản xuất cải tiến hệ thống quản lý nhằm đạt được các mục tiêu tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, giảm lãng phí và tỷ lệ phế phẩm để duy trì một dạng sản phẩm ln có chất lượng đồng nhất và phấn đấu hạ giá thành..

Hiện nay, "vấn đề chất lượng" nổi lên như là một trong những yếu tố quan trọng nhất của thương mại và cơng nghiệp. Càng ngày, khách hàng EU nói riêng và

cấp như đảm bảo chất lượng hàng hoá và dịch vụ, chấp hành đầy đủ và nhanh chóng các điều kiện khác trong hợp đồng như thời hạn cung cấp, thái độ phục vụ v.v... Thông thường, khách hàng không chỉ muốn có được sản phẩm thích hợp với khả năng thanh toán của họ mà còn muốn các yêu cầu của họ phải được giải quyết một cách nhanh chóng. Vì vậy đối với một số sản phẩm xuất khẩu, việc chứng nhận phù hợp ISO 9000 gần như là một yêu cầu bắt buộc, là một trong những điều kiện giúp sản phẩm Việt Nam thâm nhập vào những thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản; tạo lợi thế và uy tín trong cạnh tranh thương mại quốc tế.

ISO 14000 là Bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường, được xây dựng trên cơ sở thoả thuận quốc tế bao gồm các yêu cầu đối với các yếu tố cơ bản có thể điều chỉnh được để thiết lập nên Hệ thống quản lý mơi trường có khả năng cải thiện mơi trường một cách liên tục tại các tổ chức cơ sở.

Cũng như Bộ tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế về quản lý (đối tượng quản lý của ISO 9000 là chất lượng, còn của ISO 14000 là mơi trường). ở các quốc gia đã có sức ép mạnh về yêu cầu bảo vệ môi trường như Hoa Kỳ, Canada, các nước EU, Nhật Bản,... Vì vậy, có thể nói rằng ISO 14000 cũng chính là một chìa khố giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể mở cánh cửa vào thị trường EU. Bởi vì các sản phẩm có chất lượng cao nhưng q trình sản xuất khơng đảm bảo các tiêu chuẩn về mơi trường thì cũng khơng được nhập khẩu vào thị tr- ường EU theo quy định của Uỷ ban Châu Âu (ECC) hoặc bị người tiêu dùng EU tẩy chay (cụ thể là mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam đang bị người tiêu dùng Anh tẩy chay).

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hoá của việt nam sang thị trường EU giai đoạn 2001 2010 (Trang 80 - 81)