Thảo luận chung

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm lâm học của rừng tự nhiên nghèo trên những lập địa khác nhau ở tình bình thuận (Trang 56 - 60)

Chƣơng 1 : TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.7. Thảo luận chung

Thái Văn Trừng (1999) đã phân loại thảm thực vật rừng nhiệt đới ở Việt Nam thành những kiểu rừng khác nhau. Mỗi kiểu rừng lại đƣợc phân chia thành những kiểu phụ dựa theo sự khác biệt về điều kiện mơi trƣờng (địa hình, đất, tác động của con ngƣời) và kết cấu loài cây gỗ của tầng ƣu thế sinh thái. Dựa theo nguồn gốc phát sinh, ITTO (2002) đã phân chia rừng thành rừng tự nhiên và rừng

29

trồng. Rừng tự nhiên đƣợc phân chia thành rừng nguyên sinh và rừng tự nhiên bị biến đổi. Tùy theo mức độ biến đổi, rừng tự nhiên bị biến đổi đƣợc phân chia thành 2 loại: (a) rừng tự nhiên đƣợc quản lý; (b) rừng tự nhiên thứ sinh và rừng tự nhiên bị suy thoái. Dựa theo điều kiện mơi trƣờng hình thành rừng, ITTO (2002) đã phân chia rừng tự nhiên thứ sinh và rừng tự nhiên bị suy thoái thành 3 loại phụ: rừng nguyên sinh bị suy thối, rừng thứ sinh và đất rừng thối hóa. Ở Việt Nam, rừng gỗ tự nhiên đƣợc phân chia thành 5 loại phụ; trong đó rừng gỗ tự nhiên nghèo có M = 10 – 100 m3/ha. Thiếu sót của hệ thống phân chia các trạng thái rừng ở Việt Nam là các trạng thái rừng không đƣợc phân chia rõ ràng theo kiểu rừng. Bởi vì các kiểu rừng có sự khác nhau rõ rệt về điều kiện mơi trƣờng, thành phần lồi cây gỗ, quá trình tái sinh và hƣớng diễn thế, nên các trạng thái rừng cần phải đƣợc phân chia theo kiểu rừng. Điều đó cho phép xây dựng những biện pháp quản lý và phƣơng thức lâm sinh một cách thích hợp. Để khác phục những thiếu sót này, trƣớc hết đề tài này xác định những kiểu rừng dựa theo chỉ dẫn của Thái Văn Trừng (1999). Sau đó xác định và phân tích những đặc tính của rừng gỗ tự nhiên nghèo tƣơng ứng với những kiểu rừng khác nhau.

Ở Việt Nam, Viện điều tra quy hoạch rừng (2000) đã phân chia lập địa thành 3 cấp (I, II và III). Lập địa cấp I đƣợc áp dụng ở quy mô cấp đơn vị chủ rừng. Lập địa cấp II đƣợc áp dụng ở quy mô cấp huyện và tỉnh. Lập địa cấp III đƣợc áp dụng ở quy mơ cấp vùng và tồn quốc. Trong nghiên cứu này, lập địa đƣợc phân chia ở lập địa cấp II; trong đó đơn vị cơ bản là khảm lập địa. Các khảm lập địa đƣợc xác định dựa theo 3 tiêu chí: chế độ khơ ẩm, dạng địa hình và nhóm đất. Sau đó, bằng cách chồng xếp bản đồ khảm lập địa và bản đồ RGTNN để xác định RGTNN trên những khảm lập địa khác nhau. Từ đó mơ tả và phân tích những đặc trƣng lâm học đối với RGTNN trên những khảm lập địa khác nhau ở tỉnh Bình Thuận.

Rừng bao gồm rất nhiều đặc tính khác nhau. Mặc dù vậy, để xây dựng những phƣơng thức lâm sinh, nhà lâm học chỉ tập trung nghiên cứu điều kiện mơi trƣờng hình thành rừng, kết cấu lồi cây gỗ, cấu trúc quần thụ, sinh trƣởng và phát triển, tái sinh tự nhiên và diễn thế rừng. Trong nghiên cứu này, những đặc tính của RGTNN

