Vùng đồng bằng duyên hải miền Trung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiên tai, lũ lụt ở việt nam (Trang 37 - 38)

5. Cấu trúc đề tài

2.3.2.2. Vùng đồng bằng duyên hải miền Trung

Các sông từ Thanh Hoá đến Hà Tĩnh, mùa lũ xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 10. Các sông này lũ tập trung chủ yếu trong dòng chính vì có hệ thống đê ngăn lũ, biên độ dao động trên 7m với hệ thống sông Mã, trên 9m với hệ thống sông Cả. Các sông từ Quảng Bình đến Bình Thuận, mùa lũ xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 12. Đây là khu vực có hệ thống sông ngắn, dốc, lũ lên nhanh, xuống nhanh. Các sông ở khu vực này có hệ thống đê ngăn lũ thấp hoặc chưa có đê. Nước lũ không chỉ chảy trong dòng chính mà còn chảy tràn qua đồng bằng, biên độ dao động trên 8m.

Hàng năm, mùa lũ diễn ra khác nhau ở các vùng. Tuỳ theo điều kiện địa lý tự nhiên và thời tiết hàng năm mà mùa lũ có thể đến sớm hoặc đến muộn hơn. Lũ xảy ra quá sớm hoặc quá muộn cũng như các trận lũ lớn đều có thể gây thiệt hại nghiêm trọng.

Nhìn lại những năm gần đây, lũ lụt xảy ra trên vùng đất này ngày càng dữ dội, khắc nghiệt. Theo ghi chép chưa đầy đủ, từ năm 1964 trở lại đây, miền Trung đã phải gánh chịu nhiều cơn lũ lớn xảy ra. Mưa gây lũ lụt ở thượng lưu và vùng đồng bằng với số lần ngày càng tăng trong năm, cường độ mưa ngày càng lớn và diễn biến hết sức phức tạp. Khủng khiếp nhất là vào năm 1999, những trận mưa liên tục kéo dài ròng rã 1 tháng đã đẩy mực nước các sông lớn ở miền Trung dâng nhanh chưa từng thấy. Lượng mưa từ ngày 2 đến ngày 3/11 tại Huế đạt kỷ lục 1.384mm, là lượng mưa ngày lớn thứ 2 thế giới, chỉ đứng sau kỷ lục 1.870mm đo được tại Cilaos trên đảo Reunion (Pháp). Tiếp đến là các trận mưa lớn từ ngày 1 đến ngày 7/12 làm “nũng” cả đất Quảng Nam, Quảng Ngãi với tổng lượng mưa 2.192mm trên thượng lưu sông Tam Kỳ (Quảng Nam) và 2.011mm tại Ba Tơ (Quảng Ngãi). Đến năm 2009, 10 năm sau khi xảy ra “cơn lũ kinh hoàng”, dải đất nghèo miền Trung tiếp tục đón 11 cơn bão, 4 cơn ATNĐ

gây 4 trận lũ, trong đó có cơn lũ lớn đi theo bão số 9 được xem là cơn lũ lịch sử. Năm 2010, có đến 6 cơn bão và 5 cơn ATNĐ ráo riết ập xuống địa bàn các tỉnh miền Trung kéo dài từ tháng 7 đến tháng10.

10 năm trở lại đây miền Trung nước ta luôn luôn phải đối mặt với những trận lũ lịch sử “ lũ chồng lũ” đợt lũ này chưa qua đợt khác đã tới. Với cường độ và sức tàn phá của nó ngày càng gia tăng gây ra hậu quả nặng nề.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiên tai, lũ lụt ở việt nam (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)