Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đất đai tại một số khu đô thị mới trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 60)

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Diện t ch (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện t ch tự nhiên 335.891,99 100,00

1 Đất nông nghiệp NNP 197.795,43 58,89

1.1 Đất trồng lúa LUA 111.267,50 33,13

Trong đó: đất chuyên trồng lúa nước LUC 102.245,65 30,44

Đất trồng lúa nước còn lại LUK 9.021,85 2,69

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 25.585,72 7,62

1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 20.197,14 6,01

1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 4.706,56 1,40

1.5 Đất rừng đặc dụng RDD 10.289,16 3,06

1.6 Đất rừng sản xuất RSX 7.284,46 2,17

1.7 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 13.614,25 4,05

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Diện t ch (ha) Cơ cấu (%)

2 Đất phi nông nghiệp PNN 131.831,69 39,25

2.1 Đất quốc phòng CQP 7.061,72 2,10

2.2 Đất an ninh CAN 390,97 0,12

2.3 Đất khu công nghiệp SKK 2.750,99 0,82

2.4 Đất khu chế xuất SKT 37,70 0,01

2.5 Đất cụm công nghiệp SKN 384,97 0,11

2.6 Đất thương mại, dịch vụ TMD 823,21 0,25

2.7 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 4.458,16 1,33 2.8 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản SKS 184,45 0,05 2.9 Đất phát triển hạ tầng cấp cấp quốc gia,

cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã DHT 42.439,44 12,63

2.9.1 Đất xây dựng cơ sơ văn hóa DVH 855,03 0,25

2.9.2 Đất xây dựng cơ sở y tế DYT 393,32 0,12

2.9.3 Đất xây dựng cơ sở giáo dục DGD 3.520,70 1,05

2.9.4 Đất xây dựng cơ sở thể thao DTT 1.448,33 0,43

2.9.5 Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ DKH 56,29 0,02

2.9.6 Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội DXH 49,49 0,01

2.9.7 Đất giao thông DGT 26.407,10 7,86

2.9.8 Đất thủy lợi DTL 9.215,57 2,74

2.9.9 Đất cơng trình năng lượng DNL 160,59 0,05

2.9.10 Đất cơng trình bưu chính viễn thơng DBV 108,11 0,03

2.9.11 Đất chợ DCH 224,92 0,07

2.10 Đất có di tích lịch sử văn hóa DDT 356,74 0,11 2.11 Đất danh lam thắng cảnh DDL 111,29 0,03 2.12 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 488,29 0,15

2.13 Đất ở tại nông thôn ONT 29.219,24 8,70

STT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã Diện t ch (ha) Cơ cấu (%)

2.15 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 735,27 0,22 2.16 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp DTS 238,30 0,07

2.17 Đất cơ sở ngoại giao DNG 33,05 0,01

2.18 Đất cơ sở tôn giáo TON 619,65 0,18

2.19 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ,

nhà hỏa táng NTD 3.061,14 0,91

2.20 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ

gốm SKX 1.185,18 0,35

2.21 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 246,73 0,07 2.22 Đất khu vui chơi, giải trí cơng cộng DKV 666,98 0,20

2.23 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 584,41 0,17

2.24 Đất sơng, ngịi, kênh, rạch, suối SON 16.070,31 4,78 2.25 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 8.406,91 2,50 2.28 Đất phi nông nghiệp khác PNK 417,76 0,12

3 Đất chƣa sử dụng CSD 6.264,88 1,87

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hà Nội (2018) 3.1.4.2. Hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng được giao sử dụng và quản lý

* Đối tượng sử dụng: diện tích 269.076,57 ha; chiếm: 80,11% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm:

- Hộ gia đình, cá nhân (GDC) sử dụng: 204.893,88 ha; chiếm: 61,00 % tổng diện tích tự nhiên.

- Tổ chức trong nước (TCC) sử dụng: 62.455,91 ha; chiếm 18,59% tổng diện tích tự nhiên, gồm:

Tổ chức kinh tế (TKT): 18.778,51 ha Cơ quan, đơn vị của Nhà nước (TCN): 28.557,23 ha Tổ chức sự nghiệp công lập (TSN): 8.351,26 ha Tổ chức khác (TKH): 6.768,91 ha

diện tích tự nhiên, gồm:

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (TVN): 365,89 ha Tổ chức ngoại giao (TNG): 33,05 ha

- Cộng đồng dân cư (CDS) sử dụng: 1.327,84 ha; chiếm 0,4 % tổng diện tích tự nhiên. * Đối tượng được giao quản lý: diện tích 66.815,42 ha; chiếm: 19,89% tổng diện tích tự nhiên, bao gồm:

- UBND xã (UBQ) quản lý: 52.614,41 ha; chiếm 15,66% tổng diện tích tự nhiên. - Tổ chức khác (TKQ) quản lý: 14.115,34 ha; chiếm 4,20% tổng diện tích tự nhiên. - Tổ chức phát triển quỹ đất (TPQ) quản lý: 85,67 ha; chiếm 0,03% tổng diện tích tự nhiên.

