Chương 1 : Cơ sở lý luận
3.2 Các kiến nghị và giải pháp để tăng cường thông tin hữu ích trên BCKT về
3.2.2 Đối với công ty niêm yết
- Chú trọng tính chính trực của Ban giám đốc: Nhà quản lý là người thiết lập nên bản sắc văn hóa của cơng ty. Do đó, khi nhà quản lý chính trực văn hóa của cơng ty sẽ được lan rộng, phổ biến và ảnh hưởng đến các bên có liên quan. Nhà quản lý chính trực thể hiện khơng tham ơ, hối lộ, không gian lận, không áp đặt ý kiến chủ quan vào số liệu kế tốn.
- Gia tăng tính độc lập của Ban kiểm sốt: Cần tăng cường tỷ lệ các thành viên từ bên ngồi cơng ty vào Ban kiểm soát bằng cách giao cho Hội đồng quản trị lựa chọn và đệ trình để Đại hội đồng cổ đông thơng qua. Bên cạnh đó, cơng ty niêm yết cần thường xuyên thực hiện đánh giá đối với Ban kiểm sốt để tránh tình trạng lập Ban kiểm sốt chỉ là hình thức. Cũng trên cơ sở đó để thực hiện các chế độ về thù lao cho Ban kiểm soát hàng năm.
Xây dựng hệ thống KSNB đối với BCTC phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp, đảm bảo phù hợp giữa chi phí và lợi ích. Hệ thống KSNB của doanh nghiệp hữu hiệu và hiệu quả giúp ngăn chặn, phát hiện và loại bỏ các sai sót, gian lận trong q trình xử lý dữ liệu kế tốn để thơng tin đầu ra đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và sự minh bạch. Các rủi ro phát sinh gian lận, sai sót trên BCTC giảm xuống đáng kể. Đây là giải pháp trung gian giúp tăng cường thơng tin hữu ích trên BCKT về BCTC.
Bên cạnh những lợi ích kinh tế, những hợp đồng có thời gian dài thường kéo theo những mối quan hệ mang tâm lý nhượng bộ những khách hàng quen biết và xu hướng dựa và những số liệu kiểm toán của các năm trước để lập BCKT cho năm sau. Để khắc phục được những thách thức từ mối quan hệ kiểm toán và khách hàng, cần thực hiện việc chuyển đổi các cơng ty kiểm tốn. Các hợp đồng kiểm tốn chỉ nên được kí kết với một thời hạn ngắn.
3.2.3Đối với cơng ty kiểm tốn
Trong thời gian vừa qua, sự đổ vỡ hay mất thanh khoản của nhiều doanh nghiệp niêm yết như DVD hay CTCK SME, những năm trước đây là câu chuyện của BBT, Vinashin…, đã kéo theo những vụ “lùm xùm” trong hoạt động kiểm toán BCTC. Nhà đầu tư nghi ngờ tính khách quan trong BCKT của một số doanh nghiệp trên TTCK. Việc nghi ngờ hẳn là có nguyên nhân, có thể là nguyên nhân chủ quan hay khách quan. Về chủ quan, có thể là tình trạng cơng ty kiểm tốn và doanh nghiệp được kiểm toán thỏa hiệp với nhau để đưa ra một kết quả kiểm toán "đẹp". Vấn đề quản trị chất lượng
của các doanh nghiệp kiểm toán vẫn chưa được coi trọng đúng mức tạo điều kiện cho sự thỏa hiệp diễn ra. Liệu chất lượng BCKT có thực sự góp phần tạo ra giá trị gia tăng và góp phần tạo sự khác biệt với cùng một BCKT do một cơng ty kiểm tốn khác cung cấp. Vấn đề nằm trong “ý thức chất lượng” của lãnh đạo các cơng ty kiểm tốn và nằm trong đạo đức, kiến thức và kinh nghiệm của mỗi KTV. Dường như ở Việt Nam các KTV chú trọng nhiều hơn đến tính “chuẩn tắc” trong công việc. Trong khi, công việc kiểm tốn chỉ có thể mang lại giá trị gia tăng khi KTV phải là nhà tư vấn độc lập đích thực. Để đạt được như vậy KTV cần có sự am hiểu thị trường tài chính, khả năng nhìn nhận và đánh giá được rủi ro từ việc kiểm toán BCTC. Các đề xuất cụ thể như sau để góp phần đảm bảo chất lượng dịch vụ kiểm tốn, từ đó tăng cường thơng tin hữu ích trên BCKT về BCTC:
- Bản thân KTV: Trước tiên bản thân KTV phải ý thức được trách nhiệm của mình đối với cơng việc. Tinh thần tuân thủ chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp ln giữ vững và duy trì. Chủ động học hỏi, rèn luyện chun mơn, nghiệp vụ, kỹ năng. Đây là yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng của hoạt động kiểm toán.
