Tổng hợp diện tích rừng gỗ tự nhiên nghèo ở tỉnh Bình Thuận

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm lâm học của rừng tự nhiên nghèo trên những lập địa khác nhau ở tình bình thuận (Trang 81 - 83)

TT Kiểu rừng và trạng thái rừng Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

(1) (2) (3) (4) Tổng số 183.722 100 1 Kiểu Rkx 92.496 50,3 1.1 Trạng thái TXN 18.757 10,2 1.2 Trạng thái TXK 73.739 40,1 2 Kiểu Rtr 91.226 49,7 2.1 Trạng thái RLN 86.816 47,3 2.2 Trạng thái RLK 4.410 2,4

Tổng diện tích rừng tự nhiên ở tỉnh Bình Thuận là 286.999 ha (100%); trong đó RGTNN chiếm 64% (183.722 ha) (Phụ lục 5). So với tổng RGTNN (183.722 ha hay 100%), RGTNN thuộc Rkx chiếm 50,3% (92.496 ha), còn lại 49,7% là RGTNN thuộc Rtr (91.226 ha). Đối với trạng thái RGTNN thuộc Rkx, TXN (M = 50 - 100 m3/ha) chiếm 10,2% (18.757 ha), còn TXK (M = 10 - 50 m3/ha) chiếm 40,1% (73.739 ha). Đối với trạng thái RGTNN thuộc Rtr, RLN (M = 50 - 100 m3/ha) chiếm 47,3% (86.816 ha), RLK (M = 10 - 50 m3/ha) chiếm 2,4% (4.410 ha).

54

Diện tích RGTNN phân bố trên địa bàn 8 huyện (Phụ lục 6); trong đó tập trung chủ yếu tại các huyện Bắc Bình, Tuy Phong, Hàm Thuận Bắc, Tánh Linh và Hàm Thuận Nam. Nhƣ vậy, RGTNN ở tỉnh Bình Thuận phân bố khá rõ rệt theo không gian. Trạng thái RGTNN thuộc Rkx phân bố ở vùng đồi và núi thuộc phía Bắc, Tây Bắc và Tây của tỉnh Bình Thuận; trong đó tập trung ở các huyện Bắc Bình, Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc. Trạng thái RGTNN thuộc Rtr phân bố ở vùng đồi và đồng bằng thuộc phía Đơng Bắc và khu vực trung tâm của tỉnh; trong đó tập trung tại các huyện Bắc Bình, Tuy Phong, Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam.

3.1.5. Phân chia các khảm lập địa trong rừng gỗ tự nhiên nghèo

Các khảm lập địa trong RGTNN thuộc mỗi kiểu rừng đƣợc phân chia dựa theo sự khác biệt của yếu tố: khí hậu, địa hình, nhóm đất và trạng thái RGTNN. Sau khi chồng xếp 3 lớp bản đồ đơn tính (khí hậu, địa hình và nhóm đất), về lý thuyết RGTNN thuộc Rkx và Rtr đƣợc hình thành trên 96 khảm lập địa khác nhau (Phụ lục 7). Tuy nhiên, do có những khảm lập địa có diện tích rất nhỏ (< 10 ha) và khó thể hiện trên bản đồ, nên chúng đã đƣợc gộp chung với những khảm lập địa lân cận. Sau khi xử lý bằng phần mềm MapInfor, xác định đƣợc 43 khảm lập địa có thể mơ tả trên bản đồ (Phụ lục 8).

Tên gọi của các khảm lập địa bao gồm ba thành phần. Thành phần thứ nhất chỉ kiểu địa hình (N = núi; Đ = đồi); trong đó chỉ số 1, 2, 3 ở bên dƣới kí hiệu N và Đ là cấp địa hình (cao, trung bình và thấp). Thành phần thứ 2 chỉ chế độ khô ẩm (I = ẩm, II = hơi ẩm, III = hơi khô). Thành phần thứ 3 chỉ nhóm đất (F = đất đỏ vàng; X = đất xám; C = đất cát). Chẳng hạn kí hiệu N2IIIF là khảm lập địa núi trung bình (700 – 1.500 m), chế độ khơ ẩm III và nhóm đất đỏ vàng (F).

So với tổng diện tích của 43 khảm lập địa này (183.722 ha hay 100%), ba khảm lập địa có diện tích lớn nhất là N2IIIF (45.032 ha hay 24,5%), N3IIF (28.548

ha hay 15,5%) và Đ2IIF 19.971 ha hay 10,9%). Tổng diện tích của 3 khảm lập địa này là 93.551 ha, chiếm 50,9% so với tổng diện tích các khảm lập địa trong RGTNN của tỉnh Bình Thuận (Bảng 3.3 và Phụ lục 9). Vì thế, những đặc điểm của RGTNN chỉ đƣợc phân tích theo ba khảm lập địa N2IIIF, N3IIF và Đ2IIF.

55

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) đặc điểm lâm học của rừng tự nhiên nghèo trên những lập địa khác nhau ở tình bình thuận (Trang 81 - 83)