Lựa chọn hình thức đào tạo nghề cholao động nông thôn

Một phần của tài liệu ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH.LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC (Trang 31 - 35)

7. Kết cấu của Luận văn

1.3. Nội dung đào tạo nghề cholao động nông thôn

1.3.5. Lựa chọn hình thức đào tạo nghề cholao động nông thôn

Đào tạo nghề cho LĐNT có những đặc điểm riêng biệt. Vì vậy phƣơng thức đào tạo cũng phải đa dạng, phong phú, tùy theo đối tƣợng, nhu cầu và điều kiện cụ thể để có hình thức đào tạo phù hợp.

“Phƣơng pháp đào tạo trình độ sơ cấp phải chú trọng rèn luyện kỹ năng thực hành nghề và phát huy tính tích cực, tự giác của ngƣời học.Phƣơng pháp đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng phải kết hợp rèn luyện năng lực thực hành với trang bị kiến thức chuyên môn; phát huy tính tích cực, tự giác, năng động, khả năng làm việc độc lập, tổ chức làm việc theo nhóm; sử dụng phần mềm dạy học và tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong dạy và học.” [16, điều 36, trang 22]

Phƣơng pháp ĐTN là tổng hợp các cách thức hoạt động của thầy và trị nhằm thực hiện một cách tối ƣu mục đích và nhiệm vụ dạy và học nghề.

Hình thức đào tạo là tổng hợp các cách thức hoạt động của giáo viên và học viên nhằm thực hiện tối ƣu mục đích, nhiệm vụ dạy học. Trong thực tếgiảng dạy mỗi hình thức đều có ƣu điểm và nhƣợc điểm riêng cho nên để có sự lựa chọn và vận dụng phối hợp tốt nhất các hình thức giảng dạy, cần căn cứ vào mục đích yêu cầu nội dung, đặc trƣng từng môn học, căn cứ vào đặc điểm nhận thức, đặc điểm lứa tuổi ngƣời học, điều kiện cơ sở vật chất.

Nhƣ vậy, có thể hiểu, hình thức đào tạo nghề là phƣơng thức, cách thức để thực hiện mục tiêu đào tạo nghề.

Đào tạo nghề cho ngƣời lao động ở mỗi địa phƣơng khác nhau có những đặc điểm riêng biệt khác nhau. Vì vậy phƣơng thức đào tạo cũng phải đa dạng, phong phú, tùy theo đối tƣợng, nhu cầu và điều kiện cụ thể để có hình thức đào tạo phù hợp. Hiện nay, có một số hình thức đào tạo đƣợc sử dụng nhiều đó là:

*Đào tạo tại trung tâm dạy nghề

Hầu hết các huyện, thị xã hiện nay đều có những trung tâm dạy nghề riêng và đang đƣợc quan tâm đầu tƣ kỹ lƣỡng. Hình thức đào tạo nghề tại các trung tâm này thƣờng có thời gian dài và thƣờng từ ba tháng trở lên.Các trung tâm này hiện đang đƣợc đầu tƣ từng bƣớc đáp ứng đƣợc những yêu cầu mới đối với công tác đào tạo nghề cho ngƣời lao động nhƣ: Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại...

Ƣu điểm của hình thức: Đào tạo đƣợc một số lƣợng ngƣời lao động lớn; Cơ sở vật chất, trang thiết phục vụ cho quá trình giảng dạy thuận tiện, đầy đủ; Có điều kiện hơn trong việc thực hành.

Nhƣợc điểm của hình thức: Việc di chuyển đi lại của các học viên gặp nhiều khó khăn, chi phí đi lại, ăn ở lớn; Kinh phí đầu tƣ cao.

* Đào tạo tại cơ sở, khu dân cƣ

Đây là hình thức đào tạo mà các địa phƣơng đang sử dụng đào tạo nghề cho ngƣời lao động thƣờng xuyên nhất. Giáo viên từ các trung tâm nghề sẽtrực tiếp xuống thôn, bản giảng dạy lý thuyết và các kỹ năng cho học viên, hƣớng dẫn học viên từng mơ hình cụ thể, từng cách làm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Hình thức đào tạo này là phổ biến nhất trong công tác đào tạo nghề cho ngƣời lao động của các địa phƣơng. Tuy nhiên để hình thức này thực sự phát huy hiệu quả thì cần nâng cao nhận thức cho ngƣời lao động. Ngƣời dạy cần

phải thật sự tập trung và truyền đạt kiến thức chậm dãi, tỉ mỉ và dễ hiểu. Có nhƣ thế, ngƣời lao động mới có thể tiếp thu một cách tốt nhất.

Ƣu điểm của hình thức này: Việc áp dụng lý thuyết và thực hành dễ dàng hơn; Tiết kiệm đƣợc chi phí, thuận tiện cho việc đi lại của học viên; Thu hút đƣợc lƣợng học viên tham gia đơng đảo hơn.

Nhƣợc điểm của hình thức này: Thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo nghề; Việc tiếp thu kiến thức không đƣợc trọn vẹn, vì đây thƣờng là đào tạo ngắn hạn.

