Phân loại rừng và phân chia các trạng thái rừng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm lâm học của rừng tự nhiên nghèo trên những lập địa khác nhau ở tình bình thuận (Trang 37 - 40)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Phân loại rừng và phân chia các trạng thái rừng ở Việt Nam

Tùy theo chức năng và mục đích sử dụng, rừng Việt Nam đƣợc phân chia thành các kiểu thảm thực vật, các nhóm rừng và kiểu trạng thái rừng khác nhau.

Để dễ dàng cho việc thống kê tài nguyên rừng và xây dựng các biện pháp lâm sinh, Loschau (1966) đã phân chia rừng ở khu vực Đông Bắc nƣớc ta thành 4 kiểu trạng thái dựa trên những tiêu chuẩn nhƣ độ tàn che tán rừng, kết cấu đƣờng kính thân cây, tiết diện ngang và trữ lƣợng quần thụ. Hệ thống phân chia trạng thái rừng này có ƣu điểm là đơn giản, dễ sử dụng ở thực địa và khái quát cho biết phƣơng hƣớng xử lý rừng. Tuy nhiên, phƣơng pháp phân chia trạng thái rừng của Loschau chƣa đáp ứng tốt những yêu cầu về lý thuyết và thực tiễn lâm sinh. Nguyên nhân là vì những kiểu rừng khác nhau đƣợc phân biệt dựa theo điều kiện môi trƣờng hình thành, kết cấu lồi, cấu trúc, tái sinh và năng suất…Vì thế, nếu áp dụng cùng một biện pháp lâm sinh cho cùng một trạng thái rừng thuộc những kiểu rừng khác nhau là không hợp lý.

Để khắc phục những thiếu sót của hệ thống phân chia trạng thái rừng của Loschau, Bộ Lâm nghiệp (1984) đã ban hành “Quy phạm thiết kế kinh doanh rừng”; trong đó quy định chi tiết các chỉ tiêu nhận dạng các trạng thái rừng. Theo quy phạm thiết kế kinh doanh rừng 1984, rừng và đất rừng đƣợc phân chia thành 4 nhóm: (1) nhóm chƣa có rừng; (2) nhóm rừng phục hồi; (3) nhóm rừng thứ sinh; (4)

10

nhóm rừng nguyên sinh ổn định. Các nhóm rừng đƣợc phân chia dựa trên 6 tiêu chuẩn: nguồn gốc rừng, độ tàn che tán rừng, đƣờng kính bình qn lâm phần, thành phần lồi cây, cấu trúc tầng tán, tình trạng tái sinh. Về nguồn gốc, nhóm II gồm hai kiểu trạng thái rừng: IIA và IIB. Kiểu trạng thái rừng IIA là những quần thụ thứ sinh phục hồi sau nƣơng rẫy. Chúng đƣợc đặc trƣng bởi lớp cây tiên phong ƣa sáng mọc nhanh, đều tuổi, một tầng. Kiểu trạng thái IIB là những quần thụ thứ sinh phục hồi sau khai thác kiệt; trong đó đƣờng kính ngang ngực phổ biến khơng vƣợt quá 20 cm. Nhóm rừng III bao gồm hai kiểu trạng thái rừng IIIA và IIIB. Kiểu trạng thái rừng IIIA là những quần thụ đã bị khai thác với cƣờng độ cao, cấu trúc rừng bị phá vỡ hoàn toàn hoặc bị thay đổi về cơ bản. Căn cứ vào những biến đổi về thành phần loài cây gỗ, cấu trúc, độ tàn che và trữ lƣợng gỗ, kiểu trạng thái rừng IIIA đƣợc phân chia thành ba kiểu phụ: IIIA1, IIIA2 và IIIA3. Kiểu trạng thái rừng IIIA1 là rừng bị khai thác kiệt, tán rừng bị phá vỡ thành những mảng lớn, tầng trên cịn sót lại một số cây mẹ với phẩm chất xấu, nhiều dây leo, bụi rậm. Kiểu trạng thái rừng IIIA2 là rừng bị khai thác với cƣờng độ cao, nhƣng chúng đã có thời gian phục hồi, đƣờng kính trung bình dao độ từ 20 – 30 cm. Kiểu trạng thái rừng IIIA3 là rừng bị khai thác với cƣờng độ trung bình hoặc rừng đƣợc phát tiển từ trạng thái rừng IIIA2, tán rừng kín với hai hoặc nhiều tầng. Kiểu trạng thái rừng IIIB là những quần thụ đã bị khai thác chọn với cƣờng độ thấp đến trung bình, nhƣng thành phần lồi cây gỗ và cấu trúc vẫn còn nằm trong phạm vi biến đổi của rừng nguyên sinh, khả năng cung cấp của rừng còn nhiều, rừng giàu về trữ lƣợng với thành phần gỗ lớn cao.