3.2. Đánh giá thực trạng phát triển các khu đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội 3.2.1. Đánh giá q trình phát triển các khu đơ thị trên địa bàn thành phố Hà Nội 3.2.1. Đánh giá quá trình phát triển các khu đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội

Có thể nói trong gần 20 năm qua, tương ứng giữa 2 lần quy hoạch chung xây dựng thủ đơ được Thủ tướng chính phủ phê duyệt (theo QĐ 108/1998/QĐ-TTg ngày 20/6/1998 và QĐ 1259/2011/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 thì thành phố Hà Nội là một trong những thành phố có tốc độ phát triển, đơ thị hố nhanh. Nhiều khu đơ thị mới và các dự án phát triển nhà ở, đã và đang hình thành làm thay đổi diện mạo của Thủ đơ, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, chuyển đổi cơ cấu lao động, tạo lập môi trường đô thị với điều kiện sống hiện đại…

Cũng trong thời gian này, nhiều quy định liên quan đến việc quy hoạch khu đô thị mới, các quy định quản lý đầu tư xây dựng, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng mới cũng được ban hành như Luật Xây dựng, Luật Nhà ở cùng các nghị định, thông tư hướng dẫn, theo đó UBND thành phố Hà Nội cũng ban hành nhiều quyết định liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố.

Thời gian gần đây, Hà Nội chú trọng tới việc giải quyết vấn đề nhà ở xã hội, đặc biệt cho đối tượng người thu nhập thấp, công nhân lao động và tái định cư phục vụ các dự án giao thông đơ thị trọng điểm.

Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn Hà Nội hiện có 373 xây dựng khu đơ thị mới, khu nhà ở được triển khai thiết kế, trong đó có 155 dự án khu đơ thị mới,

218 dự án phát triển nhà ở. Đến năm 2017, tổng diện tích nhà xây mới trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt khoảng 5,0 triệu m2 sàn, trong đó có 2.841.221m2, tương đương 20.176 căn nhà ở xây mới tại các dự án nhà ở thương mại. Tuy nhiên, theo quá trình kiểm tra, đánh giá hầu hết các dự án đều có điều chỉnh quy hoạch (chiếm hơn 90%). Đáng chú ý là nhiều dự án được điều chỉnh theo chiều hướng gia tăng số phịng, tầng, tăng dân số để có lợi cho nhà đầu tư. Cụ thể như Khu đô thị Bắc quốc lộ 32 phải điều chỉnh chi tiết từ tầng hầm sang tầng trệt đối với dự án nhà biệt thự thấp tầng; các khu đô thị khác như Việt Hưng (quận Long Biên), Đặng Xá (Gia Lâm), Văn Phú (Hà Đơng)… đều ít nhiều có điều chỉnh quy hoạch. Có dự án 8 lần điều chỉnh quy hoạch: chủ đầu tư cấp 1 điều chỉnh, các nhà đầu tư thứ phát lại điều chỉnh, làm cho dự án đã thay đổi phần lớn hoặc hoàn toàn.

Như vậy, trong những năm qua, thành phố đã rất quan tâm, chú trọng đến các dự án phát triển nhà ở đô thị, thông qua các cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho các chủ đầu tư cũng như người mua nhà. Các chủ đầu tư dự án thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định của pháp luật hiện hành, tập trung nguồn lực triển khai dự án theo đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng xây dựng cơng trình thuộc dự án.

Thành phố Hà Nội cũng có cơ chế về vốn, vốn ngân sách thành phố đầu tư một phần diện tích nhà ở xã hội cho thuê, nhà ở tái định cư, một phần diện tích nhà ở sinh viên, hỗ trợ đầu tư xây dựng nhà ở cho hộ nghèo khu vực nông thôn. Thành phố sẽ thu hồi vốn đầu tư nhà ở tái định cư sau khi bán nhà. Thứ hai, vốn huy động ngoài xã hội (ngoài ngân sách) để đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân thuê, nhà ở học sinh, sinh viên, nhà ở thương mại, cải tạo chung cư cũ, giãn dân phố cổ. Các chủ đầu tư sử dụng vốn tự có, vốn vay và vốn huy động hợp pháp khác.

