Những việc cần làm để giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiên tai, lũ lụt ở việt nam (Trang 51 - 71)

5. Cấu trúc đề tài

3.2.3Những việc cần làm để giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt

+ Trước khi lũ lụt xảy ra

Theo dõi thông tin về lũ, lụt trên vô tuyến, đài hoặc loa phóng thanh công cộng; thành lập lực lượng phản ứng nhanh, phân công trực thường xuyên để có phản ứng kịp thời; tổ chức phân công trực thường xuyên để có phản ứng kịp thời; rà soát, bổ sung các thiết bị cứu hộ, cứu nạn; gia cố nhà xưởng giúp chịu lũ lụt tốt hơn. Bảo vệ nhà xưởng bằng cách nhồi đầy cát vào các bao tải và xếp

chúng quanh nhà; xác định địa điểm an toàn và phương tiện để di rời khi cần; bảo vệ nguồn nước bằng cách che đậy giếng, bể chứa nước; bảo quản sơ tán thiết bị, giấy tờ sổ sách quan trọng và cất giữ ở nơi khô ráo, an toàn; neo đậu thuyền bè ở nơi an toàn và giữ gìn cẩn thận để có thể sử dụng được khi cần thiết;

+ Trong thời gian lũ, lụt: Cắt hết nguồn điện để đảm bảo an toàn trong lũ lụt; tạm ngưng sản xuất khi có dấu hiệu lũ lớn; di chuyển trang thiết bị, hàng hóa tới nơi cao và an toàn, ví dụ như một tòa nhà hai tầng hoặc một quả đồi; không chơi đùa, bơi lội, đi lại trong nước lũ.

+ Sau lũ lụt: Dọn dẹp nhà xưởng; tu sửa đường xá và rà soát thiệt hại. 3.3. Biện pháp cho từng vùng

3.3.1. Đối với vùng đồng bằng sông Hồng

- Phương châm phòng chống và giảm nhẹ thiên tai cho toàn vùng là “phòng chống lũ triệt để”, bảo vệ an toàn cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh.

- Giải pháp chủ đạo cho toàn vùng là tăng cường khả năng chống lũ cho hệ thống đê, giảm lũ và điều tiết lũ, tăng cường năng lực quản lý, tổ chức chỉ đạo điều hành, kịp thời xử lý, ứng cứu các tình huống, nâng cao ý thức cộng đồng, hoàn thiện cơ chế, chính sách. Đối với các công trình về đê điều cần thực hiện đồng bộ các giải pháp: Quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch, xây dựng, tu bổ, nâng cấp, quản lý, bảo vệ và hộ đê; Tiếp tục thực hiện các chương trình khôi phục và nâng cấp đê biển, cứng hóa mặt đê kết hợp với giao thông, trồng cây chắn sóng và cỏ chống xói mòn, cải tạo nâng cấp và xây dựng công trình dưới đê, xử lý nền đê yếu, xây dựng tràn sự cố đề phòng lũ cực hạn, xây dựng công trình phòng chống xói lở, hoàn thành các phương án phân lũ và chậm lũ.

- Giải pháp thoát lũ, giảm lũ và điều tiết lũ bao gồm: Thanh thải vật cản ở bãi sông, lòng sông, nạo vét lòng dẫn, qui hoạch, xây dựng và vận hành hồ chứa thượng lưu, bảo vệ rừng, trồng rừng đầu nguồn và rừng phòng hộ ven biển.

- Giải pháp phòng ngừa thiên tai phát triển bền vững bao gồm: Theo dõi kiểm soát chặt chẽ biến động lũ, bão, hạn hán, các công trình trọng điểm; chú trọng qui hoạch dân cư kinh tế, vùng ven đê sông, đê biển, hồ đập theo hướng

phòng ngừa thiên tai và sử dụng lợi thế đặc thù khu vực, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sử dụng hợp lý tài nguyên đất, tài nguyên nước, cảnh quan thiên nhiên, thiết kế kiến trúc thích ứng với các loại thiên tai trong vùng.

- Các giải pháp quản lý bao gồm: Kiện toàn bộ máy tổ chức phòng chống và giảm nhẹ thiên tai từ Trung ương đến cơ sở, hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, tăng cường nguồn lực, nâng cao chất lượng quản lý, tăng cường năng lực của lực lượng chuyên trách và bán chuyên trách, lực lượng tại chỗ trong công tác quản lý đê, hộ đê, cứu hộ, cứu nạn; xây dựng đề án quản lý phòng chống và giảm nhẹ thiên tai theo lưu vực sông; tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và khả năng đối phó với thiên tai của mỗi người dân và cộng đồng; nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn cho các lực lượng chuyên trách, bán chuyên trách và lực lượng nhân dân địa phương. Hoàn thiện các chính sách, chế độ khuyến khích người dân tham gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai bão, lũ, hạn hán, dông, lốc.

