Có rất nhiều cách đánh giá nhận xét tình hình dược phẩm. Nhưng ở đây ta sẽ đưa ra một số đánh giá về thị trường dược phẩm Việt Nam theo phân tích SWOT
* Điểm mạnh:
- Tiềm năng phát triển lớn, 88 triệu người/ 2009 và sẽ tăng lên 100 triệu người vào năm 2019.
- Sự cam kết của chính phủ về việc nâng cao sức khỏe cho toàn dân. - Các nhà sản xuất thuốc Generic trong nước đã phát triển đáng kể.
- Khá dồi dào phong phú trong lĩnh vực đông dược với tiềm năng phát triển các thuốc thuộc phạm vi không kê đơn (OPC)
* Điểm yếu
- Là một trong những thị trường dược phẩm kém phát triển nhất ở châu Á hiện nay, thể hiện qua giá trị tiêu thụ bình quân đầu người kha thấp.
- Luật bảo hộ bản quyền và sở hữu trí tuệ đang nằm ở chuẩn thấp hơn nhiều so với tiêu chuẩn quốc tế.
- Thuốc giả chiếm một lượng đáng kể trong thành phần các thuốc đang lưu hành trên thị trường.
- Hầu như khơng có sự phân biệt giữa các thuốc kê đơn hay khơng kê dơn, nhìn chung hầu hết thuốc đều có thể mua mà khơng cần toa thuốc của bác sỹ.
- Chính sách về giá thuốc khá phức tạp, có chiều hướng thiên vị cho các nhà sản xuất nội.
- Một thị trường quá phụ thuộc vào nhập khẩu, đặc biệt là đối với thuốc đặc trị, công nghệ cao và nguyên liệu thuốc (hoạt chất và tá dược). Điều này làm thị trường dễ bị tổn thương trước những biến động tiền tệ trên thế giới.
- Các công ty trong nước buộc phải tuân thủ các chuẩn mực sản xuất thuốc của quốc tế (Good Manufacturing practice – WHO), điều này khiến họ đầu tư khá tốn kém.
- Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tuyến đầu kém hiệu quả khiến cho việc tiếp cận thuốc bị vướng mắc.
- Sự độc quyền của các nhà phân phối lớn, tình trạng hoa hồng chiết khấu cho bác sỹ khó kiểm sốt.
* Cơ hội
- Sáng kiến hịa hợp ASEAN, bao gồm sự áp dụng các tiêu chuẩn quản lý của phương tây như ICH và WHO
- Sự ra đời của luật bảo hộ độc quyền trong 5 năm đối với các hồ sơ dữ liệu lâm sàng tạo điều kiện cho việc thực hiện các nghiên cứu lớn đa quốc gia. - Q trình đóng băng của thị trường sắp kết thúc và có thể thúc đẩy một sự gia tăng giá trị, bất chấp những dự đoán về khả năng sụt giảm về số lượng.
- Tái cấu trúc căn bản nghành công nghiệp dược, với sự nhấn mạnh về đầu tư nước ngoài và phát triển công nghệ sinh học.
- Giá thuốc tăng và mơi trường luật pháp tiến bộ có thể thu hút nhiều hơn sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài.
- Là thành viên tồn diện và chính thức của WTO khiến cho các hoạt động thương mại dược phẩm được cải thiện và phát triển..
* Rủi ro
- Chính quyền vẫn khơng muốn tuân thủ hoàn toàn tiêu chuẩn quốc tế về luật bảo hộ bản quyền và sỡ hữu trí tuệ.
- Sự can thiệp đáng kể của Nhà nước vào nghành cơng nghiệp dược, có phần thiên vị các cơng ty địa phương thơng qua các hình thức thuế quan và hỗ trợ.
- Hiện tượng “nhập khẩu song song – parallel import” có thể ảnh hưởng tiêu cực đến những thuốc còn bảo hộ độc quyền.
- Chính sách mới về bảo hiểm làm giảm khả năng tiếp cận và sử dụng thuốc.
Thị trường dược phẩm Việt Nam:
Vì những yếu tố tác động tiêu cực tác động như (thị trường thuốc giả hoạt động, chính sách kém về luật bảo hộ độc quyền trí tuệ khiến các doanh nghiệp nước ngồi khơng dám gia nhập thị trường…) nên thị trường tiêu dùng năm 2010 chiếm khoảng 1,7% GDP và sẽ là 2% năm 2014. Việc WHO khuyến khích các doanh nghiệp trong nước sản xuất theo mơ hình GMP đồng thời gia nhập WTO sẽ giúp ích cho việc chuẩn hóa các thuốc thành phẩm khi sản xuất đồng thời giảm thiểu được tối đa các loại thuốc giả được sản xuất trong nước và tạo điều kiện cho thuốc thành phẩm Việt Nam có cơ hội xuất khẩu sang nước khác.