Bên cạnh đó thành phố cịn đẩy nhanh cơng tác tổ chức lập, phê duyệt quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn, quy hoạch xây dựng cải tạo, xây dựng lại các khu chung cư cũ; Công khai các đồ án về quy hoạch đô thị, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được phê duyệt và quy định về quản lý quy hoạch, kiến trúc; Cân đối nhu cầu nhà ở xã hội tại các quận, huyện, thị xã đảm bảo phân bố hợp

lý trên địa bàn thành phố theo quy hoạch; Rà soát quy hoạch các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề trong nội thành và quy hoạch các trường di dời ra ngoại thành, đồng thời, rà sốt quy hoạch các khu cơng nghiệp, cụm công nghiệp, quy hoạch các khu đô thị mới, khu nhà ở chưa dành quỹ đất 20% (hoặc 25%) để xác định vị trí, quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân thuê, nhà ở học sinh sinh viên, nhà ở tái định cư đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch. Hình 3.1. thể hiện các khu đô thị vệ tinh thành phố Hà Nội theo quyết định phê duyệt quy hoạch chung của thành phố Hà Nội.

Hình 3.1. Các khu đơ thị vệ tinh thành phố Hà Nội

Thành phố rà soát, tổng hợp quỹ đất 20% (hoặc quỹ đất 25%) trong các dự án phát triển nhà ở, khu đơ thị mới, đề xuất bố trí thực hiện dự án phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân thuê, nhà ở sinh viên, tái định cư và đấu giá quyền sử dụng đất, tạo vốn xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội; đưa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chỉ tiêu phân bổ đất xây dựng thực hiện kế hoạch phát triển nhà ở; kiên

quyết thu hồi hoặc dừng các dự án chậm triển khai, đã giao đất nhưng không sử dụng quá thời gian quy định của pháp luật.

Dành nguồn lực hợp lý của thành phố, Trung ương đầu tư phát triển nhà ở tái định cư, nhà ở sinh viên, nhà ở công nhân thuê và hỗ trợ nhà ở tại khu vực nông thôn. Kêu gọi, huy động nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển nhà ở thương mại, nhà ở xã hội, nhà ở tái định cư, nhà ở học sinh, sinh viên, nhà ở công nhân thuê [28].

3.2.2. Đánh giá thực trạng quy hoạch, quản lý xây dựng đô thị, quản lý đất đai đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội thị trên địa bàn thành phố Hà Nội

3.2.2.1. Lĩnh vực quy hoạch đô thị

Trong thời kỳ 2011 - 2015, và 2015 -2017, công tác quy hoạch tiếp tục được Thành phố chỉ đạo, đã trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiều dự án quy hoạch quan trọng, như: Quy hoạch xử lý chất thải rắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch hệ thống nghĩa trang thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Thành phố đã phê duyệt quy hoạch hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa và hồ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và đang nghiên cứu, hoàn thiện quy hoạch giao thông vận tải đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.v.v.

Đối với quy hoạch phân khu, lũy kế đến nay đã có 14/35 đồ án được phê duyệt; 16/35 đồ án đã thông qua tập thể UBND thành phố; 05 đồ án còn lại đã phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, đang triển khai lập quy hoạch. Với quy hoạch chung, lũy kế đã phê duyệt 09/33 đồ án, 03/33 đồ án đang xem xét phê duyệt, 06/33 đồ án đang xin ý kiến bộ Xây dựng, 05/33 đồ án đang thẩm định, 08/33 đồ án đang triển khai lập quy hoạch; đã duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung thị xã Sơn Tây; quy hoạch đơ thị vệ tinh Hịa Lạc đang xin ý kiến Bộ Xây dựng.

Đến hết năm 2017, đã hoàn thành khoảng 60% (21/35) quy hoạch phân khu; 73% (24/33) quy hoạch chung; 100% (401/401) quy hoạch xây dựng nông thôn mới; 67% (33/49) quy hoạch chuyên ngành theo kế hoạch của thành phố [28].