3.3.2. Đối với vùng đồng bằng duyên hải miền Trung

- Phương châm phòng chống và giảm nhẹ thiên tai cho vùng đồng bằng ven biển miền Trung là "Né tránh và thích nghi".

- Giải pháp phòng chống và giảm nhẹ thiên tai cơ bản là: Chú trọng xây dựng qui hoạch khu dân cư, khu công nghiệp, khu du lịch; quy hoạch, xây dựng công trình phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, công trình hạ tầng giao thông, trong đó chú trọng đảm bảo khả năng tiêu thoát lũ, vận động và khuyến khích nhân dân ở tất cả các khu vực thường xuyên bị ngập lụt nên có điều kiện thì xây dựng nhà hai tầng...

- Nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai cũng như chủ động ứng phó bằng việc thực hiện thật tốt phương châm 'bốn tại chỗ' vẫn là giải pháp quan trọng nhất trong giảm nhẹ thiệt hại do lũ, bão gây ra.

- Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và khả năng đối phó với thiên tai của mỗi người dân và cộng đồng. Nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn cho các lực lượng chuyên trách, bán chuyên trách và lực lượng nhân dân địa phương.

- Hoàn thiện các chính sách, chế độ khuyến khích người dân tham gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp và tận dụng được điều kiện tự nhiên trên đất liền, trên biển. Các giải pháp ngăn lũ, ngăn mặn, điều tiết nguồn nước bao gồm: Thực hiện chương trình củng cố công trình đê điều, tận dụng và bảo tồn các cồn cát tự nhiên để ngăn nước sông, biển, ngăn mặn; xây dựng phát triển các hồ chứa, các công trình thủy lợi chống hạn, chống úng; xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển, nạo vét luồng lạch, xây dựng các khu trú đậu tàu thuyền, nâng cấp và phát triển các trạm thông tin ven biển phục vụ cảnh báo bão, nước biển dâng, sóng thần.

3.3.3. Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long

- Phương châm phòng chống và giảm nhẹ thiên tai cho vùng đồng bằng sông Cửu Long là chủ động “Sống chung với lũ” đảm bảo an toàn, phát triển bền vững.

- Giải pháp chủ đạo tập trung vào hướng kiểm soát lũ, chủ động khai thác lợi thế của lũ, sử dụng hợp lý tài nguyên đất, rừng và các điều kiện tự nhiên trong vùng.

- Giải pháp cụ thể về kiểm soát lũ và kiểm soát mặn bao gồm: Xây dựng cụm tuyến dân cư, cơ sở hạ tầng vượt lũ, tăng cường khả năng thoát lũ của hệ thống kênh rạch, thực hiện các chương trình xây dựng đê biển, đê cửa sông, đê bao, bờ bao, các hồ điều hòa, các công trình ngăn mặn giữ ngọt; chủ động khai thác mặt lợi của lũ, nghiên cứu đầu tư sử dụng tài nguyên môi trường nước nổi, tận dụng phù sa, thau chua, rửa mặn, phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, giao thông thủy, du lịch sinh thái, các hoạt động văn hóa thể thao đặc thù cho mùa nước nổi và vùng thường xuyên ngập; tăng cường hợp tác quốc tế với các nước trong lưu vực sông Mêkông nhằm kiểm soát lũ, khai thác hợp lý tài nguyên nước.

- Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và khả năng đối phó với thiên tai của mỗi người dân và cộng đồng. Nâng cao năng lực cứu hộ, cứu nạn cho các lực lượng chuyên trách, bán chuyên trách và lực lượng nhân dân địa phương.

- Hoàn thiện các chính sách, chế độ khuyến khích người dân tham gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai bão, lũ, hạn hán, dông, lốc.

KẾT LUẬN

Trên phạm vi toàn cầu, trong vài thập kỷ gần đây, thiên tai xảy ra với mức độ ngày càng trầm trọng, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với cuộc sống của người dân, đặc biệt là những người nghèo. Thiên tai là hiện tượng tự nhiên, là vấn đề của toàn cầu. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, các hoạt động của con người như phát triển công nghệ, đô thị hoá, bùng nổ dân số, suy thoái tài nguyên môi trường đã làm gia tăng mức độ, hậu quả do thiên tai gây ra.