30

tại tỉnh Bình Thuận đƣợc phân tích bao gồm điều kiện lập địa, kết cấu lồi cây gỗ, cấu trúc quần thụ, nhóm gỗ, phẩm chất cây gỗ, tái sinh tự nhiên và đa dạng loài cây gỗ. Những thông tin về điều kiện lập địa là cơ sở cho việc phân tích điều kiện phát sinh và hình thành RGTNN. Lập địa có thể đƣợc phân chia theo những thứ bậc khác nhau. Tuy vậy, nghiên cứu này chỉ phân tích điều kiện lập địa ở mức khảm lập địa. Khảm lập địa đƣợc phân chia theo ba nhóm yếu tố: khí hậu, địa hình và nhóm đất. Tại tỉnh Bình Thuận, một số khảm lập địa có diện tích rất lớn, cịn một số khác chỉ chiếm diện tích nhỏ và khó thể hiện rõ trên bản đồ. Vì thế, đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu những đặc trƣng lâm học của RGTNN trên ba khảm lập địa có diện tích lớn nhất. Những kiến thức về kết cấu loài cây gỗ và cấu trúc quần thụ là cơ sở cho việc phân tích khuynh hƣớng diễn thế rừng, xây dựng những biện pháp quản lý rừng và phƣơng thức lâm sinh. Khi biết khuynh hƣớng diễn thế rừng, nhà lâm học có thể xây dựng những biện pháp để điều khiển rừng theo mục tiêu mong muốn. Khuynh hƣớng diễn thế rừng đƣợc đánh giá thơng qua phân tích kết cấu lồi cây gỗ và sự tƣơng đồng về thành phần loài cây gỗ ƣu thế và đồng ƣu thế so với rừng tự nhiên ở giai đoạn ổn định. Những thông tin về kết cấu và cấu trúc quần thụ là cơ sở cho quy hoạch rừng và xây dựng những phƣơng thức lâm sinh. Trong nghiên cứu này, kết cấu quần thụ đƣợc phân tích thơng qua phân bố N, G và M theo nhóm D và lớp H. Cấu trúc quần thụ đƣợc phân tích thơng qua phân bố N/D và phân bố N/H. Hai chỉ tiêu này là cơ sở cho việc xây dựng kỹ thuật nuôi dƣỡng rừng. Quy hoạch các loại rừng cần phải có những thơng tin về nhóm gỗ. Vì thế, phân tích các lồi cây gỗ theo nhóm gỗ là một việc làm cần thiết. Ngày nay, tài nguyên rừng bị suy giảm, nhiều lồi sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng. Vì thế, bảo vệ đa dạng sinh vật đối với các hệ sinh thái rừng là một vấn đề cấp thiết. Trong nghiên cứu này, đa dạng loài cây gỗ đối với RGTNN cũng đã đƣợc đặt ra.

Kết quả báo cáo về cùng một loại rừng có thể khác nhau tùy theo vị trí nghiên cứu, kích thƣớc và số lƣợng ơ mẫu, phƣơng pháp thu thập và phân tích số liệu và những quy ƣớc của từng tác giả. Trong nghiên cứu này, kiểu rừng đƣợc xác định theo hệ thống phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam của Thái Văn Trừng

31

(1998). Thành phần loài cây gỗ đƣợc nhận biết theo Phạm Hoàng Hộ (1999), Trần Hợp (2002), Trần Hợp và Nguyễn Bội Quỳnh (2003). Hình dáng bên ngồi và vị trí của lồi cây gỗ trong tán rừng đƣợc mô tả bằng trắc đồ rừng theo phƣơng pháp của Davis và Richards (1934; 1936). Cấu trúc quần thụ theo chiều đứng và chiều ngang đƣợc phân tích và định lƣợng bằng phân bố số cây theo cấp chiều cao (N/H) và phân bố số cây theo cấp đƣờng kính (N/D). Phƣơng pháp này khơng chỉ cho phép dự đoán gần đúng số cây theo cấp D và cấp H, mà cịn giải thích biến động số cây theo sự thay đổi của các tham số cấu trúc quần thụ (D, H, tiết diện ngang (G), trữ lƣợng gỗ (M)). Tình trạng tái sinh tự nhiên dƣới tán RGTNN đƣợc đánh giá theo thành phần lồi, nguồn gốc (hạt, chồi), tình trạng sức sống hay chất lƣợng cây tái sinh (tốt, trung bình và xấu). Đa dạng lồi cây gỗ đƣợc xác định theo số loài, chỉ số phong phú về loài, chỉ số đồng đều và chỉ số đa dạng loài cây gỗ.

Sử dụng hợp lý RGTNN trên những lập địa khác nhau là một vấn đề cần đƣợc đặt ra. Mục đích sử dụng RGTNN đƣợc xác định tùy theo tiềm năng của chúng. Trong nghiên cứu này, tiềm năng của RGTNN đƣợc đánh giá theo 5 tiêu chí: số lồi cây gỗ; sự tƣơng đồng về loài cây gỗ giữa RGTNN và rừng ở giai đoạn ổn định; mật độ cây gỗ trƣởng thành; tình trạng tái sinh dƣới tán rừng; nhóm gỗ và phẩm chất cây gỗ.

32

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm lâm học của rừng tự nhiên nghèo trên những lập địa khác nhau ở tình bình thuận (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)