Đối với Bộ tài chính

Một phần của tài liệu Tăng cường thông tin hữu ích trên báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính tại các công ty niêm yết ở việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 64 - 70)

Chương 1 : Cơ sở lý luận

3.2 Các kiến nghị và giải pháp để tăng cường thông tin hữu ích trên BCKT về

3.2.1 Đối với Bộ tài chính

- Thường xuyên tham khảo các nghiên cứu liên quan trên thế giới, xem xét có thể tiếp thu ở Việt Nam để tăng cường thơng tin hữu ích trên BCKT về BCTC

Bên cạnh thường xuyên cập nhật những thay đổi của ISA, tham khảo CMKiT các nước, xem xét tính phù hợp với điều kiện ở Việt Nam để cân nhắc có thể tiếp thu hay khơng, tiếp thu tồn bộ hay một phần chứ không nên cứng nhắc hội tụ hoặc ngại thay đổi. Tuy nhiên cũng phải tham khảo các nghiên cứu thực nghiệm liên quan cũng như các bài báo được thống kê, mô tả được đánh giá sau các cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính trên thế giới để từ đó rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam. Qua các nghiên cứu thống kê ở chương 1, tác giả nhận thấy các nghiên cứu tương tự có thể thực hiện ở Việt Nam nhằm tăng cường thông tin hữu ích trên BCKT.

- Sửa đổi, cập nhật và ban hành mới các CMKT, CMKiT

Rất nhiều các cơng trình nghiên cứu đã đề cập đến vấn đề này nhằm hồn thiện và hịa hợp hệ thống CMKT Việt Nam và quốc tế. Khuôn mẫu BCTC nên chuyển sang cơ sở nguyên tắc (Principle based) thay vì cơ sở quy định (rule based) như hiện nay. Nghiên cứu vả cập nhật chuẩn mực về các khoản mục dễ phát sinh gian lận BCTC và có độ phức tạp cao theo những nội dung của chuẩn mực quốc tế.

CMKiT là những quy định và những hướng dẫn về các nguyên tắc và thủ tục kiểm toán làm cơ sở để KTV thực hiện công việc và là cơ sở để KSCL hoạt động kiểm tốn. Vì vậy để nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tốn thì CMKiT cần được cập nhật liên tục trước những thay đổi. Đến nay Ủy ban CMKiT quốc tế đã ban hành 36 CMKiT và một chuẩn mực KSCL. Gần đây là được hiệu đính vào năm 2009. Trong khi hệ thống

CMKiT của Việt Nam đã được ban hành theo CMKiT quốc tế được soạn thảo vào năm 1994. Từ đó đến nay là một “khoảng lặng” khá dài, khi khơng có thêm CMKiT nào được sửa đổi, cập nhật. Mãi đến ngày 06 tháng 12 năm 2012, Bộ Tài Chính đã ban hành 37 CMKiT có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2014, trong đó có VSA số 700: Hình thành ý kiến kiểm tốn và BCKT về BCTC với nội dung tương tự với ISA số 700 hiện hành. Liên quan đến BCKT ban hành thêm hai chuẩn mực mới: Chuẩn mực số 705- Ý kiến kiểm tốn khơng phải là ý kiến chấp nhận toàn phần, Chuẩn mực số 706- Đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” và “Vấn đề khác” trong BCKT về BCTC để hướng dẫn bổ sung cho CMKiT số 700 với các ý kiến kiểm toán khơng phải là chấp nhận tồn phần. Tác giả nhận thấy công tác cập nhật CMKiT Việt Nam theo thông lệ quốc tế cần được chú trọng hơn nữa.

- Ban hành văn bản hướng dẫn bổ sung liên quan đến thông tin trên BCKT về BCTC bên cạnh VSA 700 “Hình thành ý kiến kiểm tốn và BCKT về BCTC”

VSA số 700 “Hình thành ý kiến kiểm tốn và BCKT về BCTC” với nội dung tương tự với ISA số 700 hiện hành. Tuy nhiên, ISA ban hành từ năm 2009 cho đến nay, khơng phải khơng có bất cập như được trình bày. Hơn nữa qua nghiên cứu ở chương 2 phát sinh các bất cập ảnh hưởng đến tính hữu ích của thơng tin trên BCKT thì chưa được giải quyết trong chuẩn mực mới này. Chuẩn mực mới chưa được áp dụng mà đề nghị hiệu chỉnh ngay chỉ qua nghiên cứu này là không khả thi. Tuy nhiên, Bộ tài chính có thể ban hành các văn bản hướng dẫn bổ sung liên quan đến các thông tin trên BCKT thông qua các bất cập như được phân tích kết quả khảo sát ở chương 2 như sau:

