Hệ số ma sát của màng đa lớpTiAlSiN/CrN

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu chế tạo và đặc trưng tính chất của màng phủ nitrua trên nền hợp kim cứng WC co bằng phương pháp phún xạ magnetron (Trang 115 - 116)

CHƯƠNG 4 CHẾ TẠO MÀNG PHỦ NITRUA ĐA LỚP TiAlX(Si,B)/CrN

4.1.3 Hệ số ma sát của màng đa lớpTiAlSiN/CrN

Hệ số ma sát của màng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: độ cứng, độ nhám bề mặt, độ bềm bám dính,..[101-102]. Trong nghiên cứu này, phương pháp ball-disk được sử dụng để kiểm tra hệ số ma sát của màng, cặp ma sát sử dụng là bi thép SUJ2 với đường kính 6 mm, quãng đường trượt 1000 m và tốc độ trượt là 100 mm/phút. Kết quả đo hệ số ma sát trong điều kiện ma sát khô của màng đơn lớp, màng đa lớp và đế hợp kim cứng WC-Co được trình bày trên Hình 4.6.

Hình 4.6. Hệ số ma sát (điều kiện ma sát khô) của màng đơn lớp TiAlSiN, CrN và

Có thể thấy rằng, trong giai đoạn đầu, hệ số ma sát của màng và đế hợp kim đều tăng nhanh tuyến tính đến một giá trị nhất định. Giai đoạn tiếp theo giá trị hệ số ma sát của các màng có sự khác nhau rõ rệt. Giá trị hệ số ma sát trung bình của đế hợp kim WC-Co là 0,74, trong khi đó hệ số ma sát trung bình của màng đơn lớp TiAlSiN và CrN lần lượt là 0,81 và 0,66 và màng đa lớp TiAlSiN/CrN là 0,71. Kết quả này là do sự ảnh hưởng của độ mấp mơ bề mặt hay kích thước hạt của màng. Điều này cũng đã được chỉ ra trong các nghiên cứu ở chương 3. Thêm vào đó, tại quãng đường trượt khoảng 600 m cho thấy có sự khơng ổn định hệ số ma sát của đế hợp kim và các mẫu màng (ngoại trừ màng TiAlSiN). Kết quả này có thể là do sau một thời gian trượt bề mặt tiếp xúc giữa bi thép và màng phủ sinh ra các hạt mài mòn gây ra sự mất ổn định của hệ số ma sát.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu chế tạo và đặc trưng tính chất của màng phủ nitrua trên nền hợp kim cứng WC co bằng phương pháp phún xạ magnetron (Trang 115 - 116)