- Phát triển và nâng cao trình độ chun mơn của đội ngũ KTV: Hàng năm các
cơng ty kiểm tốn cần có kế hoạch tuyển dụng cũng như đào tạo cho nhân viên mới phù hợp với nhu cầu về nhân lực phục vụ cho công việc. Thực hiện bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên theo từng cấp bậc để đáp ứng yêu cầu công việc tương ứng. Thường xuyên cập nhật kiến thức liên quan đến hoạt động nghề nghiệp. Các cơng ty kiểm tốn Việt Nam nên tham khảo nội dung, cách thức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán của các nước có hoạt động kiểm tốn phát triển. Một phương pháp tiếp cận và hội nhập nhanh là các công ty kiểm toán Việt Nam tranh thủ phối hợp với các công ty kiểm tốn nước ngồi trong việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, trao đổi và học tập kinh nghiệm nghề nghiệp. Thời gian gần đây, một số cơng ty kiểm tốn Việt Nam đã dần gia nhập thành viên Tập đoàn các cơng ty kiểm tốn lớn trên thế giới đều
có chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên. Đây cũng là một phương thức để phát triển nguồn nhân lực, quốc tế hóa đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tốn, nâng cao uy tín nghề nghiệp kiểm tốn.
- Bên cạnh đó cơng ty phải có chính sách về tiền lương hợp lý, đây cũng là yếu tố quan trọng để thu hút và duy trì nguồn nhân lực đạt u cầu cho cơng việc địi hỏi chất xám và áp lực như hoạt động kiểm toán. Yếu tố đảm bảo thu nhập hợp lý cho nhân viên cũng thường được u cầu khi các cơng ty kiểm tốn Việt Nam muốn gia nhập là thành viên của các Tập đồn kiểm tốn lớn trên thế giới.
- Để giám sát và đánh giá hoạt động kiểm tốn trong nội bộ cơng ty kiểm tốn, hoạt động quản lý kiểm toán cần thường xuyên cải tiến và duy trì để nâng cao chất lượng hoạt động nghề nghiệp của công ty và mang lại hiệu quả cho hoạt động. Đây là yêu cầu đối với đội ngũ lãnh đạo, quản lý của cơng ty kiểm tốn. Cơng ty kiểm toán cần rà soát, chấn chỉnh quy trình soạn thảo và phát hành BCKT nhằm đảm bảo chất lượng của BCKT. Bên cạnh đó phải giám sát, tổ chức kiểm tra công việc thực hiện theo quy trình.
- Giảm thiểu sự cạnh tranh khơng lành mạnh giữa các cơng ty kiểm tốn bằng cách hạ thấp giá phí kiểm tốn và sự thõa hiệp với đơn vị được kiểm toán : Năng lực
cạnh tranh của các cơng ty kiểm tốn được đánh giá bởi các yếu tố nội tại bên trong công ty và các yếu tố tác động bên ngồi cơng ty đó. Có thể thấy rằng năng lực cạnh tranh của các cơng ty kiểm tốn Việt Nam cịn hết sức khiêm tốn so với các hãng kiểm toán quốc tế đã có bề dày lịch sử như Big4. Trong thời gian gần đây nhiều công ty kiểm tốn đã hạ thấp giá phí và thõa hiệp với đơn vị được kiểm tốn để có được khách hàng. Để có lợi nhuận thì một số thủ tục vàquy trình kiểm tốn đã bị cắt giảm. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dịch vụ kiểm tốn. Từ đó làm giảm niềm tin của người sử dụng BCKT, uy tín các cơng ty kiểm tốn nói chung bị sụt giảm. Vấn đề này cần được các cơng ty kiểm tốn xem xét lại để lấy lại lòng tin của người sử dụng
BCKT và để đảm bảo sự phát triển bền vững của công ty. Bản thân các cơng ty kiểm tốn cũng cần minh bạch các chi phí kiểm tốn bằng việc lưu giữ và trình bày số liệu về thời gian thực hiện mỗi cuộc kiểm tốn và mức phí áp dụng cho khách hàng. Ngồi ra cũng cần cân nhắc các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí kiểm tốn như danh tiếng của các hãng kiểm toán, hiệu suất và kinh nghiệm thực hiện kiểm toán.