 Trong phần phân tích kết quả khảo sát ý kiến của người trả lời về nội dung “ý kiến kiểm toán” đã nêu BCKT truyền đạt hữu ích về mức độ đảm bảo mà cuộc kiểm toán cung cấp. Người trả lời đã hiểu đúng rằng cuộc kiểm toán được thiết kế để cung cấp sự đảm bảo hợp lý chứ không phải tuyệt đối. KTV chỉ đảm bảo rằng BCTC khơng

cịn sai sót trọng yếu chứ khơng đảm bảo sự chính xác của BCTC. Mặc dù người trả lời dường như hiểu rằng KTV khơng kiểm tốn mọi thứnhưng có thể khơng hiểu mức độ đảm bảo liên quan đến khái niệm trọng yếu. Những sai sót được coi là trọng yếu nếu những sai sót này khi xét riêng lẻ hoặc tổng hợp lại được xem xét ở mức độ hợp lý, có thể gây ảnh hưởng tới quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC (VSA 320). KTV áp dụng khái niệm mức trọng yếu cả khi lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện cuộc kiểm tốn, khi đánh giá ảnh hưởng của các sai sót đã phát hiện trong q trình kiểm tốn, kể cả ảnh hưởng của những sai sót chưa được điều chỉnh (nếu có) đối với BCTC và khi hình thành ý kiến kiểm tốn. Mức trọng yếu được xem xét trong suốt q trình kiểm tốn, khi: Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu; Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo cần thực hiện; Đánh giá ảnh hưởng của các sai sót chưa được điều chỉnh (nếu có) trên BCTC và hình thành ý kiến kiểm tốn (VSA 320). Kết quả khảo sát ở bảng 2.14 cho thấy hơn một nửa số người trả lời đồng ý với ý kiến BCKT nên trình bày giải thích về mức trọng yếu thực tế mà KTV đã dựa vào để thực hiện các thủ tục kiểm tốn. Người trả lời ở đây có thể đang mong đợi có thể hiểu được các xử lý mang tính xét đốn chun mơn của KTV và mức độ các lỗi được KTV đánh giá là không trọng yếu. Từ thông tin thứ cấp thu thập được liên quan đến khái niệm trọng yếu trên BCKT, từ năm tài chính 2009, khơng như trước đây BCTC bắt buộc phải có BCKT đính kèm chứ khơng chỉ đơn giản là ghi cụm từ “đã kiểm tốn” trong báo cáo. Khi xem xét BCKT của các doanh nghiệp cơng bố, khơng ít NĐT cảm thấy băn khoăn khi thấy nội dung khá sơ lược, chung chung, nhất là cụm từ “BCTC khơng chứa đựng các sai sót trọng yếu”. Sai sót như thế nào thì được xem là trọng yếu. Thế nào là trọng yếu thì khơng có tiêu chí xác định cụ thể. Để giải quyết bất cập này tác giả nhận thấy cần giải thích về mức trọng yếu thực tế mà KTV đã dựa vào trên BCKT để người đọc có cơ sở định lượng được các rủi ro có thể phát sinh mà KTV cho là khơng trọng yếu và xem xét có ảnh hưởng đến quyết định

của mình hay khơng. Cụ thể là mức trọng yếu đối với tổng thể BCTC là bao nhiêu, tiêu chí xác định là gì.