3.2.2.2. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị và phát triển nhà ở

dài, Vành đai 1 - đoạn Ồ Đơng Mác - Nguyễn Khối, đường Trần Phú - Kim Mã, đường Thanh Nhàn, đường vành đai 2 đoạn Ngã Tư Sở - Ngã Tư Vọng, vành đai 2,5 đoạn Đền Lừ - Trương Định. Thông xe, đưa vào khai thác sử dụng đoạn Ô Chợ Dừa - Hồng cầu, cầu Vĩnh Thịnh, thơng xe hạng mục cầu Đào Tấn, hoàn thành dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 32 đoạn cầu Diễn - Nhổn; đường bao quanh khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An.

Dự án tuyến đường sắt đơ thị thí điểm Nhổn - Ga Hà Nội (tuyến 3); tuyến 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo; Hầm cơ giới giao vành đai 3 với đường Nguyễn Trãi; Xây dựng nút giao thông cầu Bây...

Hồn thành cơng tác chuẩn bị đầu tư cụm dự án cải tạo, xây dựng cầu vượt tại nút giao Phạm Ngọc Thạch - Chùa Bộc - Tôn Thất Tùng. Phối họp với Bộ giao thông vận tải thực hiện công tác GPMB các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn: Cao tốc Hà Nội - Lào Cai, Cầu và đường Nhật Tân - Nội Bài, Đường sắt đô thị tuyến 2a Cát Linh - Hà Đông.

- Các dự án thoát nước: Giai đoạn 2 được tập trung thực hiện; chuẩn bị các điều kiện, nguồn lực triển khai các dự án cấp nước như dự án nâng công suất và bổ sung tuyến đường dẫn nước sông Đà; các dự án đầu tư mạng cấp nước sạch đô thị... Công tác giải quyết ngập úng cho đô thị trung tâm được triển khai quyết liệt. Tập trung thi cơng một số cơng trình chống úng ngập cục bộ, giải quyết khoảng 22 điểm úng ngập với trận mưa có cường độ 100 mm/giờ; chú trọng thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người và phương tiện trên các đường, cạnh các tuyến mương sơng thốt nước; tổ chức nạo vét các tuyến sông đảm bảo khả năng đưa nước nhanh nhất về trạm bơm Yên Sở.

Khai thác triệt để các hồ điều hoà được đưa vào quản lý mực nước; quản lý vận hành hai nhà máy xử lý nước thải Kim Liên - Trúc Bạch có cơng suất 6.000 m3/ng.đ, và nhà máy xử lý nước thải Bắc Thăng Long - Vân Trì. Bảo dưỡng sửa chữa các trạm bơm tiêu thoát nước đảm bảo vận hành an tồn theo cơng suất thiết kế trong mùa mưa.

- Đẩy nhanh tiến độ các dự án cấp nước: Hồn thành xây dựng, cải tạo hệ thơng mạng lưới cấp nước một số khu vực thuộc 02 quận mới Bắc, Nam Từ Liêm, huyện

Thanh Trì. Chuẩn bị triển khai xây dựng cải tạo, mở rộng hệ thông cấp nước cho một số khu vực thuộc huyện Gia Lâm, mở rộng cấp nước thị trấn Sóc Sơn cho một số xã lân cận, huyện Thanh Oai, huyện Hoài Đức; nghiên cứu chuẩn bị đầu tư mở rộng hệ thống cấp nước cho các khu vực huyện Đan Phượng, Chương Mỹ, Sơn Tây,... Chuẩn bị triển khai Nhà máy nước thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm; Nghiên cứu chuẩn bị đầu tư nhà máy nước sông Đuống; tham gia góp ý với Chính phủ về Dự án hệ thống cấp nước chuỗi đơ thị Sơn Tây - Hồ Lạc - Xuân Mai - Miếu Môn - Hà Nội - Hà Đông giai đoạn II.

- Cơng tác giải phóng mặt bằng được đẩy mạnh: Đảm bảo các cơng trình, dự án thực hiện đúng tiến độ. Dự kiến năm 2018, giải phóng mặt bằng khoảng 950 – 1.000 ha đất của trên 180 dự án. Một số dự án trọng điểm hoàn thành dứt điểm như: Đường sắt Cát Linh - Hà Đông, Đường Vành đai 2 đoạn Nhật Tân - Bưởi (trên địa bàn các quận: Tây Hồ, Cầu Giấy, Ba Đình), dự án đường dây điện 220 KV Vân Trì

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đất đai tại một số khu đô thị mới trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)