Phương pháp đánh giá theo cảm nhận chủ quan của người mặc

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu xác định áp lực của quần mặc bó sát lên cơ thể người bằng phương pháp mô phỏng số và thực nghiệm (Trang 45 - 48)

Chương 1 NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN

1.3 Phương pháp xác định áp lực tiện nghi và ứng dụng áp lực tiện ngh

1.3.4 Phương pháp đánh giá theo cảm nhận chủ quan của người mặc

1.3.5.1 Khái niệm chung: Đánh giá cảm quan hay gọi là đánh giá chủ quan là phương pháp khoa học để gợi lên, đo đạc, phân tích và giải thích cảm giác đối với các sản phẩm vốn được nhận biết thông qua các giác quan: thị giác, khứu giác, xúc giác, vị giác và thính giác.

1.3.5.2 Giới thiệu các cơng trình nghiên cứu về áp lực tiện nghi lên từng vùng cơ thể người

Hiện nay, trên thế giới và Việt Nam đã có một số cơng trình nghiên cứu xác định áp lực tiện nghi của quần áo và những ứng dụng của chúng đối với cơ thể người mặc như: nghiên cứu khả năng chỉnh hình tạo dáng ở phần bụng đối với phụ nữ Việt Nam từ 32 đến 39 tuổi [50], quần hoặc băng gen bụng cần phải tạo ra áp lực tiện nghi tại vị trí vịng eo trước từ 6,98 đến 10,91 mmHg; vòng eo sau từ 8,98 đến 14,27 mmHg; vòng eo cạnh từ 11,89 đến 17,65 mmHg, với phạm vi áp lực này kích thước vịng eo giảm 3,1 đến 4,7 cm. Nghiên cứu xác định áp lực lên cơ thể nữ thanh niên Việt Nam khi mặc áo lót ngực [51], trong nghiên cứu đã sử dụng phương pháp tiến hành thí nghiệm: đo áp lực tại các điểm, sử dụng phần mềm SPSS để phân tích kết quả đo. Đánh giá được áp lực của áo lót ngực tại các vị trí trên dây áo tác động lên cơ thể người mặc, xác định được độ giãn của dây áo ngực ở các trạng thái vận động khác nhau, xác định được ảnh hưởng của các trang thái sử dụng đến áp lực của áo ngực lên cơ thể người mặc.

Tác giả Zi-Min Jin và các cộng sự [52], đã tiến hành nghiên cứu xác định áp lực tiện nghi lên các vùng cơ thể đàn ông trưởng thành có độ tuổi từ 20 đến 28, kết quả nghiên cứu cho thấy phạm vi áp lực mà cơ thể người cảm thấy thoải mái nhất mà vẫn đảm bảo được chức năng của quần áo thể thao tại vòng eo 1,06 đến 6,08 mmHg; vòng mơng 5,58 đến 10,97 mmHg; vịng đùi trên và vịng đùi dưới 2,48 đến 6,69 mmHg.

Các kết quả nghiên cứu [53], đưa ra phạm vi áp lực cho vùng eo cơ thể phụ nữ như trong bảng 1.13: mức tiện nghi cao khi áp lực trong khoảng từ 0 đến 11 mmHg; mức tiện nghi trung bình khi áp lực trong khoảng từ 11 đến 18,4 mmHg; áp lực của trang phục lên phần thân dưới cơ thể lớn hơn 18,4 mmHg gây ra cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến các chức năng sinh lý cơ thể người mặc.

Trong nghiên cứu [15] Rong Liu và các cộng sự đã sử dụng hệ thống đo áp lực tất lên da cơ thể người bằng cảm biến Flexiforce của hãng Tekscan Hoa Kỳ để đánh giá sự phân bố áp lực của tất nén đàn hồi dọc theo phần chân cơ thể người. Nhóm tác giả đã thử nghiệm trên sáu phụ nữ khỏe mạnh có độ tuổi trung bình 33 (chiều cao trung bình 1,6m; cân nặng 52,5 kg và chỉ số BMI là 20,48 kg/m2). Các đối tượng trong nghiên cứu sử dụng 2 loại tất có xuất xứ từ Đức và Ý có chức năng và đặc tính kỹ thuật thể hiện trong bảng 1.13.

Bảng 1.13. Chức năng tất nén sử dụng trong nghiên cứu [15] Mức độ Mức độ áp lực Ký hiệu loại tất nén QĐ áp lực lên phần mắt cá chân (mmHg) Chức năng (đề xuất) Nhẹ A1 10,0 – 14,0 Ngăn chặn suy tĩnh mạch B1 12,0 – 16,0 Tĩnh mạch / huyết khối, giảm

phù nề và mệt mỏi Trung

bình

A2 18,4 – 21,2 Để trị bệnh giãn tĩnh mạch nhẹ, ngứa, sưng, giãn tĩnh mạch ban đầu trong khi mang thai B2 18,0 – 25,0

Vừa phải

A3 25,1- 32,1 Để trị bệnh giãn tĩnh mạch vừa phải, phù nề, nhẹ / vừa phải suy tĩnh mạch mãn tính B3 20,0 – 30,0

Mạnh

A4 36,4 – 46,5 Để trị bệnh giãn tĩnh mạch nghiêm trọng, phù nề nặng / suy tĩnh mạch mãn tính, loét chân,

phù bạch huyết B4 30,0 – 40,0

Tác giả Ito [54] và các cộng sự đã thử nghiệm trên 25 phụ nữ mặc 6 gen bó sát có thể điều chỉnh độ giãn đàn hồi vải nhờ 2 điểm mở. Trong thí nghiệm, cảm giác áp lực quần áo thoải mái 6 mẫu gen lên cơ thể người được ghi lại và phân tích cho thấy áp lực lên các vùng cơ thể là khác nhau như trong bảng 1.14. Dựa trên đánh giá chủ quan cảm giác các đối tượng trong nghiên cứu, vùng thắt lưng có cảm giác áp lực thoải mái nhất khi giá trị đo được dưới 9,1 mmHg; vùng hơng chậu 2 bên có thể chịu được áp lực cao hơn so với các khu vực khác của cơ thể.