Trong tất cả các loại thiên tai thì lũ lụt là thiên tai gây nhiều thiệt hại nhất cho con người, chiếm 60% số người chết do thiên tai gây ra trên Trái Đất. Tất cả mọi trận lũ lụt đều có chung một nguyên nhân là những giọt nước từ trên trời rơi xuống, nhưng không phải hễ có mưa là có lũ chỉ có ở nơi nào có dòng chảy đi qua và sự gia tăng cường độ các cơn bão bất thường, các trận mưa lớn tập trung trong một thời gian ngắn và biên độ triều cường gia tăng theo mực nước biển dâng cao khiến tình trạng lũ lụt ngày càng nghiêm trọng. Khi xã hội ngày càng phát triển thịnh vượng, con người đã từng bước thay đổi cảnh quan bằng rất nhiều cách để đối phó với lũ lụt. Tuy nhiên, hoạt động ứng phó này đôi khi không có tác dụng, thậm chí có thể phản tác dụng. Và hàng năm lũ, lụt vẫn kéo đến, gieo rắc vô số tổn thất, thiệt hại về cả người và của…

Việt Nam là nước thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt, hơn 2/3 dân số Việt Nam ở những vùng đất có độ cao dưới 10m so với mực nước biển và hầu hết nằm ở vùng hạ nguồn các con sông lớn hoặc gần vùng ven biển - là những khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ lụt do đó khi có lũ xảy ra hậu quả là rất lớn. Như hầu hết mọi người nhận thức rõ, tác động của lũ lụt bao gồm cả mặt lợi và hại, song mặt hại thường lớn hơn. Lũ lụt gây thiệt hại về người, thiệt hại tài sản, phá hủy mùa màng, mất mát của gia súc, và sự suy giảm của các điều kiện sức khỏe do bệnh đường nước, liên kết truyền thông và cơ sở hạ tầng (nhà máy điện, đường giao thông, cầu cống…) bị hư hỏng và gián đoạn, một số hoạt động kinh tế có thể đi đến bế tắc, người dân buộc phải rời bỏ nhà cửa và cuộc sống bình thường bị gián đoạn…

Cùng với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu các thiên tai như bão lũ sẽ diễn ra với tần suất nhanh hơn, dữ dằn hơn và vì thế, giải pháp ứng phó với lũ lụt đang ngày càng khẩn thiết. Phòng chống lũ lụt là công việc hết sức khó khăn. Chính vì vậy để giảm sự thiệt hai do lũ lụt gây ra, mỗi người dân phải nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường không chặt phá rừng bừa bãi. Xây dựng những công trình thủy lợi, đập thủy điện, điều hòa dòng nước. Trang bị cho mình đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm phòng tránh lũ, kiên cường đấu tranh với bão lũ, sống chung với lũ.

PHỤ LỤC ẢNH

Hình 2: Hà nội trong trận lụt lịch sử năm 2008 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 3: Lũ lụt miền Trung năm 2009

PHỤ LỤC BẢNG

Bảng 1: Thống kê một số trận lũ lụt lịch sử và hậu quả của chúng những năm gần đây.

STT Thời

gian Nơi xảy ra Thiệt hại về người Thiệt hại về vật chất

1 Năm

1978

Đồng bằng sông Hồng

3 người chết, 50.000 người phải sơ tán khỏi

vùng ngập sâu

13.000 ngôi nhà ngập và hư hại; tổng diện tích ngập lụt úng là 96.000ha, trong đó 48.000ha lúa bị

mất trắng 2 Năm 1986 Đồng bằng sông Hồng 121 người chết

491 nhà sập, trôi; ngập 12.571 nhà.

3 Năm 1996 Đồng bằng sông Hồng 89 người chết, 2 người mất tích 84.265 nhà bị đổ ngập; 1.343 lớp học bị thiệt hại; 57.900 ha lúa bị ngập; 11.675 ha đất nông nghiệp bị thiệt hại; 806 ha ao tôm bị thiệt hại.

4 Năm

1999 Miền Trung 721 người chết, 35

người mất tích

1 triệu nhà bị hư hại; 5.915 lớp học bị phá hủy; 67.354 ha lúa bị ngập; 1.335 tấn tôm cá bị phá hủy; 2.232 tàu thuyền bị chìm. 5 Năm 2000 Đồng bằng sông Cửu Long 481 người chết

89.499 căn nhà bị hư hại; 12.909 lớp học bị hủy hoại; 401.342 ha lúa

bị ngập; 16.215 ha đầm cá tôm bị ngập; 2.484 tấn cá tôm bị phá hủy.

6 2011 Miền Trung 55 người chết Nhấn chìm khoảng 170.000 căn

nhà và 23.700 hecta hoa màu.

