.8 Ảnh hưởng của của khối lượng thể tích

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu chế tạo bê tông nhẹ kết cấu sử dụng cốt liệu polystyrene (Trang 71 - 73)

Để nghiên cứu ảnh hưởng kích thước hạt lớn nhất trong bê tơng nền đến cường độ chịu nén của bê tông polystyrene, nghiên cứu đã tiến hành trên các cấp phối nền M1.25.80.21V15, M200.80.21V15 (Bảng 3.1).Kết quả nghiên cứu quan

hệ giữa cường độ chịu nén và khối lượng thể tích của bê tơng khi bổ sung cốt liệu EPS và bê tông nền để bê tông polystyrene kết cấu đạt được khối lượng thể tích bê tơng polystyrene 2.000 kg/m3 đến 1.400 kg/m3 cho thấy cường độ chịu nén của bê tông polystyrene chịu ảnh hưởng trước hết bởi khối lượng thể tích của bê tơng, tức là tỷ lệ thể tích bê tơng nền (Hình 3.8). Đồng thời, sự suy giảm cường độ khơng theo quy luật tuyến tính mà theo đường cong với sự thay đổi cường độ lớn khi khối lượng thể tích dưới 1.600 kg/m3. Mức độ giảm cường độ chịu nén ở cấp phối nền M200.80.21V15 có sử dụng cốt liệu D2 lớn gấp đôi cấp phối nền M1.25.80.21V15 sử dụng cốt liệu C2.

Hình 3.9 Bê tơng BPK sử dụng bê tơng nền M1.25.80.21V15

Hình 3.10 Bê tơng BPK sử dụng bê tông nền M200.80.21V15

Kết quả trên đã chứng tỏ cường độ chịu nén của bê tơng polystyrene khơng chỉ phụ thuộc khối lượng thể tích mà cịn phụ thuộc đường kính lớn nhất của cốt liệu bê tơng nền (Hình 3.9, Hình 3.10). Trong cấu trúc bê tông polystyrene kết cấu sử dụng bê tông nền M1.25.80.21V15, các hạt cốt liệu EPS phân bố khá đồng đều trong bê tông nền nên mức độ suy giảm cường độ chủ yếu chỉ phụ thuộc vào tỷ lệ thể tích bê tơng nền. Trong bê tơng polystyrene kết cấu có sử dụng bê tơng nền M200.80.21V15 có sử dụng cốt liệu lớn thì cốt liệu EPS nằm trong phần vữa giữa các cốt liệu lớn có kích thước hạt và hình dạng hạt đa dạng. Lúc này, cốt liệu EPS trở thành vùng yếu, phân bố không đều trong bê tơng. Chính vì vậy, mức suy giảm cường độ của bê tơng polystyrene kết cấu có sử dụng bê tơng nền với cốt liệu lớn là lớn hơn so với bê tông nền không sử dụng cốt liệu lớn.

Để xem xét ảnh hưởng của cốt liệu bê tông nền cường độ chịu nén của bê tông polystyrene kết cấu, nghiên cứu đã sử dụng các cấp phối nền

M0.63.80.21V15, M1.25.80.21V15, M100.80.21V15, M200.80.21V15 (Bảng 3.1) có kích thước hạt lớn nhất lần lượt là 0,63 mm, 0,125 mm, 10 mm, 20 mm. Hỗn hợp bê tông polystyrene kết cấu, sau khi bổ sung lượng cốt liệu EPS định trước, được xác định tính cơng tác và khối lượng thể tích, cường độ chịu nén. Dựa trên các số liệu này, nghiên cứu đã thiết lập phương trình hồi quy thể hiện tương quan giữa đường kính lớn nhất của cốt liệu trong bê tông nền và cường độ chịu nén của bê tơng polystyrene kết cấu. Đồ thị Hình 3.9 được xây dựng với khối lượng thể tích bê tông polystyrene kết cấu ở các mức 2.000 kg/m³ (D2000), 1.800 kg/m³ (D1800), 1.600 kg/m³ (D1600), 1.400 kg/m³ (D1400).

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu chế tạo bê tông nhẹ kết cấu sử dụng cốt liệu polystyrene (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)