- Một đề xuất khác là để giúp tiết kiệm thời gian, cơng sức, các cơng ty kiểm tốn nếu có điều kiện nên thiết lập các phần mềm kiểm toán. Trong điều kiện khoa học, công nghệ thông tin phát triển như hiện nay điều này sẽ khơng khó khăn lắm để thực hiện. Trên thế giới đã có nhiều cơng ty kiểm tốn thiết lập và sử dụng các chương trình phần mềm kiểm tốn. Ở Việt Nam các cơng ty kiểm tốn Big4 và một số cơng ty kiểm toán cũng đã áp dụng. Đây cũng là một chỗ dựa để các cơng ty kiểm tốn Việt Nam tham khảo và cân nhắc để thiết kế cho cơng ty mình.
3.2.4Đối với Hội nghề nghiệp kiểm tốn
- Nâng cao trình độ KTV: Chất lượng hoạt động kiểm toán trước hết phụ thuộc vào nguồn nhân lực, trình độ của người có chứng chỉ KTV. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, nghể KTĐL ở Việt Nam sẽ có nhiều lợi ích lớn nếu chứng chỉ hành nghể kiểm toán của Việt Nam được cộng đồng quốc tế công nhận. Việt Nam cần nghiên cứu, xem xét thông lệ, tiêu chuẩn quốc tế để đào tạo cấp chứng chỉ KTV. Các nội dung cần hoàn thiện liên quan đến thi và cấp chứng chỉ KTV bao gồm:
Bộ tài chính cần chuyển giao cơng việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ hành nghề kế toán, kiểm toán cho Hội nghề nghiệp kiểm tốn. Theo thơng lệ quốc tế thì các hội nghề nghiệp sẽ thực hiện tổ chức thi và cấp chứng chỉ hành nghề.
Thay đổi chương trình, nội dung học và thi KTV: Nội dung, chương trình học, ơn thi phải đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn quốc tế, mang tính thực tiễn và sát với thực tế nghề nghiệp.
Hoàn thiện tổ chức thi chứng chỉ KTV cấp Nhà nước: Hiện tại, nhu cầu KTV của các cơng ty kiểm tốn rất lớn. Trong khi đó, hàng năm chỉ tổ chức thi 1 đợt. Mỗi đợt thi các thí sinh phải học đến 7 mơn trong một thời gian ngắn và thi rịng rã trong 4 ngày. Do đó, cần hồn thiện tổ chức thi mà cụ thể là: Xem xét việc phân chia kỳ thi KTV thành hai đợt thi trong năm nhằm giảm bớt áp lực kỳ thi. Kế hoạch thi KTV trong năm cần được công bố ngay từ đầu năm để người học chủ động sắp xếp thời gian, công việc.
- Kết hợp với Bộ tài chính, UBCKNN giám sát hoạt động của các cơng ty kiểm tốn, hạn chế sự cạnh tranh bằng cách giảm giá phí, thỏa hiệp với khách hàng. Hội nghề nghiệp cần xử lý nghiêm các trường hợp KTV, cơng ty kiểm tốn phát hành BCKT sai phạm.
- Tham gia cùng với Bộ tài chính hiệu đính và ban hành thêm các chuẩn mực liên quan đến BCKT BCTC.
- Kết hợp với Bộ tài chính để tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện luật KTĐL, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và các CMKiT của các cơng ty kiểm tốn. 3.2.5Đối với UBCKNN
Xây dựng chỉ số minh bạch thông tin đối với cơng ty niêm yết: Đến nay, vẫn chưa có bộ chỉ số minh bạch thơng tin chính thức nào được áp dụng để đo lường mức độ minh bạch thông tin của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam. Việt Nam cần xúc tiến thực hiện để tăng tính minh bạch của thơng tin tài chính cũng như góp phần tăng cường thơng tin hữu ích trên BCKT về BCTC. Điều này là phù hợp với thông lệ các quốc gia.
Quan tâm hơn nữa đối với chất lượng niêm yết và cơ chế điều hành thị trường chứng khoán: UBCKNN chủ động và tích cực hợp tác quốc tế nhằm có được sự tư vấn và hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế cho vấn đề quản trị công ty, giúp thị trường chứng
khoán hoạt động minh bạch và hiệu quả hơn nữa, nâng cao chất lượng thông tin trên thị trường.
