Phân loại lũ, lụt ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiên tai, lũ lụt ở việt nam (Trang 31 - 34)

5. Cấu trúc đề tài

2.3.1.2.Phân loại lũ, lụt ở Việt Nam

Tại Việt Nam phân loại lũ theo một trong các tiêu chí sau đây: Hình 3: Cường suất lũ lên ở các vùng khác nhau

Vùng núi (200-500cm/giờ Vùng đồng bằng (10 -20cm/giờ) Sông Cửu Long cm/h

- Phân loại theo thời gian xuất hiện lũ; - Phân loại theo cấp độ mực nước đỉnh lũ;

- Phân loại theo mức độ nguy hiểm của trận lũ đối với nền dân sinh, kinh tế. * Phân loại lũ theo thời gian xuất hiện lũ

Căn cứ vào thời gian xuất hiện của lũ, người ta có thể phân loại các loại lũ như sau:

Lũ tiểu mãn: Xảy ra vào khoảng tiết tiểu mãn hàng năm (từ tháng 4 đến tháng 6), chủ yếu là do mưa rào gây ra. Lũ tiểu mãn thường không lớn nhưng là nguồn cung cấp nước rất quan trọng cho sản xuất nông nghiệp trong mùa khô. Tuy vậy, cũng có khi lũ tiểu mãn khá lớn, gây ra những thiệt hại đáng kể (trận lũ tháng 5/1986) ở Trung Bộ.

Lũ sớm: Xuất hiện sớm so với lũ chính vụ. Nếu xảy ra lũ sớm mà lũ lại lớn thì cũng gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với sản xuất.

Lũ chính vụ: Xuất hiện vào thời kỳ chính của mùa lũ, thường là lũ lớn nhất trong năm nên dễ gây ngập lụt, làm thiệt hại đáng kể về người và của cải. Trên các sông Bắc Bộ, lũ chính vụ thường vào các tháng 7, 8; các sông Trung Bộ, thường vào tháng 10, 11; các sông Nam Bộ, Tây Nguyên, thường vào tháng 9, 10.

Lũ muộn: Là lũ xảy ra vào cuối mùa lũ, thường không lớn. Tuy vậy, cũng có năm, có nơi lũ cuối vụ là lũ lớn nhất trong năm. Lũ trên các sông Bắc Bộ, Nam Bộ có thể xuất hiện muộn, vào tháng 11; ở Trung Bộ và Tây Nguyên vào tháng 12 hoặc tháng 1 năm sau.

* Phân loại lũ theo cấp độ mực nước đỉnh lũ

Căn cứ vào mực nước trung bình đỉnh lũ nhiều năm, người ta có thể phân loại các loại lũ như sau:

Lũ nhỏ: Là lũ có đỉnh lũ thấp hơn mức lũ trung bình nhiều năm. Lũ vừa: Là lũ có đỉnh lũ đạt mức lũ trung bình nhiều năm. Lũ lớn: Là lũ có đỉnh lũ cao hơn mức lũ trung bình nhiều năm. Lũ đặc biệt lớn: Là lũ có đỉnh lũ cao hiếm thấy trong lịch sử.

Lũ lịch sử: Là trận lũ có đỉnh lũ cao nhất trong thời kỳ quan trắc hoặc điều tra được (hình 5).

Hình 5: Đường quá trình đỉnh lũ cao nhất năm tại trạm Hà Nội

* Phân cấp lũ theo mức độ nguy hiểm đối với dân sinh, kinh tế

Đối với các nhà quản lý về lũ lụt và thường được phát tin trên các phương tiện thông tin đại chúng thì người ta thường áp dụng cách phân cấp lũ theo mức độ nguy hiểm đối với nền dân sinh và kinh tế.

Mức độ nguy hiểm của lũ tăng dần như sau:

Mức lũ báo động I: Có khả năng gây tác hại đến các khu vực sản xuất nông nghiệp ở vùng trũng, thấp.

Mức lũ báo động II: Gây tác hại lớn đến các khu vực sản xuất nông nghiệp ở vùng trũng, thấp. Có khả năng gây nguy hiểm tính mạng đến một số dân cư sinh sống ở các vùng trũng thấp.

Mức lũ báo động III: Gây ngập lụt nghiêm trọng đến các khu vực ở hạ lưu sông. Nhiều công trình xây dựng, các công trình về giao thông, thủy lợi bị tàn phá nặng nề. Rất nguy hiểm đến tính mạng và nhân dân ở các khu vực trũng, thấp, các khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng lũ, lụt.

* Phân loại các bản tin về lũ: Cảnh báo lũ, thông báo lũ và thông báo lũ khẩn cấp

Tùy thuộc vào diễn biến mực nước và khả năng đạt mực nước đỉnh lũ trên các sông mà cơ quan dự báo khí tượng thủy văn sẽ phát bản tin cảnh báo lũ, thông báo lũ hoặc thông báo lũ khẩn cấp.

- Nếu trên lưu lực sẽ có mưa lớn và có khả năng xảy ra lũ trên sông thì cơ quan dự báo khí tượng thủy văn sẽ phát bản tin: Cảnh báo lũ để cảnh báo cho nhân dân biết.

- Nếu có lũ trên sông, mà khả năng đỉnh lũ sẽ ở dưới mức báo động 3 thì sẽ phát bản tin: Thông báo lũ.

Khi nghe bản tin này: Cán bộ chính quyền các cấp và nhân dân nên lưu ý triển khai ngay các phương án phòng chống lũ, các biện pháp để phòng chống lũ, lụt.

- Nếu đỉnh lũ trên sông đã đạt mức lũ báo động 3 hoặc nhiều khả năng đạt và vượt trên mức lũ báo động 3 thì sẽ phát bản tin: Thông báo lũ khẩn cấp.

Khi nghe được bản tin: Thông báo lũ khẩn cấp thì cán bộ chính quyền các cấp và nhân dân phải khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống lũ. Nhân dân sinh sống ở các khu vực trũng, thấp cần chủ động di dời người, súc vật và của cải đến các khu vực cao ráo, an toàn.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiên tai, lũ lụt ở việt nam (Trang 31 - 34)