Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng áp suất chất lỏng là một trong những thông số công nghệ cơ bản nhất của dập thủy cơ [8], [9], [12], [14], [24], [27], [29], [89], [90]. Áp suất chất lỏng là tác nhân chính tạo ra trạng thái ứng suất nén thủy tĩnh, tạo điều kiện thuận lợi cho sự biến dạng kim loại. Đƣờng cong áp suất chất lỏng trong quá trình tạo hình đƣợc thay đổi theo 3 vùng (hình 1.15): Áp suất ban đầu, áp suất tạo hình, áp suất bắt đầu giảm [52].
Các kết quả nghiên cứu cho thấy, áp suất chất lỏng cần thiết trong dập thủy cơ phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố: Vật liệu, chiều dày của vật liệu, hệ số dập vuốt, bán kính lƣợn của chày và cối. Vật liệu có độ bền càng cao địi hỏi áp suất chất lỏng càng lớn, hệ số dập vuốt càng nhỏ (do đó mức độ biến dạng càng lớn) thì áp suất chất lỏng cần thiết càng tăng. Khi giảm bán kính lƣợn của cối thì áp suất chất lỏng phải tăng để đảm bảo biến dạng phơi (vì khi đó ứng suất kéo hƣớng kính gây ra do uốn duỗi phơi tăng).
Phồng giai đoạn đầu là một đặc trƣng quan trọng của công nghệ dập thủy cơ. Phồng bao gồm hai thành phần: Áp suất ban đầu tạo phồng và chiều cao chỗ phồng.
a)
b)
Hình 1. 16. Phồng dƣơng (a) và phồng âm (b)
Các nghiên cứu đã chỉ ra ảnh hƣởng của thơng số phồng đến q trình biến dạng dập thủy cơ [48], [50], [64]. Theo các vị trí khác nhau của chày, có 2 phƣơng pháp riêng biệt (hình 1.16): Phƣơng pháp phồng dƣơng và phƣơng pháp phồng âm. Phồng dƣơng là phƣơng pháp tạo áp suất chất lỏng ban đầu khi chày cách bề mặt phơi một khoảng nào đó. Khác với phồng dƣơng, phồng âm là phƣơng pháp tạo áp suất chất lỏng khi chày đã kéo một phần phôi vào trong cối. Phồng trƣớc giúp tạo sự kéo căng đồng nhất vật liệu và làm tăng diện tích tiếp xúc giữa phôi với chày, thay đổi trạng thái ứng suất của phơi tại vùng bán kính lƣợn chày, do đó sẽ ngăn đƣợc hiện tƣợng rách và tăng mức độ biến dạng của vật liệu.
Trong các nghiên cứu của mình, Lihiu Lang và cộng sự [52] đã tiến hành mô phỏng số và thực nghiệm dập chi tiết cốc trụ từ vật liệu nhôm Al1050-H0 và hợp kim Al-Mg-Si (Al6016-T4) và đƣa ra kết luận: phồng có ảnh hƣởng lớn đối với mức độ biến dạng của vật liệu, đồng thời, không thể tạo mức độ biến dạng lớn nếu khơng có phồng; phồng có ảnh hƣởng tới hiện tƣợng rách trong giai đoạn đầu (tại bán kính lƣợn chày) và giai đoạn trung gian (rách thành); phồng có ảnh hƣởng đến hiện tƣợng biến mỏng vật liệu nhƣng không đáng kể.
Tuy nhiên, các nghiên cứu của G. Papadia và cộng sự [64] khi dập vuốt các chi tiết hình hộp cho thấy sự ảnh hƣởng của phồng tới sự thay đổi chiều dày vật liệu từ thép mềm có chiều dày 1mm, với các bán kính lƣợn chày rch thay đổi từ 10mm và 25mm. Kết quả cho thấy phồng có ảnh hƣởng lớn tới sự thay đổi chiều dày vật liệu. Điều này khác biệt so với kết luận của Lihui Lang. Đến năm 2012, Lihui Lang và cộng sự [48] tiếp tục nghiên cứu ảnh hƣởng của phồng khi dập chi tiết có hình dạng phức tạp, đó là chi tiết hộp đáy xiên.