 Như kết quả phân tích bảng 2.5 thể hiện phần đông người trả lời đã không đồng ý với ý kiến về hoạt động liên tục. Họ cho rằng BCKT chấp nhận tồn phần khơng đảm bảo cho khả năng hoạt động liên tục của đơn vị. Điều này hàm ý về nhu cầu của người đọc cần thêm thơng tin liên quan đến tình trạng hoạt động liên tục của đơn vị. Kết quả phân tích ở bảng 2.13 cho thấy phần lớn người trả lời đồng ý với nhận định “BCKT nên trình bày rõ ràng đánh giá của KTV về tình trạng hoạt động liên tục của khách hàng”. Điều này thể hiện nhu cầu cần ý kiến của KTV về tình trạng sức khỏe chung cũng như tồn cảnh tương lai của đơn vị được kiểm tốn. Qua thơng tin thứ cấp thu thập được liên quan đến khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp niêm yết. KTV thậm chí khơng cảnh báo được các rủi ro về khả năng hoạt động liên tục của khách hàng dẫn đến doanh nghiệp bị phá sản hoặc mất khả năng thanh toán ngay sau kiểm toán. Đánh giá của KTV về giả định hoạt động liên tục là rất cần thiết bởi BCKT với ý kiến chấp nhận toàn phần chỉ dừng lại ở ý kiến của KTV cho sự trung thực và hợp lý của thơng tin tài chính hiện tại. Một BCKT đẹp khơng phản ánh được tình trạng hoạt động liên tục của doanh nghiệp trong tương lai. Phần lớn nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam lại thiếu những kiến thức cần thiết về kiểm toán, tài chính nên có nhiều hạn chế trong cách nhìn nhận, đánh giá thơng tin. Theo CMKiT Việt Nam 570 “hoạt động liên tục”, phần trách nhiệm của KTV có nêu “KTV có trách nhiệm thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm tốn thích hợp về tính hợp lý của giả định hoạt động liên tục mà Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán đã sử dụng khi lập và trình bày BCTC, và kết luận liệu cịn có yếu tố không chắc chắn trọng yếu nào liên quan tới khả năng hoạt động liên tục của đơn vị hay khơng. KTV vẫn có trách nhiệm này ngay cả khi khn khổ về lập và trình bày BCTC được sử dụng để lập báo cáo không quy định rõ về việc Ban Giám đốc phải thực hiện đánh giá cụ thể về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị” và “Tuy nhiên, như đã đề cập trong VSA số 200, khả

năng phát hiện sai sót trọng yếu của KTV có những hạn chế vốn có mà ảnh hưởng tiềm tàng của các hạn chế này là lớn hơn đối với các sự kiện hoặc điều kiện trong tương lai có thể dẫn đến khả năng đơn vị không thể hoạt động liên tục. KTV khơng thể dự đốn được các sự kiện hoặc điều kiện này. Do đó, khi BCKT khơng đề cập đến tính khơng chắc chắn về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị được kiểm tốn, điều đó khơng có nghĩa là khả năng hoạt động liên tục của đơn vị được kiểm toán đã được đảm bảo”. Liệu người đọc có hiểu được điều này. Như kết quả khảo sát cho thấy người đọc có lẽ đã không nhận ra được những hạn chế vốn có này nên có thể có những hiểu nhầm về trách nhiệm của KTV đối với tình trạng hoạt động liên tục của đơn vị. Để giải quyết bất cập này tác giả đề nghị nên thể hiện nội dung hạn chế này trên BCKT chấp nhận toàn phần để người đọc có thơng tin hữu ích hơn, tránh sự hiểu nhầm và cẩn trọng hơn khi ra quyết định đối với BCKT với ý kiến chấp nhận toàn phần.

Kết quả phân tích bảng 2.16 cho thấy trên 66% người trả lời đồng ý với ý kiến “trình bày các rủi ro có thể dẫn đến sai sót trọng yếu và cách thức của các nhà quản lý để kiểm sốt chúng”. Từ thơng tin thứ cấp liên quan đến việc cảnh báo rủi ro và mức độ ảnh hưởng của rủi ro, BCKT được coi là phương tiện trao đổi thơng tin chính thức giữa KTV và người sử dụng BCTC. Tuy nhiên, không phải khi nào phương tiện này cũng chuyển tải đúng và đủ những thông tin mà người sử dụng BCTC mong chờ, nhất là với nhà đầu tư vào doanh nghiệp niêm yết. Đa phần những người sử dụng BCKT khơng có kiến thức chun sâu về kế tốn, kiểm tốn, vì vậy việc ước lượng những tác động và ảnh hưởng của khoản mục được loại trừ hoặc lưu ý đến BCTC là khơng đơn giản. Hậu quả là, có nhiều BCKT gặp phải sự phản ứng mạnh từ phía người sử dụng thơng tin khi các rủi ro phát sinh. Từ đây có thể rút ra được sự cần thiết của KTV trong việc trình bày những rủi ro KTV đánh giá có thể phát sinh khi sự việc thực tế xảy ra làm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC ảnh hưởng đến nhà đầu tư chứ không chỉ dừng lại ở việc đánh giá thơng tin có trung thực và hợp lý. Cũng giống như thơng tin về khả

năng hoạt động liên tục của đơn vị, đối với các BCKT có ý kiến ngoại trừ và lưu ý thì việc ước lượng mức độ ảnh hưởng đối với nhà đầu tư là rất khó khăn, rất cần KTV cảnh báo rủi ro và mức độ ảnh hưởng của rủi ro.

