Nhóm biện pháp tác động đến ý chí và hành động của học sinh

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) một vài kinh nghiệm trong công tác thanh tra hoạt động sư phạm giáo viên ở các trường trung học phổ thông tỉnh kiên giang (Trang 56 - 59)

4. BIỆN PHÁP VÀ GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH 1 Các nhóm biện pháp

4.1.5. Nhóm biện pháp tác động đến ý chí và hành động của học sinh

4.1.5.1. Mạnh dạn giao việc, động viên khích lệ học sinh vượt qua khó khăn phấn đấu vươn lên học tập tốt

* Mục đích của biện pháp

phần đơng là người dân tộc thiểu số, cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhu cầu về vật chất và tinh thần của các em còn nhiều thiếu so với học sinh ở vùng khác. Các em dễ mang mặc cảm, tự ti và xa lánh lánh người khác, nhất là đối với thầy giáo, cô giáo.

Thầy giáo và cô giáo với lương tâm và trách nhiệm, thương yêu học sinh như là con em của mình, tạo mối quan hệ thân mật, để các em mạnh dạn chia sẽ những khó khăn trong học tập và trong cuộc sống. Qua đó giúp cho các em giảm bớt tự ti và mặc cảm, lấy lại niềm tin trong cuộc sống, phấn đấu vươn lên học tập tiến bộ, hạn chế dần tình trạng chán học rồi bỏ học.

* Giải pháp thực hiện

Giáo viên chủ nhiệm lớp nên đi sâu, đi sát trong việc quản lý học sinh; sắp xếp thời gian đến thăm từng nhà học sinh, tìm hiểu cuộc sống gia đình, mối quan hệ những người trong gia đình, những yếu tố ảnh hưởng đến tâm sinh lý của học sinh. Từ đó tìm ra những biện pháp riêng, áp dụng giáo dục từng học sinh cụ thể.

Sự tiến bộ của học sinh ở đây dù là rất nhỏ nhưng rất đáng quý và đáng trân trọng. Giáo viên chủ nhiệm nên động viên, khen thưởng, tuyên dương trước lớp kịp thời để tạo sự phấn khởi, hân hoan và tạo động lực giúp các em cố gắng hoạt động tốt hơn và học tập tốt hơn trong thời gian tới.

Mạnh dạn giao giữ các nhiệm vụ cán bộ lớp đối với học sinh còn nhút nhác, rụt rè. Tạo điều kiện để các em hoàn thành nhiệm vụ, không nên để các em mắc sai lầm hoặc thất bại sẽ dễ dẫn đến chán nản (do thiếu nghị lực nên các em dễ mang tâm trạng chán nản).

* Điều kiện thực hiện

trường cùng giáo viên chủ nhiệm tuyên dương các em học sinh vượt khó vươn lên học tập tốt đúng lúc và đúng nơi thì hiệu quả rất cao.

Xem việc giáo dục, thuyết phục là chính. Kiên quyết khơng dùng các biện pháp hành chính hoặc răn đe học sinh. Kết hợp giữa dạy chữ với dạy người một cách khéo léo và tế nhị bởi học sinh cấp học phổ thơng đã phát triển tương đối hồn chỉnh về tâm sinh lý, các em đã thành người lớn; mọi biện pháp giáo dục thiếu khoa học sẽ khơng có hiệu quả thậm chí có tác dụng ngược lại.

4.1.5.2. Nêu những tấm gương vượt khó học tập tốt

* Mục đích của biện pháp

Thơng qua những người thật, việc thật về những tấm gương nghèo khó, tật nguyền hoặc bất hạnh nhưng với nghị lực phi thường đã vươn lên học rất giỏi, đỗ đạt thành tài và tự khẳng định được mình mà giáo dục các em noi theo.

Hướng các em biết cách noi gương một cách hiệu quả và sáng tạo, tránh rập khn, máy móc dẫn đến hiệu quả khơng cao.

* Giải pháp thực hiện

Lồng ghép vào các môn học như Văn học, Giáo dục công dân hoặc những câu chuyên về ý chí nghị lực trong sách giáo khoa... giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn khai thác hết khía cạnh giáo dục của những câu chuyện đó. Gieo vào lòng các em sự ngưỡng mộ, khâm phục và sự quyết tâm noi theo những tấm dương tốt đó.

Định hướng cho các em biết cách vươn lên học giỏi là phải bắt đầu từ đâu, từ hoạt động học tập gì mà các em có thể làm được phù hợp với hồn cảnh của mình. Cần phải có sự tác động thường xun qua nhiều tấm gương khác nhau để học sinh tiếp thu. Tạo điều kiện học sinh suy nghỉ về mình, đối chiếu với hoàn cảnh thực tế để học tập thuận lợi

hơn.

* Điều kiện thực hiện

Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn dành nhiều thời gian và công sức cho phương pháp này. Sự tác động từ trực quan sinh động, đến tư duy trừu tượng và đế thực tiễn là cả một quá trình lâu dài.

Sự nhẫn nại của nhà giáo dục, sự hợp tác của học sinh và các điều kiện hỗ trợ hợp lý sẽ góp phần làm nên thành cơng của phương pháp.

Các biện pháp này phải thực hiện có hiệu quả khi thực hiện trong vùng 135 tỉnh Kiên Giang, khi tiến hành các biện pháp này phải đồng bộ và đảm bảo mối quan hệ giữa chúng.

Một phần của tài liệu (SKKN HAY NHẤT) một vài kinh nghiệm trong công tác thanh tra hoạt động sư phạm giáo viên ở các trường trung học phổ thông tỉnh kiên giang (Trang 56 - 59)