Nhóm biện pháp giáo dục của nhà tường

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) một vài kinh nghiệm trong công tác thanh tra hoạt động sư phạm giáo viên ở các trường trung học phổ thông tỉnh kiên giang (Trang 29 - 33)

4. BIỆN PHÁP VÀ GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH 1 Các nhóm biện pháp

4.1.1. Nhóm biện pháp giáo dục của nhà tường

4.1.1.1. Đổi mới phong cách, lối làm việc của hiệu trưởng, cán bộ quản lý nhà trường và giáo viên

* Mục đích của biện pháp.

Trong cơng tác khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, nhà trường đóng vai trị rất quan trọng. Ban giám hiệu nhà trường và đội ngũ giáo viên cần phải đổi mới phong cách quản lý và làm việc của mình để đạt kết quả tốt nhất trong công tác này. Đội ngũ giáo viên của các trường là nhân vật chính, là lực lượng chủ chốt trong việc duy trì sĩ số, giảm thiểu số lượng học sinh bỏ học. Đội ngũ giáo viên phải là người có nhận thức sâu sắc về chủ trương xã hội hóa giáo dục và vai trị của mình trong cơng tác khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, vừa đóng vai trị giảng dạy vừa đóng vai trị giáo dục. Dưới sự chỉ đạo của hiệu trưởng, giáo viên phải biết huy động, tổ chức và thực hiện sự phối hợp với các lực lượng xã hội và cha mẹ học sinh.

* Giải pháp thực hiện.

Trong quá trình quản lý hiệu trưởng phải kết hợp nguyên tắc cứng rắn với linh hoạt, mềm dẻo trong xử lý công việc. Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao tính tập thể trong quản lý đi đôi với làm rõ trách nhiệm cá nhân. Hiệu trưởng phải chân thành lắng nghe ý kiến của mọi người với thái độ trân trọng, không ngại tiếp xúc với các ý kiến trái với ý kiến của mình, tiếp thu ý kiến đúng, thuyết phục họ về các vấn đề chưa được nhận thức đúng. Lựa chọn vấn đề đưa ra bàn bạc, vấn đề cần quyết định kịp thời trên cơ sở cá nhân. Không dựa dẫm, ba phải, theo đuôi quần chúng. Phải suy nghĩ kĩ trước khi quyết định một vấn đề nào đó, lời nói đi đơi với việc làm, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, nhạy bén, năng động, nhìn thẳng

vào sự thật và kiên quyết thay đổi những gì khơng phù hợp, khơng hiệu quả. Nắm rõ các thông tin cụ thể về quá trình dạy học trong nhà trường, đời sống, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của cán bộ giáo viên, tình hình của học sinh. Hiểu rõ giáo viên giảng dạy như thế nào, học sinh học tập rèn luyện ra sao bằng cách đi sâu kiểm tra, tìm hiểu cụ thể, chứ khơng dừng ở chỗ nghe báo cáo, dựa vào số liệu thống kê. Hiệu trưởng cũng cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học vào trong quản lý, làm việc phải có chương trình, kế hoạch, khơng gặp đâu làm đấy, làm việc phải cẩn thận, coi trọng chất lượng đi đôi với năng suất lao động. Yêu cầu cấp dưới báo cáo cần có dẫn chứng, có số liệu cụ thể, khách quan. Giao công việc cho từng người, từng bộ phận một cách cụ thể, xây dựng các quy định về khen thưởng, kỷ luật phù hợp với các quy định của nhà nước và tình hình thực tế của nhà trường, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận một cách chính xác và khách quan.

Đội ngũ nhà giáo là lực lượng có vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục, hơn ai hết, họ phải thấy được thực chất của chất lượng giáo dục. Những năm qua, do cịn nhiều bất cập trong giáo dục như: chương trình giáo dục, nội dung giáo dục, đội ngũ giáo viên với phương pháp dạy học, sự chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục đã dẫn đến chất lượng giáo dục học sinh trung học phổ thơng cịn chưa cao, tỉ lệ học sinh bỏ học nhiều. Trước thực tế đó, ngành giáo dục đã đổi mới chương trình giáo dục, phương pháp giáo dục, phương pháp quản lý giáo dục. Để thực hiện cơng việc đổi mới đó, người quyết định là đội ngũ nhà giáo. Bởi vậy đội ngũ nhà giáo cần phải nhận thức rõ trách nhiệm của mình để thực hiện được sự nghiệp đổi mới với đích cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

* Điều kiện thực hiện

học tập, tự học tập, bồi dưỡng của mình.

Cán bộ quản lý và giáo viên ngoài việc được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, cần phải quan tâm bồi dưỡng về chính trị, ngoại ngữ, tin học; có như vậy mới giúp cán bộ quản lý và giáo viên nắm được chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, có khả năng tự học, tự nghiên cứu nâng cao về chuyên môn, nắm bắt và xử lí thơng tin, tự tin trong công việc.

4.1.1.2. Chỉ đạo công tác chủ nhiệm lớp, theo dõi sâu sát tình hình học tập, hồn cảnh gia đình của học sinh có nguy cơ bỏ học.

