Nghiên cứu về rừng bị suy thoái ở nhiệt đới

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm lâm học của rừng tự nhiên nghèo trên những lập địa khác nhau ở tình bình thuận (Trang 35 - 37)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. Nghiên cứu về rừng bị suy thoái ở nhiệt đới

Theo thống kê của FAO (2001, 2018), tổng diện tích rừng nguyên sinh bị suy thoái và rừng thứ sinh ở nhiệt đới là 500 triệu ha; trong đó bao gồm 145 triệu ha (29%) ở châu Á (17 nƣớc), 180 triệu ha (36%) ở châu Mỹ (23 nƣớc) và 175 triệu ha (35%) ở châu Phi (37 nƣớc). Tổng diện tích đất rừng thối hóa ở nhiệt đới là 350 triệu ha; trong đó bao gồm 125 triệu ha (35,7%) ở châu Á, 155 triệu ha (44,3%) ở châu Mỹ và 70 triệu ha (20%) ở châu Phi.

Theo Kikang Bae và ctv (2005), tổng diện tích rừng của các nƣớc thuộc khối Asian vào năm 2005 là 203 triệu ha; độ che phủ 45% diện tích đất tự nhiên. Từ năm 2000 – 2005, tốc độ phá rừng hàng năm ở các nƣớc thuộc khối Asian là 2,75 triệu

8

ha (1,5%). Tại Philippines, tổng diện tích rừng bị suy thối là 28 triệu ha; trong đó hầu hết là rừng ƣu thế cây họ Sao Dầu. Rừng bị suy thoái ở Indonesia là 17 triệu ha. Theo FAO (1995), tổng diện tích rừng của Việt nam vào năm 1995 là 9,3 triệu ha (độ che phủ 28,0%); trong đó có 3,1 triệu ha rừng đặc dụng và 6,2 triệu ha rừng sản xuất. Tốc độ mất rừng hàng năm của Việt Nam trong thời kỳ 1980 – 1990 là 1,4%/năm. Theo Tổng cục Lâm nghiệp (2018), tổng diện tích rừng của Việt Nam vào năm 1943 là 14,33 triệu ha (độ che phủ 43,7%), đến năm 1990 còn 8,43 triệu ha (độ che phủ 27,2%). Tốc độ mất rừng từ năm 1943 – 1990 là 0,45%/năm. Theo Phân Viện điều tra, quy hoạch rừng Nam Bộ (2015), tổng diện tích rừng tự nhiên của tỉnh Bình thuận là 286.999 ha (100%); trong đó bao gồm 183.722 ha (64,0%) là rừng gỗ tự nhiên nghèo, còn lại là những loại rừng khác 103.277 (36,0%).

Chức năng và vai trò của rừng thứ sinh và rừng nguyên sinh bị suy thoái ở nhiệt đới là hình thành và cải biến khí hậu, hình thành và cải biến chế độ thủy văn, hình thành và cải biến đất, tạo ra nơi ở và sinh sống của hệ thực vật và động vật. Hiện nay, rừng thứ sinh và rừng ngun sinh bị suy thối đóng vai trị chủ yếu trong việc cung cấp gỗ, lâm sản ngồi gỗ và những dịch vụ khác (mơi trƣờng, nghỉ ngơi, giải trí, lƣu trữ các bon). Tuy vậy, những chức năng và vai trò của những kiểu rừng này không thể thay thế những chức năng và vai trò của rừng nguyên sinh (ITTO, 2002).

Những cách thức xử lý đối với rừng bị suy thoái ở nhiệt đới: Theo ITTO (2002), những biện pháp xử lý thích hợp đối với rừng nguyên sinh bị suy thoái bao gồm tái sinh tự nhiên; chống lại sự suy thối đất bằng cách trồng những lồi cây gỗ đa mục đích; chuyển đổi đất canh tác cây nơng nghiệp sang cây lâm nghiệp. Đối với rừng thứ sinh, những biện pháp xử lý thích hợp bao gồm xúc tiến tái sinh tự nhiên; trồng rừng kết hợp với cây nông nghiệp (nông lâm kết hợp); làm giàu rừng theo băng và rạch bằng những lồi cây gỗ có giá trị cao; trồng rừng từ những lồi cây gỗ có giá trị cao. Đối với đất bị suy thối, những biện pháp xử lý thích hợp bao gồm bảo vệ thảm thực vật tự nhiên; chống lại sự suy thoái đất bằng cách trồng những loài cây gỗ đa mục đích; chuyển đổi đất canh tác cây nông nghiệp sang cây lâm

9 nghiệp.

Nguyên lý chung đối với quản lý rừng bị suy thoái: Phục hồi rừng, quản lý và cải tạo rừng bị suy thoái và rừng thứ sinh là những thách thức đối với lâm nghiệp nhiệt đới. Rừng bị suy thoái và rừng thứ sinh ở nhiệt đới khơng chỉ đóng vai trị quan trọng trong việc cung cấp gỗ và lâm sản ngồi gỗ, mà cịn cả những dịch vụ mơi trƣờng. Vì thế, theo ITTO (2002), việc quản lý rừng phải đảm bảo cân bằng giữa ba thành phần: (a) Cung cấp bền vững về gỗ, lâm sản ngoài gỗ và những dịch vụ; (b) Thỏa mãn đầy đủ những nhu cầu của xã hội, đặc biệt là những cộng đồng dân cƣ phụ thuộc vào tài nguyên rừng; (c) Nâng cao chất lƣợng môi trƣờng ở mức địa phƣơng, quốc gia và toàn cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm lâm học của rừng tự nhiên nghèo trên những lập địa khác nhau ở tình bình thuận (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)