Kết quả phân tích khảo sát ở bảng 2.15 cho thấy trên 70% người trả lời đồng ý với ý kiến “đánh giá về chất lượng của hệ thống KSNB nên được trình bày trên BCKT”. Điều này thể hiện nhu cầu thông tin của nhà đầu tư để có thể hiểu được sâu sắc bên trong doanh nghiệp mà mình đầu tư. Trên 66% (bảng 2.16) người trả lời đồng ý với ý kiến “trình bày các rủi ro có thể dẫn đến sai sót trọng yếu và cách thức của các nhà quản lý để kiểm sốt chúng”. Nhu cầu thơng tin của người trả lời về các vấn đề này là có cơ sở, hiện tại BCKT chỉ thể hiện ý kiến của KTV về tính trung thực và hợp lý của BCTC. Những điểm yếu kém của hệ thống KSNB nếu có hoặc những rủi ro có thể phát sinh theo đánh giá của KTV mà đơn vị có thể kiểm sốt và chú ý (nếu có) chỉ được thể hiện trên thư quản lý gửi cho Ban quản trị, Ban giám đốc đơn vị được kiểm tốn. Do đó nhà đầu tư khơng biết được các thơng tin này để có thể đánh giá sâu sắc hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp khi có ý định đầu tư lâu dài. Thực tế hiện nay, trong thư quản lý KTV thường nêu ra các vấn đề còn yếu kém trên tất cả các khía cạnh liên quan đến việc lập và trình bày BCTC có thể bị sai lệch. Thư quản lý khơng bắt buộc phải đính kèm BCTC đã được kiểm tốn nên chỉ được gửi cho HĐQT, ban giám đốc doanh nghiệp được kiểm tốn. Vì thế, nhà đầu tư thường khơng biết đến thư quản lý mà KTV gửi cho doanh nghiệp niêm yết. Thiết nghĩ đây cũng là yếu tố thông tin quan trọng cho nhà đầu tư để đánh giá trước khi ra quyết định đầu tư. Vậy việc cơng bố cơng khai nếu có cùng với BCKT đính kèm sẽ góp phần mang đến thơng tin hữu ích cho nhà đầu tư.
Thống nhất nội dung các văn bản pháp luật chi phối đến tổ chức và hoạt động của Ban kiểm sốt: Bộ tài chính hoặc Ủy ban chứng khốn xây dựng điều lệ mẫu cho Ban kiểm soát giống như đã ban hành điều lệ mẫu cho các công ty niêm yết nhằm mục đích thống nhất trong hoạt động của tổ chức và Ban kiểm sốt và tăng cường tính hiệu
quả. Để xây dựng điều lệ phù hợp có thể tham khảo những điều lệ mẫu của các nước trên thế giới sửa đổi phù hợp với điều kiện môi trường ở Việt Nam, đặc thù công ty.
3.2.6Đối với người sử dụng BCKT
Một lý do khách quan làm giảm tính hữu ích của thơng tin trên BCKT là khoảng cách hợp lý, tức những người sử dụng BCTC tại Việt Nam thiếu những kiến thức cần thiết về kiểm tốn nên có nhiều hạn chế trong cách nhìn nhận thơng tin trên BCKT. KTV nên tăng cường công tác tuyên truyền về vai trò và trách nhiệm của KTV đến các thành phần như các cổ đông, các hội doanh nghiệp. Hoặc một cách thay thế khác là tìm kiếm cơ hội để giáo dục cho các nhà báo có sức ảnh hưởng đến cơng chúng về chức năng và cơng việc của KTV. Từ đó các nhà báo có thể báo cáo các sự kiện ảnh hưởng xấu đến KTV theo cách có am hiểu hơn và ít làm náo động dư luận hơn. Thông qua các cuộc hội thảo chuyên đề, các buổi tập huấn, trao đổi thông tin của các công ty kiểm tốn, giải thích các nội dung về các thông tin chính trên BCKT như những hạn chế tiểm tàng của cuộc kiểm toán, trách nhiệm của KTV, trách nhiệm của nhà quản lý doanh nghiệp được kiểm toán, trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận, q trình kiểm tốn và cơng việc mà KTV đã thực hiện để đảm bảo đầy đủ trách nhiệm của mình, việc xét đốn trong việc thu thập thơng tin và hình thành ý kiến. Như vậy sẽ giúp nâng cao kiến thức, kỹ năng cho nhà đầu tư, nhằm hạn chế những nhận thức sai lệch về các thông tin trên.
3.3Những hạn chế của đề tài
- Hạn chế khách quan
Khối lượng tư liệu liên quan đến đề tài rất lớn, người viết chỉ có thể nghiên cứu được