Ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt đến các lĩnh vực kinh tế

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiên tai, lũ lụt ở việt nam (Trang 41 - 44)

5. Cấu trúc đề tài

2.4.2.1.Ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt đến các lĩnh vực kinh tế

Sau mỗi trận lũ lụt hậu quả chúng để lại là vô cùng nặng nề đối với các lĩnh vực kinh tế.

+ Cơ sở vật chất và cở sở hạ tầng: Sau lũ lụt các công trình giao thông, cầu cống, các công ty, nhà máy xí nghiệp đã bị hỏng nặng tác động đáng kể đến nền kinh tế khu vực và quốc gia. Thiệt hại cho cơ sở hạ tầng cũng gây ra tác động lâu dài, chẳng hạn như sự gián đoạn nguồn cung cấp nước sạch, xử lý nước

thải, điện, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, giáo dục và chăm sóc sức khỏe, mất sinh kế, giảm sức mua và mất giá trị đất ở vùng đồng bằng có thể để lại các cộng đồng dễ bị tổn thương về kinh tế.

Không dừng lại ở đây lũ lụt còn gây ra biết bao ảnh hưởng đối với các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ.

+ Các ngành kinh tế cũng chịu ảnh hưởng của thiên tai lũ lụt:

- Sản xuất nông nghiệp: Lũ lụt ở khu vực sản xuất nông nghiệp quan trọng có thể dẫn đến thiệt hại trên diện rộng cho cây trồng và mất mát gia súc; có thể làm mất mùa, dẫn tới sản lượng lương thực năm thấp; sản xuất bị ngưng trệ, giá cả các mặt hàng nông phẩm trở nên đắt đỏ và khan hiếm; làm cho diện tích đất canh tác nông nghiệp bị thu hẹp và ô nhiễm rất khó cho việc cải tạo và canh tác đạt hiệu quả. Còn đối với ngư nghiệp thì sản lượng thủy sản thì bị suy giảm đáng kể do bị lũ cuốn trôi.

Tuy nhiên, các sự kiện lũ lụt có thể dẫn đến lợi ích lâu dài cho sản xuất nông nghiệp nạp kho tài nguyên nước, trẻ hóa độ phì của đất phù sa lắng đọng… Ví dụ: Ở đồng bằng sông Cửu Long mỗi năm, mùa lũ về đem lại giá trị gần 2.000 tỉ đồng từ các ngành nghề khai thác thủy sản, nuôi trồng, chăn nuôi, dịch vụ, giải quyết việc làm cho hơn 600.000 lao động nông nhàn. Lũ sông Mêkông đã tạo ra một “mùa nước nổi” trên diện tích rộng lớn của ĐBSCL, thủy sản nước ngọt thích hợp phát triển. Tại An Giang đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, như trồng lúa, rau màu, trồng nấm rơm, chăn nuôi gia súc, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, nuôi trồng thủy sản,... phù hợp đặc điểm từng vùng, từng địa phương. Đặc biệt là mô hình nuôi tôm càng xanh với nguồn thức ăn có sẵn nên nhiều hộ nghèo đã thoát nghèo và trở nên khá giả. Theo ông Đỗ Vũ Hùng, Phó giám đốc Sở NN- PTNT An Giang, quả quyết: Bây giờ người dân không còn sợ lũ, mà ai cũng “chờ” lũ về để làm ăn, không ít người làm giàu nhờ lũ.

- Công nghiệp: Các nhà máy sản xuất phải đóng cửa ngừng sản xuất để khắc phục hậu quả do bị ngập úng, giao thông bị gián đoạn, cơ sở vật chất, hạ tầng bị hư hại.

