CHƯƠNG 2 : VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố đến cường độ chịu nén của bê tông
3.3.3 Ảnh hưởng của cường độ chịu nén của bê tông nền
Như đã trình bày ở trên, cường độ của bê tông polystyrene kết cấu không chỉ phụ thuộc cường độ cốt liệu EPS, khối lượng thể tích bê tơng mà còn phụ thuộc lớn và cường độ chịu nén của bê tông nền.
Nghiên cứu ảnh hưởng của cường độ chịu nén của bê tông nền đến cường độ chịu nén của bê tông polystyrene kết cấu được thực hiện trên cấp phối nền M0.63.80.21V15. Thay thế một phần xi măng trong cấp phối nền bằng bột đá vơi có cùng độ mịn với lần lượt là 25%, 10%, 0% để điều chỉnh cường độ chịu nén của bê tông nền tương ứng là 42,3 MPa, 61,5 MPa, 82,1 MPa, thí nghiệm xác định cường độ chịu nén của bê tơng polystyrene với khối lượng thể tích 1.400 đến 2.000 kg/m³. Dựa trên kết quả thực nghiệm về khối lượng thể tích và cường độ thực tế của bê tơng polystyrene kết cấu đã tính tốn quy đổi ra các giá trị cường độ tại D1400, D1600, D1800, D2000 từ đó xây dựng biểu đồ thể hiện trong Hình 3.12.
Hình 3.12 thể hiện mối quan hệ giữa cường độ chịu nén của bê tông nền và cường độ chịu nén của bê tơng polystyrene kết cấu khi giảm khối lượng thể tích ở các mức D2000 đến D1400. Kết quả cho thấy, cấp phối có cường độ chịu nén của bê tơng nền cao hơn thì tỷ lệ giảm cường độ khi giảm khối lượng thể tích thấp hơn các cấp phối có cường độ chịu nén của bê tông nền thấp. Kết quả này cho thấy cường độ của vách tạo bởi bê tơng nền đóng vai trị quan trọng đảm bảo cường độ chịu nén của bê tông polystyrene. Kết quả này cũng phù hợp với các lý thuyết về bê tơng.
Hình 3.12 Quan hệ về cường độ chịu nén của bê tông
Mặt khác, tương quan cường độ chịu nén của bê tông polystyrene kết cấu với cường độ chịu nén của bê tông nền cũng cho thấy ảnh hưởng rõ rệt của cốt liệu EPS với đặc trưng cường độ chịu nén khơng đáng kể có ảnh hưởng rất lớn, làm giảm cường độ chịu nén của bê tông polystyrene. Các đường biểu diễn quan hệ cường độ của bê tông polystyrene kết cấu ở mọi khối lượng thể tích đều nằm dưới đường phân giác của đồ thị. Điều này khác biệt rõ rệt với bê tông nặng thông thường hay bê tơng keramzit.
Từ Hình 3.11, Hình 3.12 có thể thấy rằng để chế tạo bê tơng polystyrene kết cấu có khối lượng thể tích từ 1.400 kg/m3 nên sử dụng bê tơng nền có cường độ chịu nén lớn hơn 60 MPa. Với bê tơng polystyrene kết cấu có khối lượng thể
tích nhỏ hơn 1.600 kg/m3 nên ưu dùng bê tơng nền có kích thước hạt lớn nhất khơng quá 10 mm.