Ký hiệu mẫu W (tấn/mm3) E1 (MPa) E2 (MPa) υ G12 (MPa) Mẫu 1 3,98×10-10 0,3986 0,4122 0,325 0,376 Mẫu 2 4.,05×10-10 0,3986 0,4122 0,325 0,376 Mẫu 3 4,06×10-10 0,3986 0,4122 0,325 0,376 Mẫu 4 3,99×10-10 0,3986 0,4122 0,325 0,376 Mẫu 5 4,07×10-10 0,3986 0,4122 0,325 0,376 Trung bình 4,03×10-10 0,3986 0,4122 0,325 0,376
Trong đó: W khối lượng riêng, E1 và E2 mơ đun đàn hồi (Young's modulus), υ hệ số
pốt - xơng, G12 mô đun đàn hồi cắt (Shear modulus), T độ dày của mẫu vải.
3.1.3 Kết quả xây dựng mơ hình mơ phỏng số áp lực của quần mặc bó sát lên phần đùi cơ thể người
Hình 3.12. Mơ hình cấu trúc 3D cẳng chân xây dựng từ ảnh chụp cắt lớp CT
(a) Mơ hình da, (b) mơ mềm, (c) xương.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, cấu trúc chân phải sử dụng trong nghiên cứu được chia làm ba phần chính là da có độ dày 1,5 mm [75], mô mềm và xương. Dựa trên đặc điểm nhân trắc phần đùi cơ thể [61] để xác định vị trí 3 vịng đùi cơ bản là vịng đùi 1, vòng đùi 4 và vòng đùi 7; khoảng cách giữa các vòng đùi là 135 mm. Căn cứ vào các u cầu phân tích kết quả mơ phỏng số áp lực của ống quần lên phần
đùi cơ thể theo chiều dọc và ngang, mơ hình da được chia thành 7 mặt cắt ngang, mỗi mặt cắt ngang đại diện cho một vòng đùi cơ thể người mặc; các mặt cắt ngang cách đều nhau 45 mm như hình 3.12.
3.1.3.1 Xây dựng mơ hình 3D ống quần
Các sản phẩm may mặc được tạo ra bằng nhiều cách khác nhau. Với những sản phẩm có cấu trúc đơn giản, các chi tiết có dạng hình ống thường có thể được chế tạo từ quá trình dệt vải theo nguyên mẫu 3D cơ thể người. Đối với các sản phẩm may thông dụng khác, chúng thường được tạo ra từ quá trình lắp ghép các chi tiết 2D theo hình dạng bề mặt cơ thể người. Tất cả các mơ hình 3D quần áo đều có thể được mơ tả bằng các đường cong toán học, bề mặt hoặc lưới tam giác. Ống quần sử dụng trong nghiên cứu có hình dạng trụ trịn xoay như trong hình 3.13.
Ống quần có chiều dài 280 mm được xác định dựa trên kích thước phần đùi cơ thể người mặc [61], để phục vụ cho nghiên cứu xác định sự phân bố áp lực chiều dài ống quần được chia thành 7 vòng, khoảng cách giữa các vòng 45 mm tương ứng với khoảng cách các vịng trên mơ hình phần đùi cơ thể người mặc. Chu vi các vịng được tính tốn dựa trên cơ sở của cơng thức (2.9). Nghiên cứu lựa chọn độ giãn ngang vòng ống vải từ 10 đến 50%, đây là độ giãn thường được sử dụng trong thiết kế quần áo bó sát [10, 50, 56]. Áp dụng cơng thức 2.9, kết quả tính tốn kích thước ống quần theo độ giãn ngang của vải được trình bày trong bảng 3.3.