- Du lịch: Thiên tai lũ lụt thường xảy ra ở các vùng ven biển vì vậy gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của ngành du lịch, dịch vụ biểu hiện như: Cảnh quan bị đảo lộn, các khu vui chơi, bãi tắm bị phá hủy làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên, sự trong lành của nó. Từ một điểm vui chơi giải trí bỗng chốc trở nên tan hoang sơ xác tiêu điều, cũng có những vẻ đẹp tự nhiên bị biến mất hoàn toàn không thể tái tạo lại được gây ảnh hưởng không hề nhỏ ngành du lịch. Suy thoái ngắn hạn trong ngành du lịch trong khu vực thường trải qua sau khi một sự kiện lũ lụt. Trong khi tác động vào cơ sở hạ tầng du lịch và thời gian cần thiết để trở về năng lực hoạt động đầy đủ có thể được tối thiểu, hình ảnh của các khu vực bị ảnh hưởng lũ lụt thường dẫn đến hủy đặt phòng và giảm đáng kể số lượng khách du lịch. Ngoài những ảnh hưởng đến suy giảm đa sinh học, nguy cơ nhấn chìm và phá huỷ cơ sở hạ tầng và suy giảm tiềm năng du lịch ở các vùng ven biển cũng là một vấn đề quan trọng. Hiện nay, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn ở nước ta, với hàng triệu người tham gia và kiếm sống nhờ du lịch. Biến đổi khí hậu mà hệ quả là nước biển dâng cao sẽ nhấn chìm và phá huỷ cơ sở hạ tầng du lịch, từ đó làm giảm lượng khách tìm đến và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của hàng triệu người, trong đó đa phần là người nghèo. Theo số liệu của Ủy ban Nhân dân Huyện Giao Thuỷ, Nam Định, kể từ cơn bão số 5 năm 2005 đến năm đầu năm 2008, tại khu vực bờ biển Bạch Long - Giao Thủy và Khu du lịch thị trấn Quất Lâm mực nước biển đã dâng lên 20cm. Trước năm 2005, mực nước biển hầu như không tăng, thế nhưng từ năm 2005, biểu mực nước biển dâng lên rõ rệt. Đặc biệt, mỗi lần thủy triều lên, mực nước dâng cao tràn qua đường khu du lịch ở thị trấn Quất Lâm, Chính quyền địa phương đã phải tổ chức tôn cao đường trong khu du lịch từ 20 - 50cm và xây bờ chắn sóng. Hậu quả của mực nước dâng cao 20cm đã phá hủy toàn bộ môi trường và cây cối trong khu vực, ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế, du lịch và môi trường của huyện. - Giáo dục: Lũ lụt gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động giáo dục. Ở miền Trung khi lũ đến hàng 100.000 học sinh không thể đến trường, đồ dung học tập, sách vở của các em bị nước lũ làm hư hỏng. Không chỉ như vậy các em cũng không có nơi để học tập, vui chơi vì trường học của các em bị nước lũ làm sập

hoặc bị hỏng nặng. Bộ GDĐT vừa thống kê thiệt hại do lũ lụt đối với ngành giáo dục tại các tỉnh miền Trung thời gian vừa qua: Theo đó, tính đến ngày 25/10/2010, thống kê nhanh từ 3 tỉnh bị lũ lụt, hầu hết các trường học và gia đình học sinh đều bị thiệt hại nặng nề, hầu hết SGK, vở và đồ dùng học tập đều bị nước lũ cuốn trôi với tổng thiệt hại lên đến 705 tỷ đồng, riêng SGK bị mất đã lên tới 383.000 bộ, tương đương 27 tỷ đồng.

- Giao thông vận tải: Từ nhiều năm qua, giao thông Bắc – Nam đoạn qua địa bàn miền Trung rơi vào “điệp khúc chia cắt’ trong mùa lũ. Cứ vào mùa mưa lũ, hàng hóa lại gập ghềnh qua miền Trung, hành khách Bắc – Nam vừa đi vừa run bởi nạn ngập lũ, nhất là sau sự kiên xe khách cao cấp 4- 8K5868 bị lũ cuốn trôi khiến 20 người chết và mất tích tại Hà Tĩnh hồi tháng 10 vừa qua. Mặc dù, ngành giao thông đã tập trung nâng cấp các tuyến đường Bắc – Nam song giải pháp hữu hiệu cho giao thông Bắc – Nam qua đoạn miền Trung vẫn là bài toán chưa có lời giải

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiên tai, lũ lụt ở việt nam (Trang 41 - 44)