Bảng 2: Thống kê các trận lũ lịch sử từ năm 1945 đến nay (1945 - 2013)

Tỉnh Sông Trạm Năm Thời gian bắt

đầu Thời gian kết thúc Lƣu lƣợng nƣớc lớn nhất (m3/s) Mực nƣớc lớn nhất (cm) Cấp báo động Vƣợt cấp báo động

An Giang Hậu Châu Đốc 2001 09/08/2001 28/11/2001 448 Cấp 3 98

An Giang Hậu Châu Đốc 2000 15/07/2000 30/11/2005 490 Cấp 3 140

An Giang Hậu Châu Đốc 1996 26/08/1996 04/12/1996 454 Cấp 3 104

An Giang Hậu Châu Đốc 1937 485 Cấp 3 135

An Giang Hậu Long Xuyên 2009 01/08/2009 0 228 Cấp 3 13 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

An Giang Tiền Tân Châu 2001 09/08/2001 28/11/2001 478 Cấp 3 58

An Giang Tiền Tân Châu 2000 19/07/2000 28/11/2000 506 Cấp 3 86

An Giang Tiền Tân Châu 1996 26/08/1996 05/12/1996 487 Cấp 3 67

An Giang Tiền Tân Châu 1961 499 Cấp 3 79

Bắc Giang Lục nam Chũ 2008 24/09/2008 28/09/2008 0 1575 0

Bắc Giang Lục nam Chũ 2007 24/08/2007 0 1008 Cấp 3 428

Bắc Giang Lục nam Chũ 2007 24/08/2007 0 1008 Cấp 3 838

Bắc Giang Lục nam Chũ 2006 16/08/2006 18/08/2006 0 0 0

Bắc Giang Lục nam Lục Nam 2008 07/08/2008 13/08/2008 0 579 Cấp 2 99

Bắc Giang Lục nam Lục Nam 2008 24/09/2008 28/09/2008 0 788 Cấp 3 208

Bắc Giang Lục nam Lục Nam 2007 05/07/2007 0 476 Cấp 1 96

Bắc Giang Lục nam Lục Nam 2006 16/08/2006 20/08/2006 0 0 0

Bắc Giang Lục nam Lục Nam 2002 25/07/2002 09/08/2002 620 Cấp 3 40

Bắc Giang Lục nam Lục Nam 1996 10/08/1996 09/09/1996 647 Cấp 3 67

Bắc Giang Lục nam Lục Nam 1986 21/07/1986 10/08/1986 804 Cấp 3 224

Bắc Giang Thương Cầu Sơn 2006 16/08/2006 19/08/2006 0 0 0

Bắc Giang Thương Phủ Lạng Thương 2008 07/08/2008 13/08/2008 0 609 Cấp 3 29 Bắc Giang Thương Phủ Lạng Thương 2008 24/09/2008 28/09/2008 0 689 Cấp 3 109 Bắc Giang Thương Phủ Lạng Thương 2006 16/08/2006 19/08/2006 0 0 0

Bắc Ninh Cầu Đáp Cầu 2008 07/08/2008 13/08/2008 0 603 Cấp 3 23

Bắc Ninh Cầu Đáp Cầu 2007 27/07/2007 0 394 Cấp 1 14

Bắc Ninh Cầu Đáp Cầu 2006 16/08/2006 20/08/2006 0 0 0

Bắc Ninh Cầu Đáp Cầu 2002 30/07/2002 10/08/2002 628 Cấp 3 48

Bắc Ninh Cầu Đáp Cầu 1996 11/08/1996 30/08/1996 683 Cấp 3 103

Bắc Ninh Cầu Đáp Cầu 1971 14/08/1971 28/08/1971 784 Cấp 3 204

Bắc Ninh Thương Phủ Lạng Thương 2007 27/07/2007 0 393 Cấp 1 13 Bắc Ninh Thương Phủ Lạng Thương 2002 30/07/2002 09/08/2002 608 Cấp 3 28 Bắc Ninh Thương Phủ Lạng Thương 1996 11/08/1996 10/09/1996 654 Cấp 3 74 Bắc Ninh Thương Phủ Lạng Thương 1986 20/07/1986 13/08/1986 753 Cấp 3 173

Bình Định An lão An Hoà 2003 16/10/2003 27/10/2003 1460 2371 Cấp 2 71

Bình Định An lão An Hoà 1999 28/11/1999 12/12/1999 3680 2508 Cấp 3 108

Bình Định Côn Bình Tường 2003 16/10/2003 17/10/2003 2740 2421 Cấp 2 121

Bình Định Côn Bình Tường 1999 01/12/1999 04/12/1999 3680 2491 Cấp 3 41

Bình Định Côn Bình Tường 1977 08/11/1977 30/11/1977 2541 Cấp 3 91

Bình Định Lai giang Bồng sơn 1977 02/11/1977 28/11/1977 1567 Cấp 3 1157 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiên tai, lũ lụt ở việt nam (Trang 51 - 71)