Nguyên liệu và vải dệt kim sử dụng may quần áo mặc bó sát

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu xác định áp lực của quần mặc bó sát lên cơ thể người bằng phương pháp mô phỏng số và thực nghiệm (Trang 40 - 43)

Chương 1 NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN

1.3 Phương pháp xác định áp lực tiện nghi và ứng dụng áp lực tiện ngh

1.3.2 Nguyên liệu và vải dệt kim sử dụng may quần áo mặc bó sát

1.3.2.1 Các loại nguyên liệu sử dụng may trang phục mặc bó sát

Nghiên cứu khảo sát chất liệu vải sử dụng trong may quần chỉnh hình tạo dáng cơ thể [39] cho thấy các sản phẩm này đều được làm từ vải dệt kim đàn tính cao thường được dệt từ sợi texture Polyamit hay Polyeste có cài sợi phụ Spandex để tạo độ co giãn cao, lực ép lên cơ thể.

Các xơ đàn hồi [40] được biết đến với các tên thương mai như lycra, spandex và dorlastan thể hiện đỉnh cao của sự phát triển các xơ nhận tạo. Spandex được sử dụng để thiết kế các xơ đàn tính có độ giãn đứt cao hơn 200% và phục hồi nhanh khi bỏ lực tác dụng, vật liệu trở lại hầu như nguyên kích thước ban đầu của nó. Elastan được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực địi hỏi cao về tính đàn hồi bền vững, ví dụ: quần áo bó sát, quần áo thể thao, tất y tế, trong vải dệt thoi và vải dệt kim.

Một số tính chất cơ bản của Spandex:

- Khối lượng riêng 1,1 ÷ 1,3 g/cm3

- Lực kéo đứt của xơ spandex 0,7g/den và có độ giãn đứt trong khoảng 500 ÷ 600 %

- Xơ có mầu trắng và xám, dễ dàng nhuộm màu và ít hấp thụ độ ẩm, bền vững với tác động hóa chất và chịu mồ hơi tốt.

- Spandex nóng chảy ở 2500C và bị ngả vàng khi ở trong mơi trường có nhiệt độ cao hoặc ánh sáng chiếu trong thời gian dài.

Sợi đàn tính cao cịn được sản xuất ở dạng sợi lõi, trong đó sợi lõi PU được bọc bởi các loại xơ hoặc sợi filamăng khác như trong hình 1.29.

Hình 1.29. Cấu trúc sợi lõi Elastis [40]

Trên thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu chế tạo sợi lõi cũng như vải từ sợi lõi Spandex. Vải co giãn được sản xuất hiệu từ xơ thiên nhiên bằng cách sử dụng

sợi lõi Elastan. Sợi đàn tính có lõi thường bọc bởi các xơ cứng như Nylon hoặc Rayon. Gou và các cộng sự [41] chế tạo vải chun lõi được bọc xơ Polyester, xác định các tính chất cơ học của sợi lõi đàn tính với các kiểu dệt khác nhau và đã tìm ra thơng số dệt tối ưu đảm bảo cho sợi có độ bền đứt và độ giãn đứt tốt nhất. Trong nghiên cứu [42] đã sử dụng các loại vải dệt kim sau đây để may quần áo bó sát phục vụ nghiên cứu áp lực trang phục lên cơ thể người: vải Double jersey từ sợi Dacron 100%; vải Double jersey từ sợi Spandex 5% Cotton 95%; Tricot từ sợi Spandex 20% Poliamit 80%.

Tiêu chuẩn về tất chữa bệnh suy giảm tĩnh mạch Medical compression hosiery - Quality Assursance RAl-GZ 387/1, 2008 quy định sử dụng xơ tự nhiên hoặc hóa học, các sợi Elastodiene (cao su) hoặc Elastin. Sợi cao su đàn hồi cần được bọc bằng xơ tự nhiên hoặc xơ hóa học như trong bảng 1.8:

Bảng 1.8. Các loại sợi sử dụng làm tất chữa bệnh giãn tĩnh mạch[42]

Double covering Xe sợi không đàn hồi quanh lõi đàn hồi theo hướng ngược nhau Single covering Xe sợi khơng đàn hồi quanh lõi đàn hồi theo hình xoắn ốc Stitch covering Xe một chuỗi các sợi không đàn hồi nhỏ quanh một lõi đàn hồi Core spinning Quấn xơ ngắn xung quanh một lõi đàn hồi

Core twisting Xe một sợi đàn hồi với sợi không đàn hồi Air jet covering Sợi không đàn hồi quấn quanh lõi đàn hồi

Đặc điểm hình dáng và thành phần nguyên liệu sử dụng may quần áo bó sát được một số nhà nhà sản xuất trên thế giới sử dụng như trong hình 1.30 và bảng 1.9.