Thái Văn Trừng (1999) đã phân loại rừng nƣớc ta dựa trên nguyên lý “Sinh thái phát sinh quần thể trong thảm thực vật, tức là sự hình thành của những kiểu thảm thực vật” theo học thuyết hệ sinh thái. Các kiểu thảm thực vật đƣợc phân loại dựa trên 4 tiêu chuẩn cơ bản: (1) dạng sống ƣu thế của tầng lập quần, (2) độ tàn che của tầng ƣu thế sinh thái, (3) hình thái sinh thái của lá, (4) trạng mùa của tán lá. Đây là hệ thống phân loại rừng có ý nghĩa lớn về khoa học. Tuy vậy, nếu dựa trên hệ thống phân loại rừng này, thì lâm học và kinh doanh rừng vẫn gặp khó khăn trong việc áp dụng những kỹ thuật lâm sinh và xác định mục tiêu của quản lý rừng (Phùng

11 Ngọc Lan và ctv, 2006).

Năm 2009, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành thông tƣ số 34/2009/TT-BNNPTNT về “Quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng” phục vụ điều tra, kiểm kê, thống kê rừng, quy hoạch bảo vệ phát triển rừng, quản lý tài nguyên rừng và xây dựng các chƣơng trình và dự án lâm nghiệp. Theo thông tƣ này, rừng nƣớc ta đƣợc phân chia dựa theo các mục đích sử dụng, nguồn gốc hình thành, điều kiện lập địa, loài cây và trữ lƣợng. Theo nguồn gốc, rừng đƣợc phân chia thành 2 loại: rừng tự nhiên và rừng trồng. Rừng tự nhiên đƣợc phân chia thành 2 loại phụ: rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh. Rừng trồng đƣợc phân chia thành 3 loại phụ: rừng trồng mới trên đất chƣa có rừng, rừng trồng lại sau khi khai thác rừng trồng và rừng tái sinh tự nhiên sau khi khai thác rừng trồng. Theo điều kiện lập địa, rừng đƣợc phân chia thành 4 loại: rừng núi đất, rừng núi đá, rừng ngập nƣớc và rừng trên đất cát. Theo loài cây, rừng đƣợc phân chia thành 4 loại: rừng gỗ, rừng tre nứa, rừng cau – dừa và rừng hỗn giao gỗ và tre nứa. Căn cứ vào trữ lƣợng gỗ, rừng gỗ đƣợc phân chia thành năm loại phụ: rừng rất giàu, rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo và rừng chƣa có trữ lƣợng. Trữ lƣợng của bốn loại rừng này tƣơng ứng là trên 300, 201 - 300, 101 - 200 và 10 – 100 (m3/ha). Rừng chƣa có trữ lƣợng là rừng có đƣờng kính bình qn nhỏ hơn 8,0 cm và trữ lƣợng cây đứng nhỏ hơn 10 m3/ha.

Năm 2013, để phục vụ cho Dự án tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013 - 2016, Tổng cục Lâm nghiệp đã ban hành hệ thống phân loại đất và phân loại rừng kèm theo. Hệ thống phân loại này đƣợc xây dựng dựa trên cơ sở hệ thống phân loại đƣợc quy định tại thông tƣ số 34/2009/TT-BNNPTNT. Tuy nhiên, theo nhóm trữ lƣợng, rừng gỗ đƣợc phân chia thành năm loại phụ: rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo, rừng nghèo kiệt và rừng phục hồi. Trữ lƣợng của năm loại rừng này tƣơng ứng là trên 200, 101 – 200, 50 – 100, 10 – 50 và rừng phục hồi 10 – 100 (m3/ha). Theo hệ thống phân loại này, rừng nghèo đƣợc phân chia chi tiết hơn thành rừng nghèo và nghèo kiệt. Điều này sẽ giúp cho việc kiểm kê, thống kê, theo dõi diễn biến rừng hàng năm đƣợc cụ thể và chi tiết hơn. Tuy nhiên, việc xác định các trạng thái rừng trong thực tế vẫn gặp rất nhiều khó khăn và dễ nhầm lẫn giữa

12

rừng phục hồi với rừng nghèo và nghèo kiệt, rừng phục hồi với đất trống có cây gỗ tái sinh…Từ đó dẫn đến việc đề xuất các giải pháp phục hồi đối với từng đối tƣợng rừng có thể sẽ khơng phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm lâm học của rừng tự nhiên nghèo trên những lập địa khác nhau ở tình bình thuận (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)