Năm 2003: chính thức bỏ hạn ngạch nhập khẩu linh kiện xe máy.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH QUẢN lý NHẬP KHẨU BẰNG hạn NGẠCH của VIỆT NAM từ 1986 đến NAY góc NHÌN từ hạn NGẠCH NHẬP KHẨU LINH KIỆN lắp ráp XE (Trang 28 - 31)

Thực hiện theo Cơ chế điều hành quản lý XNK, sản xuất lắp ráp xe máy giai đoạn 2003 - 2005 của Chính phủ tại QĐ 147/2002/QĐ-TTg, từ năm 2003, Chính phủ khơng quản lý việc nhập khẩu bộ linh kiện xe máy bằng hạn ngạch,

các doanh nghiệp được nhập khẩu và sản xuất theo năng lực. Tuy nhiên, để

tránh tình trạng lộn xộn trong hoạt động nhập khẩu, sản xuất lắp ráp đã từng diễn ra trong thời gian trước đó, đồng thời giải quyết bài tốn hạn chế tình trạng xe máy gia tăng quá nhanh gây ùn tắc, tai nạn giao thơng, Chính phủ đã có hàng

loạt các quy định quản lý chặt chẽ về kỹ thuật và chất lượng xe máy, các biện

pháp kinh tế và hành chính để nâng cao chất lượng và kiềm chế sự gia tăng số

lượng xe máy lưu thông ở các đô thị, thành phố lớn.

* Theo chỉ đạo của Chính phủ, một đợt kiểm tra các doanh nghiệp trong nước và liên doanh sản xuất xe gắn máy đã được tiến hành trước khi bãi bỏ hạn ngạch. Chỉ doanh nghiệp nào đạt đủ tiêu chuẩn được Bộ Công Nghiệp xác nhận hoặc thực hiện đúng các quy định theo Giấy phép đầu tư thì mới tiếp tục được nhập khẩu, sản xuất lắp ráp xe máy và được cấp giấy chứng nhận đăng kiểm sản phẩm.

* Theo quy định của Chính phủ tại văn bản số 1665/CP-KTTH tất cả xe máy, động cơ và phụ tùng xe máy NK đều phải được giám định về chất lượng. Cơ quan hải quan sẽ chỉ làm thủ tục nhập khẩu đối với những lơ hàng có đủ các tiêu chuẩn về kỹ thuật và chất lượng. Đồng thời, Cục đăng kiểm cũng chỉ cấp giấy chứng nhận đăng kiểm cho những xe máy xuất xưởng khi đã đáp ứng đủ các tiêu chuẩn chất lượng quy định.

* Bộ Tài chính ban hành tăng mức thu lệ phí trước bạ và lệ phí lưu hành mơ tơ, xe máy ở các thành phố, thị xã; sửa đổi, tăng mức bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

* Theo QĐ 147/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ các sản phẩm xe máy tại VN không đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và đăng kiểm chất lượng thì khơng được phép lưu hành. Các loại phụ tùng lắp ráp xe (gồm cả nhập khẩu và sản xuất trong nước) phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, hợp pháp và đăng ký chất lượng sản phẩm theo quy định.

* Biểu thuế nhập khẩu phụ tùng, linh kiện xe máy, giá tối thiểu tính thuế đối với xe máy, động cơ và phụ tùng xe máy nhập khẩu được ban hành. Việc tính thuế nhập khẩu linh kiện xe máy được quản lý chặt chẽ hơn, nhằm tránh việc lợi dụng gian lận thuế nhập khẩu ưu đãi. Bộ Công an được giao xử lý nghiêm các doanh nghiệp có hành vi gian lận thương mại, trốn thuế, bn bán các mặt hàng xe máy và phụ tùng xe máy nhập lậu, quản lý chặt chẽ việc đăng ký lưu hành xe hai bánh gắn máy.

* Bộ Công nghiệp cùng Hiệp hội Xe đạp - Xe máy đề xuất giải pháp sắp xếp lại ngành công nghiệp sản xuất xe hai bánh gắn máy và phụ tùng theo hướng các doanh nghiệp tăng cường liên doanh liên kết để sản xuất, hoặc cùng nhau hình thành một số doanh nghiệp lớn có đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường nội địa, khu vực và quốc tế. Không cho phép thành lập thêm doanh nghiệp sản xuất lắp ráp xe hai bánh gắn máy.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH QUẢN lý NHẬP KHẨU BẰNG hạn NGẠCH của VIỆT NAM từ 1986 đến NAY góc NHÌN từ hạn NGẠCH NHẬP KHẨU LINH KIỆN lắp ráp XE (Trang 28 - 31)