NGẠCH NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY
3.1. Thành cơng
Chính sách quản lý bằng hạn ngạch nhập khẩu của nước ta trong thời gian 1986-nay đã đạt được 1 số thành công nhất định:
- Nhờ có chính sách quản lý bằng hạn ngạch mà nhiều ngành công nghiệp trong nước đã tăng cường được khả năng cạnh tranh của mình, nâng cao năng lực sản xuất, thúc đẩy nền sản xuất trong nước phát triển.
- Tiêu dùng trong nước được định hướng hiệu quả theo mục đích của nhà nước.Ví dụ như khi nước ta cịn nghèo và chất lượng giao thơng chưa tốt, thì
việc đặt chế đọ quản lý bằng hạn ngạch với ô tô là cần thiết để giảm số lượng ô tô nhập khẩu và tiêu thụ ở thị trường nội địa.
3.2. Những tác động tiêu cực
Tuy vậy, nó cũng mang lại nhiều tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội mà bản thân nó khơng thể giải quyết nổi:
- Hạn ngạch nhập khẩu khiến quan hệ cung cầu trong nước bị bóp méo, các doanh nghiệp lợi dụng điều đó để đẩy giá lên, gây thiệt hại cho người tiêu dùng (hiện tượng độc quyền).
- Tạo ra rất nhiều khó khăn và lãng phí cho các DN đầu tư dây chuyền sản xuất quy mô lớn, nhưng không đủ nguyên nhiên liệu, linh kiện ngoại nhập để sản xuất.
- Tình trạng gian lận thương mại, buôn bán hạn ngạch diễn ra vô cùng nhức nhối, gây bức xúc trong xã hội cũng như thiệt hại cho nhà nước
- Làm các DN trong nước trở nên trì trệ, mất khả năng khả năng cạnh tranh
Có thể thấy, mỗi một quốc gia khi chọn sử dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu phi thuế quan nói chung và hạn ngạch nhập khẩu nói riêng đều mong muốn đạt được một số mục đích nhất định nào đó. Tuy nhiên, thực tế đã cho
thấy sử dụng hạn ngạch để hạn chế nhập khẩu không bao giờ là biện pháp hữu hiệu nhất và đỡ tốn kém nhất. Nó ln mang lại những tác động tiêu cực nhất định cho đời sống kinh tế, xã hội. Đó là lí do tại sao việc xóa bỏ hạn ngạch là xu thế tất yếu và là việc cần phải làm của tất cả các nền kinh tế trong điều kiện tự do hóa thương mại đang diễn ra vô cùng mạnh mẽ hiện nay. Và Việt Nam chúng ta cũng khơng nằm ngồi xu thế này.