* Đào tạo tại các trƣờng chính quy, chuyên nghiệp

Tổ chức đào tạo tại các trƣờng nghề cần phải có bộ máy quản lý, đội ngũ giáo viên chuyên trách và cơ sở vật chất riêng cho đào tạo. Để nâng cao chất lƣợng của công tác đào tạo nghề, các trƣờng phải đảm bảo các điều kiện sau:

+ Phải có kế hoạch, chƣơng trình và giáo trình đào tạo đúng, đủ và phù hợp với ngành nghề đào tạo. Đối với các nghề phổ biến chƣơng trình phải do Bộ Lao động - TBXH và Bộ Giáo dục - Đào tạo xây dựng ban hành. Chƣơng trình đào tạo bao gồm hai phần: Lý thuyết và thực hành.

+ Phải có đội ngũ cán bộ quản lý có chun mơn, nghiệp vụ, quan tâm và có trách nhiệm trong công việc đặc biệt là trong công tác đào tạo nghề.

+ Phải có đội ngũ giáo viên dạy nghề có đủ khả năng kinh nghiệm, chuyên môn, giảng dạy.

+ Các trang bị máy móc, thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập, các phịng thí nghiệm phải đƣợc đầu tƣ đầy đủ và hiện đại.

Ƣu điểm của hình thức này: Học viên đƣợc đào tạo một cách có hệ thống và bài bản; Tạo điều kiện cho việc phát triển tay nghề cao và có kiến thức chuyên sâu vững chắc hơn.

Nhƣợc điểm của hình thức này: Phải có bộ máy quản lý và đội ngũ giáo viên giảng dạy chuyên nghiệp nên chi phí đào tạo khá lớn; Việc đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học cần nhiều kinh phí.

* Đào tạo tại nơi làm việc

Đây là hình thức đào tạo trực tiếp cho ngƣời lao động tại nơi làm việc của họ. Có thể là đào tạo cho cá nhân hoặc cho một nhóm cơng nhân lao động. Với việc đào tạo cho cá nhân, thì học viên học nghề đƣợc một cơng nhân có trình độ lành nghề cao hƣớng dẫn. Ngƣời hƣớng dẫn vừa sản xuất, vừa dạy nghề theo kế hoạch. Với việc đào tạo cho một nhóm ngƣời lao động, thì học viên học nghề đƣợc tổ chức thành từng tổ và phân công cho những cơng nhân dạy nghề, thốt ly sản xuất, chuyên trách hƣớng dẫn. Những công nhân dạy nghề phải có trình độ văn hố, trình độ nghề nghiệp và có phƣơng pháp sƣ phạm nhất định.

Ƣu điểm của hình thức này: Tiết kiệm chi phí đào tạo cho tổ chức; Học viên dễ dàng hơn trong việc thực hành; Thời gian đào tạo ngắn.

Nhƣợc điểm của hình thức này: Học viên khơng nắm đƣợc kiến thức từ thấp đến cao, học thiếu hệ thống khoa học; Nếu ngƣời dạy nghề khơng có trách nhiệm, thiếu kinh nghiệm, thì việc đào tạo này khơng có hiệu quả. Do đó kết quả học tập còn hạn chế.

* Đào tạo theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp

Đối với những doanh nghiệp khơng có giáo viên chun trách về các ngành nghề phức tạp, cũng có thể là các ngành nghề riêng của doanh nghiệp,việc đào tạo trong sản xuất không đáp ứng đƣợc yêu cầu cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng. Do đó, các doanh nghiệp phải tổ chức các lớp đào tạo riêng cho mình. Nhằm mang lại những hiệu quả cao trong quá trình sản xuất. Hình thức đào tạo này khơng địi hỏi phải có đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật

riêng, mà dựa vào những gì có sẵn trong doanh nghiệp. Chƣơng trình đào tạo gồm hai phần:

Phần lý thuyết đƣợc giảng dạy tập chung do các kỹ sƣ, cán bộ kỹ thuật phụ trách.

Phần thực hành đƣợc tiến hành ở các phân xƣởng thực tập và trong các phân xƣởng do các kỹ sƣ, công nhân lành nghề hƣớng dẫn.

Ƣu điểm của hình thức này: Học viên đƣợc học lý thuyết tƣơng đối có hệ thống và đƣợc trực tiếp tham gia lao động sản xuất. Tạo điều kiện phát triển và nâng cao tay nghề nhanh chóng; Thời gian đào tạo dài, số lƣợng đào tạo tƣơng đối lớn nên có khả năng giải quyết nhu cầu cấp bách về công nhân kỹ thuật, lao động có trình độ mà các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh cần.

Nhƣợc điểm của hình thức này: Chỉ áp dụng đƣợc ở những doanh nghiệp quy mô tƣơng đối lớn và chỉ đào tạo cho các doanh nghiệp cùng ngành có tính chất giống nhau.

Mỗi hình thức đào tạo đều có những ƣu và nhƣợc điểm riêng nên trong quá trình thực hiện đào tạo nghề cần lựa chọn và vận dụng kết hợp các hình thức với nhau. Giáo viên căn cứ vào mục đích, yêu cầu, nội dung, đặc trƣng của từng môn học, khả năng nhận thức của ngƣời học và điều kiện cơ sở vật chất để lựa chọn hình thức phù hợp nhằm đạt đƣợc hiệu quả đào tạo nghề cao nhất.

Một phần của tài liệu ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH.LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)