Thuốc ETC vẫn tiếp tục phát triển, chủ yếu theo xu hướng phục vụ cho các loại bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch,…Thị trường thuốc OTC cũng được khuyến khích đẩy mạnh phát triển tuy nhiên vẫn cịn lùng nhùng vì chính sách phân biệt lẫn lộn giữa thuốc OTC và ETC.
Thị trường sản xuất dược phẩm trong nước hiện nay đáp ứng khoảng 60% nhu cầu sử dụng thuốc người dân. Hiện nay đã có hơn 10000 loại thuốc được đăng ký từ bộ y tế, trong đó có khoảng 60% thuốc được sản xuất ở Việt Nam. Thị trường thuốc sản xuất theo hướng truyền thống (thuốc đông tây y kết hợp) đang được chú ý và phát triển trong thời gian gần đây tuy nhiên vẫn còn bị hạn chế khá nhiều do quá trình hội nhập WTO.
Tình hình quảng cáo dược phẩm tại Việt Nam: thuốc ETC bị giới hạn khá nhiều trong việc quảng bá sản phẩm, chủ yếu thơng qua các hình thức hội thảo, tham dự hội nghị, và các tài liệu quảng cáo đều phải thông qua sự chấp nhận của bộ y tế. Thuốc OTC được chấp nhận dễ dàng hơn khi quảng cáo trên kênh truyền thơng đại chúng, qua báo, tạp chí…
Trong năm qua, thị trường thuốc giả ở nước ta chiếm 0,09% trên hơn 17000 loại thuốc hiện đang lưu hành tại Việt Nam theo số liệu điều tra của bộ y tế từ năm 2005. Sự bất cập yếu kém về quản lý thuốc tại nước ta khiến thuốc giả vẫn có cơ hội lách luật để tồn tại trong thị trường. Hằng năm thị trường thuốc giả thu lợi nhuận khoảng 450 triệu $. Các thuốc này đa số được vận chuyển từ Trung Quốc, Campuchia, Lào, Ấn Độ do quản lí yếu kém của hải quan, đi vào các nhà thuốc chưa đạt tiêu chuẩn GMP hiện hành và các thị trường chợ đen khác.
Bộ Y Tế thơng báo có khoảng hơn 500 loại thuốc y học cổ truyền đang lưu hành tại VN trong hơn 1500 phòng khám y học cổ truyền, đặc biệt là thành phố HCM, khu vục phố Tàu thuộc Quận 5. Trong đó, chỉ có 50 loại được đăng kí lưu hành hợp pháp.
Tháng 2/2010,BTY báo cáo đã bắt giám đốc công ty Pháp-Việt về việc cho lưu hành các sản phẩm thuốc giả được sản xuất tại VN nhưng khi đóng hộp được dán mác thuốc nhập khẩu.
Hệ thống bảo hiểm:
Đầu năm 2010,chính phủ thơng qua một bộ luật mới về chính sách bảo hiểm áp dụng tồn dân. Chính sách mới này khiến rất nhiều người nghèo và khơng có khả năng chi trả chi phí điều trị chịu thiệt thịi. Chính sách quy định, những người thuộc nhóm dân tộc thiểu số, những người từng có cơng với Cách Mạng sẽ phải trả 5% chi phí điều trị khi chi phí này vượt quá
97500VND. Dưới mức phí đó,chi phí sẽ được hỗ trợ miễn phí. Học sinh và nhân viên ai không mua bảo hiểm sẽ phải tự trả 20% chi phí điều trị. Ước tính có khoảng 90% Bệnh nhân tham gia trả phí khi điều trị.
Bên cạnh đó chính sách về bảo hiểm dành cho trẻ em cũng thay đổi,chi phí điều trị bằng các loại thuốc mắc tiền hoặc can thiệp phẩu thuật tim, cha mẹ bệnh nhi cũng phải tham gia trả phí. Bảo hiểm chi chi trả chi phí tối đa 29,2 triệu VND cho những trường hợp như vậy.
Vào tháng 3/2010 BYT ban hành chính sách hỗ trợ miễn phí điều trị cho trẻ em dưới 6 tuổi áp dụng cho tất cả trẻ em ở Việt Nam. Bên cạnh đó BYT hỗ trợ thêm khoảng 600 loại thuốc khác cho bệnh nhân như nhóm thuốc tim mạch, huyết áp, ung thư, tiêu chảy, thuốc hướng tâm thần được hỗ trợ từ quỹ bảo hiểm sức khoẻ quốc gia phân phối đến khắp các trạm y tế và bệnh viện toàn quốc.