Tác động tích cực sau sự thay đổi này:

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH QUẢN lý NHẬP KHẨU BẰNG hạn NGẠCH của VIỆT NAM từ 1986 đến NAY góc NHÌN từ hạn NGẠCH NHẬP KHẨU LINH KIỆN lắp ráp XE (Trang 31 - 33)

Việc xóa bỏ cơ chế quản lý nhập khẩu bằng hạn ngạch đối với linh kiện lắp ráp xe máy không những chỉ phù hợp với các cam kết của Việt Nam trong tiến trình hội nhập mà còn là một động lực chính giúp cho giá xe máy trong nước giảm mạnh, các doanh ngiệp lắp ráp trong nước có cơ hội cạnh tranh với

các liên doanh nước ngồi.

Lí do là khi chúng ta bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu linh kiện xe máy thì những cơ sở sản xuất trong nước vốn đã có thế đứng từ trước đó có khả năng phát huy thêm năng lực sản xuất và lắp ráp của doanh nghiệp mình, có thể tận dụng được triệt để cơng suất của những dây chuyền máy móc thiết bị mà doanh nghiệp mình đã đầu tư lúc ban đầu, xóa bỏ hồn tồn tình trạng khơng có linh kiện để láp ráp, gây lãng phí tiền của. Khơng cịn bị ràng buộc bởi tiêu chuẩn tối thiểu 20% tỷ lệ nội địa hóa, các doanh nghiệp trong nước vừa và nhỏ có thể liên kết nhằm tăng sức cạnh tranh với những doanh nghiệp liên doanh và những doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Đồng thời cùng với quyết định bãi bỏ hạn ngạch nhập khẩu là việc Chính phủ ban hành các quy định chặt chẽ khác liên quan đến chất lượng sản phẩm đã giúp sàng lọc được các doanh nghiệp làm ăn

kém hiệu quả. Chính những điều này đã làm tăng số lượng những doanh nghiệp sản xuất hiệu quả trong nước và gián tiếp là nguyên nhân làm giảm giá thành sản phẩm xe máy nguyên chiếc.

Theo số liệu của Hiệp hội xe đạp, xe máy Việt Nam hiện nay cả nước có 45 doanh nghiệp xe máy 100% vốn trong nước đang hoạt động. Đến nay các doanh nghiệp xe máy trong nước đã phát triển khơng ngừng. Có doanh nghiệp đã lập hẳn nhà máy lắp ráp xe máy tại nước ngoài như Lisohaka, với dây chuyền 60.000xe/năm. Tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp xe máy trong nước bình thường là 70%, thậm chí xe máy của Cơng ty Sufat cịn đạt tỷ lệ nội địa hóa tới 90%. "Linh hồn" của xe máy là động cơ cũng đã được các công ty 100% vốn trong nước như T&T sản xuất. Chất lượng xe máy trong nước cũng ngày càng tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu về xe giá rẻ cho đại đa số những người có thu nhập thấp, nhất là tại nông thôn và miền núi.

Điều quan trọng nhất là khi những chiếc xe máy giá rẻ của các doanh nghiệp trong nước xuất hiện, chúng đã trở thành đối trọng với xe máy của các doanh nghiệp FDI tạo ra áp lực buộc họ phải giảm giá xe. Có thời kỳ giá xe máy của các doanh nghiệp FDI đều ở mức gần 30.000.000 đồng/xe, nhưng nhờ có sự xuất hiện của xe máy trong nước với giá từ 10.000.000 đồng/xe trở xuống, đã

buộc phải giảm giá bán xe, phải tìm nguồn cung cấp phụ tùng giá rẻ, tăng tỷ lệ nội địa hóa để cạnh tranh. Cho đến nay giá xe của các doanh nghiệp FDI có những loại chỉ 10.900.000 đồng/xe. Những chiếc xe trước kia có giá bán gần 30.000.000 đồng nay đã giảm xuống chỉ còn 15.000.000-16.000.000 đồng/xe và người tiêu dùng được hưởng lợi.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH QUẢN lý NHẬP KHẨU BẰNG hạn NGẠCH của VIỆT NAM từ 1986 đến NAY góc NHÌN từ hạn NGẠCH NHẬP KHẨU LINH KIỆN lắp ráp XE (Trang 31 - 33)