Phương pháp tính kích thước thiết kế quần áo bó sát theo giá trị áp lực

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu xác định áp lực của quần mặc bó sát lên cơ thể người bằng phương pháp mô phỏng số và thực nghiệm (Trang 48 - 51)

Chương 1 NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN

1.3 Phương pháp xác định áp lực tiện nghi và ứng dụng áp lực tiện ngh

1.3.5 Phương pháp tính kích thước thiết kế quần áo bó sát theo giá trị áp lực

áp lực và các đặc trưng tính chất vật liệu

* Khái niệm về lượng dư cử động trong thiết kế quần áo: Lượng dư cử động

thể hiện sự khác biệt giữa kích thước của cơ thể người và kích thước của quần áo. Lượng dư cử động được phân ra làm 2 loại, lượng dư cử động âm và lượng dư cử động dương. Lượng dư cử động âm thường áp dụng cho các loại quần áo may bằng vải dệt kim mặc bó sát cơ thể như quần áo tắm, quần gen chỉnh hình thẩm mỹ, quần áo thể thao, quần áo dung trong y tế..., lượng dư cử động dương thường dành cho các loại quần áo thơng dụng may từ vải dệt thoi có độ co giãn nhỏ. Nó được tạo ra bằng cách thêm vào hoặc bớt đi chiều dài, chiều rộng trong q trình tính tốn kích thước thiết kế mẫu thiết kế sản phẩm.

* Thiết kế quần áo mặc bó sát: Thiết kế dựng hình mẫu rập cho một sản phẩm

là quá trình chuyển đổi từ hình dạng 3 chiều qua mẫu phẳng 2 chiều trên giấy hoặc trên vải. Trong quá trình chuyển đổi, độ dư cử động của từng kiểu dáng sản phẩm phải được kết hợp vào trong mẫu rập gốc (basic block) [57 - 59]. Do đó, mối liên hệ giữa kiểu dáng sản phẩm và sự phân bổ lượng dư cử động tại các vị trí trọng yếu của sản phẩm trong quá trình thiết kế dựng hình mẫu rập là rất quan trọng. Bởi vì sự phân bổ lượng dư cử động tại các vị trí khác nhau là khơng đều và khơng tuyến tính nên từ trước tới nay đều tuân theo kinh nghiệm cảm tính của các chuyên gia may mặc.

Bảng 1.16. Lượng dư cử động quần áo bó sát (trang phục nữ) [57-59]

Tác giả Năm Tên sách & bài báo Lượng dư cử động vòng ngực, vòng eo, vịng mơng Joseph-Armstrong 2000 Pattenmaking for

fashion design

- Vòng ngực: giảm 5,0 cm - Vòng eo: giảm 3,0 cm - Vịng mơng: 5,0 cm Winirred Aldrich 2003 Metric pattern

cutting

- Vòng ngực: giảm 8,0 cm - Vòng eo: giảm 4 cm - Vịng mơng: giảm 8,0 cm Kristina Shin 2013 Pattenmaking for

underwear design

- Vòng ngực: giảm 10% - Vòng eo: giảm 10% - Vịng mơng: giảm10%

Trong việc thiết kế quần áo, nhất là những quần áo mặc ôm sát lấy cơ thể, người ta quan tâm trước tiên đến lượng gia giảm tối thiểu quần áo. Đây là lượng gia giảm nhỏ nhất cho phép tạo nên quần áo bó sát nhất lấy cơ thể mà người mặc vẫn cảm thấy tiện nghi và thoải mái. Sau đó tùy thuộc vào kiểu dáng, chức năng sử dụng, loại vải mà lượng dư cử động có thể được cộng thêm hoặc bớt đi. Bảng 1.16 giới thiệu cách xác định lượng dư cử động cho trang phục nữ thơng dụng mặc mặc bó sát cơ thể.

Trong nghiên cứu [60] tác giả và các cộng sự xây dựng cơng thức tính kích thước quần áo mặc bó sát dựa trên kích thước cơ thể người và các đặc trưng cơ học của vải với các giả thiết như sau:

a. Tính chu vi kích thước quần áo bó sát cho chu vi có bán kính cong xác định

Giả sử ta có mơ hình hình trụ có chu vi là G1 của bộ phận cơ thể người, một băng vải có chiều rộng s có lực kéo giãn F (đơn vị cN), áp lực P tác động lên mơ hình được xác định bởi cơng thức Laplace trình bày dưới đây.

1 2 F P G S   (1.20) trong đó:

F là lực tiếp tuyến hay lực kéo giãn, đơn vị cN. G1 là chu vi khối trụ đơn vị cm

S độ rộng băng vải, đơn vị cm

P áp lực, đơn vị hPa (1hPa = 100 Pa).

Nghiên cứu các đặc trưng cơ học của vải dệt kim sử dụng may quần áo bó sát cho thấy mối quan hệ chung giữa lực kéo và hệ số giãn dài tương đối sau:

Fa.b (1.21)

trong đó: a,b là hệ số giãn hồi quy tương đối của vải dệt kim

1 0 0

G G

G

   (1.22) G0 là chu vi của băng vải ở trang thái tự do chưa mặc.

Thay (1.20) và (1.21) vào cơng thức (1.22) ta có:

(1.23)

Cơng thức (1.23) giúp ta dễ dàng tính được chu vi G0 của băng vải dựa trên giá trị áp lực P lên mơ hình có chu vi G1 và hệ số giãn hồi quy tương đối (a,b) của vải dệt kim.

b. Tính chu vi kích thước quần áo bó sát cho chu vi có bán kính cong đa dạng

Phân tích áp lực quần áo lên bề mặt có chu vi mặt cắt là hình elip tốn học có các thơng số hình học như sau: G1 = 104, bán kính a = 20cm, b = 13cm.

Hình 1.33. Hình Elip có bán kính a = 20 cm, b = 13 cm [60]

Bán kính cong có thể được xác định đối với một hình elip được mơ tả bởi các phương trình của đường cong Lissajous. Giá trị bán kính cong được tính tốn và thể hiện trong hình 1.33 có giá trị trong khoảng (8,6 ÷ 30,7 cm).

Hình 1.34. Bán kính cong elip có giá trị trong khoảng (8,6 ÷ 30,7 cm) [60]

Theo định luật Laplace [2], đơn vị áp lực tỷ lệ nghịch với bán kính cong R. Pint là áp lực trên chu vi của hình elip tại điểm có bán kính cong R bằng:

Pint = 𝐹

𝑅.𝑆 (1.24)

Thay (1.20) vào (1.24) ta có:

(1.25) Từ (1.25) ta có giá trị độ giãn dài tương đối được tính:

(1.26) Thay (1.26) vào (1.22) ta có cơng thức tính G0

(1.27) Để đảm bảo cho giá trị áp lực cần thiết cho các khu vực của chu vi hình elip được chọn. Giá trị độ giãn dài tương đối ɛ của vải dệt kim nên được tính theo cơng thức (1.26). Góc giữa bán kính và trục nằm ngang B án k ính c on g R (c m)

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu xác định áp lực của quần mặc bó sát lên cơ thể người bằng phương pháp mô phỏng số và thực nghiệm (Trang 48 - 51)