 Theo tác giả, khi trình bày BCKT theo hướng dẫn của CMKiT, có thể nói BCKT được trình bày q đơn giản và thẳng thắn. Các nhà đầu tư nhận được ít thơng tin từ các KTV để có thể đánh giá, phân biệt giữa các công ty với nhau. Các chủ đề chính của BCKT thì đang sử dụng những từ tiêu chuẩn như “đảm bảo hợp lý”, “sai lệch trọng yếu” và “trình bày hợp lý”. Thực tế những người sử dụng BCKT có thể không hiểu được hết hàm ý của những từ này. Trong “Báo cáo của KTV”- một bài viết của Hiệp hội kế toán ở Anh và xứ Wales (ICAEW), một nhóm nghiên cứu đã xem xét rằng liệu cách dùng từ trong BCKT có đáp ứng mong đợi của các cổ đơng hay khơng. Nhóm này có nêu BCKT thì q rập khn và tiêu chuẩn hóa. Tác giả nhận thấy cần xem xét đến yêu cầu giải thích ngắn gọn về nội dung của quy trình kiểm tốn và các hạn chế liên quan đến quy trình này như tính trọng yếu, kỹ thuật chọn mẫu và thực hiện thử nghiệm…Giới hạn trách nhiệm của KTV cũng cần nêu rõ trên BCKT nhằm hạn chế những mong muốn của người sử dụng BCKT về trách nhiệm của KTV quá rộng, vượt qua khỏi những gì thuộc về trách nhiệm của KTV đối với đơn vị được kiểm toán. Giới hạn trách nhiệm của KTV có thể nêu trên BCKT rằng cơng việc kiểm tốn BCTC khơng nhằm nêu lên khả năng quản lý của BGĐ đơn vị, đầu tư vào đơn vị có tốt hay khơng và liệu đơn vị có đạt được các mục tiêu chiến lược hay khơng. Đối với các khu vực ước tính trọng yếu trên BCTC mang tính xét đốn của KTV cũng nên thể hiện rõ trên BCKT. Đối với các từ ngữ mang tính tiêu chuẩn chun mơn trên BCKT như “đảm bảo hợp lý” cũng cần giải thích thêm để người đọc nhận thức được tốt hơn thơng tin được trình bày. Theo CMKiT Việt Nam số 200, “đảm bảo hợp lý” là: “ trong bối cảnh của cuộc kiểm toán BCTC, đảm bảo hợp lý là sự đảm bảo ở mức độ cao nhưng không phải là tuyệt đối”; Đối với cụm từ “trung thực và hợp lý”, W.

Smieliauskas, R. Craig, và J. Amernic (2008) đề nghị BCKT cần được sửa đổi để thay thế các từ “trung thực và hợp lý” bằng “rủi ro sai sót trọng yếu có thể chấp nhận được”. Tác giả cũng đánh giá cao quan điểm này và đề xuất thay thế. Với việc thay thế cụm từ sẽ thể hiện rõ hơn mục tiêu truyền đạt của KTV là kiểm toán dựa trên rủi ro và trọng yếu. Nó cũng thống nhất với thuật ngữ KTV dùng trong các kết luận khi KTV thực hiện thủ tục kiểm tốn của mình.

- Phối hợp với Hội nghề nghiệp kiểm toán tăng cường hoạt động KSCL KTĐL: Số lượng các cơng ty kiểm tốn ở Việt Nam ngày một tăng nhanh, việc tăng cường hoạt động kiểm tra, KSCL từ bên ngoài là hết sức cần thiết và quan trọng để đảm bảo là tất cả các KTV phải đạt được tiêu chuẩn nghề nghiệp và duy trì năng lực ở mức cao khi cung cấp dịch vụ kiểm toán. Việc tăng cường hoạt động KSCL sẽ giúp đảm bảo việc tuân thủ các chuẩn mực nghể nghiệp của các KTV trong cơng ty kiểm tốn, gia tăng độ tin cậy về nghề nghiệp, thúc đẩy hoạt động đào tạo và nâng cao trình độ chun mơn của các cơng ty kiểm tốn, góp phần tổ chức tốt các cơng ty kiểm tốn và hồn thiện tốt các phương pháp làm việc. Từ đó sẽ góp phần đảm bảo tính khách quan của KTV trong việc đưa ra ý kiến kiểm toán và đảm bảo năng lực của KTV trong việc nhận diện rủi ro, đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro để diễn giải thông tin trên BCKT làm tăng thơng tin hữu ích cho người sử dụng BCKT.

 Đối chiếu, so sánh với các quy định liên quan đã ban hành trước khi ban hành quy định mới để đảm bảo tính nhất quán giữa các quy định.

Một phần của tài liệu Tăng cường thông tin hữu ích trên báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính tại các công ty niêm yết ở việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w