Hình 1.30. Đặc điểm hình dáng mẫu quần chỉnh hình tạo dáng cơ thể[43] Bảng 1.9. Thành phần nguyên liệu sử dụng may quần Bảng 1.9. Thành phần nguyên liệu sử dụng may quần

Mẫu A B C

Hãng sản xuất

Satami

(Trung Quốc)

Marks & Spencer

(Sri Lanka) Triumph (Israel) Nguyên liệu Lớp ngoài: 85% Nylon 15% Spandex Lớp ngoài: 66% Polyamide 34% Elastan Lớp ngoài: 74% Polyamide 26% Elastan Lớp lót: 79% Nylon, 21% Spandex Đũng quần: 100% Cotton Đũng quần: 100% Cotton Đũng quần: 100% Cotton Đặc điểm hình dáng Mẫu

Trong nghiên cứu [42, 43] tác giả và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu xác định áp lực tiện nghi lên các vùng cơ thể người mặc. Các mẫu áo trong thử nghiệm gồm 8 mẫu áo nịt ngực và 8 quần bó sát, vật liệu sử dụng thể hiện trong bảng 1.10.

Bảng 1.10. Thành phần nguyên liệu các loại vải sử dụng may quần bó sát[42]

Mẫu quần

Cấu trúc vải dệt kim

Thành phần nguyên liệu

1 Power-net 72% Polyamide, 28% Polyurethane 2 Tricot 83% Polyamide, 17% Polyurethane 3 Tricot 69% Polyamide, 31% Polyurethane 4 Power-net 90% Polyamide, 10% Polyurethane 5 Tricot 67% Polyamide, 14% Polyurethane, 19% Cotton 6 Tricot 67% Polyamide, 14% Polyurethane, 19% Cotton 7 Tricot 70% Polyamide, 30% Polyurethane 8 Tricot 69% Polyamide, 31% Polyurethane

1.3.2.2 Vải dệt kim sử dụng may trang phục mặc bó sát

a. Vải dệt kim đan ngang: Ở nhóm vải này, các vịng sợi được liên kết liền với

nhau theo hướng ngang. Mỗi hàng vòng thường do một sợi tạo thành, các vòng sợi trong một hàng vòng được tạo thành nối tiếp nhau trong quá trình dệt [44].

b. Vải dệt kim đan dọc: Ở nhóm vải này, các vịng sợi có thể được liên kết liền

với nhau theo hướng chéo hoặc hướng dọc. Mỗi hàng vòng được tạo thành bằng một hoặc nhiều hệ sợi, trong đó mỗi sợi thường chỉ tạo ra một vịng sợi của hàng vòng. Tất cả các vòng sợi của một hàng vòng đều đồng loạt được tạo thành trong quá trình dệt [44].

(a) (b)

Hình 1.31. (a) vải dệt kim đan ngang, (b) vải dệt kim đan dọc [44]

Kiểu dệt cài sợi phụ: Các sợi phụ được đưa bổ sung vào cấu trúc cơ bản (cấu trúc nền) tuy khơng có tác dụng tạo vải, nhưng có thể cải thiện hoặc làm thay đổi đáng kể các tính chất của vải. Các sợi phụ có thể được liên kết với cấu trúc nền bằng các vòng kép, các vòng chập, các vịng khơng dệt đảo vị hoặc bằng các phương pháp khác. Ở kiểu dệt cài sợi ngang hình 1.32 (a), sợi ngang được cài vào xen giữa các trụ vịng. Loại vải dệt cài sợi ngang vừa có đặc trưng của vải dệt kim vừa có đặc trưng của vải dệt thoi. Nhược điểm của kiểu dệt này là quá trình dệt phức tạp.

Ở kiểu dệt cài sợi dọc như hình 1.32 (b),, sợi dọc được cài vào cấu trúc nền bằng cách đặt nó nằm luân phiên trên và dưới các cung platin. Dệt loại vải này cũng khơng đơn giản, địi hỏi phải có máy dệt chuyên dùng.

Hình 1.32. Kiểu dệt cài sợi phụ [40]

C. Ứng dụng vải dệt kim trong may quần áo mặc bó sát [44].

Với các tính chất sử dụng đặc trưng như độ đàn hồi, xốp, thống khí, vải dệt kim thường được ứng dụng để sản xuất hàng may mặc, gồm 5 loại mặt hàng chính như: hàng mặc lót, hàng mặc ngồi, bít tất, găng tay, khăn, mũ và sản phẩm trang trí. Mỗi loại mặt hàng lại được chia thành nhiều nhóm sản phẩm được sử dụng tùy theo nguyên liệu dệt, công dụng của sản phẩm, đối tượng sử dụng, kiểu cách và kích thước sản phẩm, cấu tạo vải và màu sắc. Ngồi ra, vải dệt kim cịn được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực khác như khoa học, kỹ thuật, y tế, sinh học… Vải dệt kim gia công thành sản phẩm qua các phương pháp gia công khác nhau như: phương pháp cắt may (quần áo lót, quần áo mặc ngồi), phương pháp dệt bán định hình (đồ mặc ngồi) và phương pháp dệt định hình (bít tất, găng tay, khăn, mũ, sản phẩm trang trí).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu xác định áp lực của quần mặc bó sát lên cơ thể người bằng phương pháp mô phỏng số và thực nghiệm (Trang 40 - 43)