* Mục đích của biện pháp

Nâng cao được năng lực công tác chủ nhiệm cho giáo viên, nâng cao lương tâm, trách nhiệm của nhà giáo với lòng yêu nghề, mến trẻ. Người giáo viên chủ nhiệm phải thấy được quản lý là một khoa học nhưng đồng thời cũng là một nghệ thuật, giáo viên chủ nhiệm lớp thay mặt hiệu trưởng quản lý lớp học, cần phải có những quyết định đúng đắn về chủ trương, đường lối hoạt động trong công tác chủ nhiệm lớp, về việc sử dụng đội ngũ ban cán sự lớp nhằm tổ chức tốt nhất các hoạt động của lớp, có những mối liên hệ chặt chẽ với các giáo viên trong trường, với phụ huynh học sinh, với các lực lượng giáo dục khác để thực hiện giáo dục đạo đức học sinh, nâng cao thành tích học tập của học sinh, duy trì sĩ số, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học.

* Giải pháp thực hiện

Hiệu trưởng chỉ đạo cho giáo viên chủ nhiệm luôn bám lớp, theo dõi sâu sát tình hình học tập của cả lớp, đặc biệt chú ý đến những học sinh yếu kém, có nguy cơ bỏ học, đến thăm nhà, tìm hiểu hồn cảnh gia đình của các em, có biện pháp giúp đỡ, tuyên

truyền vận động để các em hiểu được tầm quan trọng của việc học trong thời đại ngày nay. Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lập danh sách các đối tượng học sinh yếu kém báo lên Ban giám hiệu để theo dõi sự tiến bộ của các em trong từng giai đoạn.

Giáo viên chủ nhiệm phải thường xuyên dự giờ giáo viên bộ môn của lớp chủ nhiệm để nắm vững việc học tập cũng như ý thức kỷ luật của học sinh, đặc biệt quan tâm đến các học sinh cá biệt, có dấu hiệu bỏ học, đồng thời có biện pháp hỗ trợ giáo viên bộ môn trong việc quản lý học sinh, nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

Đầu năm học Hiệu trưởng phải căn cứ vào tình hình nhiệm vụ năm học đó, căn cứ vào đặc điểm của nhà trường để đề ra chiến lược, kế hoạch chủ nhiệm lớp trong một năm. Chỉ đạo cho giáo viên chủ nhiệm lớp tiến hành điều tra về tình hình chất lượng học tập của học sinh về thái độ đối với việc học tập; sự phát triển trí lực; sự phát triển thể chất; thói quen học tập và ảnh hưởng của giáo dục gia đình. Từ kết quả điều tra, giáo viên chủ nhiệm có cơ sở vững chắc để xây dựng kế hoạch chủ nhiệm một cách cụ thể, hiệu quả. Giáo viên chủ nhiệm đăng ký thực hiện duy trì sĩ số học sinh lớp và các đoàn thể trong nhà trường cùng tham gia, hiệu trưởng duyệt và giao chỉ tiêu cụ thể. Giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác này được nhà trường khen thưởng và đưa vào tiêu chuẩn xét danh hiệu cuối năm học, đồng thời những giáo viên thiếu trách nhiệm, ý thức kém sẽ bị xử lý nghiêm.

Hiệu trưởng chỉ đạo cho giáo viên chủ nhiệm phối hợp với Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp thanh niên tổ chức các hoạt động ngoài giờ phong phú đa dạng, tạo khơng khí vui vẻ, hấp dẫn thu hút học sinh như tổ chức các giải thể thao, văn nghệ, các cuộc thi, trò chơi,... nhằm tạo cho học sinh hứng thú học tập, tạo bầu khơng khí đầm ấm trong nhà trường giúp học sinh nâng cao thành tích học tập. Thơng qua các hoạt động tập thể, các hoạt động ngoài giờ, các hoạt động cơng tác xã hội, vui chơi giải trí, các em học sinh có

thể thể hiện tính chủ động sáng tạo, tích cực và có tính tập thể cao. Mặt khác, việc tổ chức các hoạt động này cũng thu hút các em học sinh đến trường, rèn luyện tinh thần tập thể, đồng thời cũng là dịp để các em đưa lý thuyết học trên lớp vào thực tiễn, qua đó các em sẽ hăng hái, học tập tốt hơn, những em chán học sẽ cố gắng vượt qua chính khó khăn của bản thân và khắc phục khó khăn của gia đình trong học tập.

* Điều kiện thực hiện

Hiệu trưởng phải thấy được vị trí, vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp đối với việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học. Ngày nay trong thời kỳ đổi mới, phải nâng cao chất lượng giáo dục địi hỏi phải có đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp có trình độ chun mơn, có kinh nghiệm trong ứng xử sư phạm và có lịng nhiệt tình, ý thức trách nhiệm với học sinh. Giáo viên chủ nhiệm có vai trị quan trọng trong giáo dục đạo đức học sinh, trong việc hình thành nhân cách học sinh và trong việc khắc phục tình trạng học sinh bỏ học.

Hiệu trưởng phải nắm vững phương pháp quản lý để có thể điều hành đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp, đem lại hiệu quả tốt trong việc duy trì sĩ số, giảm thiểu số lượng học sinh bỏ học.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) một vài kinh nghiệm trong công tác thanh tra hoạt động sư phạm giáo viên ở các trường trung học phổ thông tỉnh kiên giang (Trang 29 - 33)