Bảng 1.14. Giá trị áp lực của quần áo bó sát mà người mặc vẫn cảm thấy thoải

mái [54]

TT Vị trí đo trên cơ thể Áp lực thoải mái (mmHg)

TT Vị trí đo trên cơ thể

Áp lực thoải mái (mmHg) 1 Eo trước 6,3 7 Hông bên 7,6 2 Hông chậu hai bên 12,6 8 Hông sau 6,0

3 Eo sau 3,2 9 Đùi trước 8,4

4 Bụng trước 5,5 10 Đùi bên 5,6 5 Bụng bên sườn 8,5 11 Đùi sau 6,5 6 Bụng sau 3,0

Tác giả Makabe[55] và các cộng sự đã tiến hành nghiên cứu xác định khoảng giá trị áp lực tiện nghi lên từng vùng cơ thể của nữ thanh niên mà vẫn đảm bảo được chức năng định hình thẩm mỹ của quần áo mặc bó sát như trong bảng 1.15. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng áp lực quần áo lên các vùng cơ thể người mặc nên thấp hơn mức 9.1 mmHg. Phạm vi áp lực thoải mái của quần áo lên vùng thắt lưng là 4,9 đến 6,3 mmHg, vùng bụng 5,6 đến 8,8 mmHg, vùng hông 4,2 đến 7,7 mmHg, vùng đùi 4,2 đên 6,3 mmHg. Đối với một số khu vực như xương hơng mức áp lực có thể lên đến 11,9 đến 19,6 mmHg. Để cho q trình lưu thơng máu được dễ dàng ta chú ý mức áp

lực không nên vượt quá 13,14 mmHg. Khu vực cạp quần không nên để áp lực đạt đến mức 28.6 đến 38,1 mmHg nó khơng chỉ gây cảm giác khó chịu mà cịn ảnh hưởng đến sức khỏe của người mặc.

Bảng 1.15. Giá trị áp lực của quần áo bó sát mà người mặc vẫn cảm thấy thoải

mái[55]

TT Vị trí đo trên cơ thể Áp lực thoải mái

(mmHg)

1 Dưới đường ngang eo 2 cm 9,6 đến 10,7 2 Trên đường thắt lưng và đường treo áo ngực 7,3 đến 8,0 3 Trên đường thắt lưng và giữa ngang nách 18,9 đến 19,7 4 Trên đường thắt lưng và đường đi qua xương bả vai 13,6 đến 14,1 5 Trên đường ngang eo 3cm 10,6 đến 11,2 6 Chân vú phía nách 11,7 đến 12.4

7 Chân vú phía sườn 9,9 đến 10,3

8 Chân ngực thẳng núm vú xuống 6,6 đến 6,9

Nhóm tác giả Phạm Đức Dương và cộng sự [56] đã tiến hành nghiên cứu quy trình thiết kế và chế tạo được các mẫu quần giảm béo thẩm mỹ cho phụ nữ Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu là phụ nữ Việt Nam tuổi từ 30 đến 60 đang sinh sống ở Hà Nội (nội thành và ngoại thành), sử dụng các băng đai có khổ rộng 9 cm với đặc trưng cơ bản: thành phần nguyên liệu: Polyeste và Spandex, kiểu dệt: Single biến đổi, khối lượng: 295 g/𝑚2, mật độ cột vòng: 200 cột/ 100 mm, mật độ hàng vòng: 241 vịng/ 100 mm. Trong cơng trình nghiên cứu này, nhóm tác giả Phạm Đức Dương và cộng sự đã sử dụng thiết bị đo trực tiếp áp lực của trang phục lên cơ thể người do tác giả của luận án chế tạo. Nghiên cứu đã xác định được áp lực được phạm vi áp lực tối ưu của trang phục chỉnh hình thẩm mỹ phần thân dưới cơ thể phụ nữ Việt Nam:

- Vòng eo: + Vị trí trước: 6.98 – 10.91 mmHg ~ 0.931 kPa – 1.455 kPa + Vị trí sau: 8.98 – 14.27 mmHg ~ 1.197 kPa – 1.902 kPa + Vị trí cạnh: 11.89 – 17.65 mmHg ~ 1.585 – 2.353 kPa - Vòng bụng: + Vị trí trước: 5.77 – 9.30 mmHg ~ 0.769 kPa – 1.240 kPa + Vị trí sau: 6.69 – 11.28 mmHg ~ 0.892 kPa – 1.504 kPa + Vị trí cạnh: 11.89 – 17.65 mmHg ~ 1.585 kPa – 2.353 kPa - Vịng mơng: + Vị trí trước: 3.81 – 6.66 mmHg ~ 0.508 kPa – 0.888 kPa + Vị trí sau: 5.35 – 8.27 mmHg ~ 0.713 kPa – 1.103 kPa + Vị trí cạnh: 9.54 – 17.33 mmHg ~ 1.272 kPa – 2.310 kPa

Từ đó đã tiến hành phân tích tương quan độ giãn của băng đai và áp lực đo trên phần thân dưới của cơ thể phụ nữ Việt Nam trên các vịng eo, hơng, mông và thiết kế và chế tạo các mẫu quần giảm béo và so sánh chất lượng của các mẫu quần giảm béo với một số mẫu trên thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu xác định áp lực của quần mặc bó sát lên cơ thể người bằng phương pháp mô phỏng số và thực nghiệm (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)