Để ước lượng kênh truyền, vị trí đặt pilot trước khi tính toán IFFT được sắp xếp theo nguyên tắc: Vị trí đặt pilot của luồng dữ liệu trên an-ten thứ nhất sẽ là vị trí đặt zero của luồng dữ liệu thứ hai, và ngược lại, như Hình 3.16.
Vị trí đặt pilot của luồng dữ liệu thuộc an-ten thứ nhất (không tính 45 zero đầu và cuối):
Vị trí pilot mang thông tin: 1, 15, 29, 43, 57, 71, 85, 99, 113, 127, 141, 155, 169, 183, 197, 211.
Vị trí pilot không mang thông tin (zero): 8 , 22, 36, 50, 64, 78, 92, 106, 120, 134, 148, 162, 176, 190, 204.
Vị trí đặt pilot của luồng dữ liệu thuộc an-ten thứ hai được sắp xếp ngược lại như điều kiện đã nêu ở trên.
Với sắp xếp pilot như vậy, khi dữ liệu được truyền đi, dựa vào giá trị biến đổi của các pilot nhận được, sẽ ước lượng được kênh truyền theo công thức sau:
Gọi:
Tx1, Tx2 là dữ liệu truyền trên an-ten thứ nhất và thứ hai. Rx1, Rx2 là dữ liệu nhận trên an-ten thứ nhất và thứ hai. H11, H12, H21, H22: là kênh truyền lên dữ liệu truyền.
P1i, P2i: giá trị pilot thứ i trên luồngg dữ liệu của an-ten thứ nhất và hai. P’1i, P’2i: giá trị pilot thứ i nhận được tại của an-ten thu thứ nhất và hai. Như vậy:
Rx1 = Tx1 x H11 + Tx2 x H21 Rx2 = Tx1 x H12 + Tx2 x H22
Giả sử xét vị trí thứ nhất, chính là vị trí pilot đầu tiên (P11≠0, P21=0).
P’11 = P11 x H11 + P21 x H21 = P11 x H11 + 0 x H21 = P11 x H11 P’21 = P11 x H12 + P21 x H22 = P11 x H12 + 0 x H22 = P11 x H12
Suy ra, tại vị trí đầu tiên:
H11 = P’11/P11 H12 = P’21/P11
Giả sử xét vị trí thứ 8 (P1i=0, P2i≠0)
P’18 = P18 x H11 + P28 x H21 = 0x H11 + P28 x H21 = P28 x H21 P’28 = P18 x H12 + P28 x H22 = 0 x H12 + P28 x H22 = P28 x H22
Suy ra, tại vị trí thứ 8:
H21 = P’18/P28 H22 = P’28/P28
Như vậy, dựa và 2 giá trị pilot kế cận, hệ thống dễ dàng xác định được 4 giá trị kênh truyền tại thời điểm đó. Dựa vào các giá trị này, đề tài sử dụng phép nội suy tuyến tính để nối các giá trị pilot để ước lượng các kênh truyền ở giữa, như ví dụ tại Hình 3.17:
Hình 3.17: Ứớc lượng nội suy tuyến tính các giá trị kênh truyền giữa các pilot