Đánh giá thực trạngđào tạo nghề cholao động nông thôn trên địa

Một phần của tài liệu ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH.LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC (Trang 87 - 90)

2.3.2 .Thực trạng chính sách của nhà nƣớc và địa phƣơng

2.4. Đánh giá thực trạngđào tạo nghề cholao động nông thôn trên địa

bàn tỉnh Hịa Bình

2.4.1. Ưu điểm

Cơng tác đào tạo nghề cho lao động nơng thơn có chuyển biến tích cực. Từ chỗ ngƣời dân học theo phong trào, học chỉ để cho biết chuyển sang học nghề để tìm việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp, để nắm vững khoa học kỹ thuật, ứng dụng trong sản xuất nơng nghiệp, có năng suất thu nhập cao hơn. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp; sự tham gia phối hợp của các đồn thể trong tỉnh đối với cơng tác đào tạo nghề ngày càng hiệu quả. Số ngƣời có nhu cầu và đăng ký học nghề tăng qua các năm. Số lao động nơng thơn học xong có việc làm đạt trên 74% (chỉ tiêu đặt ra là 70%). Chất lƣợng đào tạo nghề cho lao động nông thôn đƣợc nâng lên, về cơ bản ngƣời lao động sau học nghề đã biết cách tiếp cận và vận dụng kiến thức khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất

lao động, tạo việc làm tại chỗ. Một số lao động có tay nghề đã đƣợc nhận vào làm việc tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,… Từ đó nâng cao thu nhập cho bản thân, ổn định cuộc sống, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và giảm nghèo bền vững trong khu vực nông thôn.

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1. Hạn chế

Nhận thức chƣa sâu sắc của một số chính quyền cơ sở về vai trò của đào tạo nghề cho lao động nông thôn để chuyển đổi ngành nghề, phát triển kinh tế; chƣa tích cực tuyên truyền, vận động ngƣời dân tham gia học nghề.

Chỉ tiêu về số lƣợng ngƣời lao động đƣợc đào tạo nghề chƣa đạt kế hoạch đề ra; công tác đào tạo nghề chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của phát triển, đặc biệt là những ngành nghề mới phục vụ yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng thơn, chƣa thực sự gắn với quy hoạch phát triển sản xuất; còn một bộ phận ngƣời lao động chƣa áp dụng đƣợc nghề đã đƣợc đào tạo vào thực tiễn công việc.

Đào tạo nghề chƣa thực sự gắn kết đƣợc với tiêu chí tuyển dụng của doanh nghiệp, chƣa theo kịp về công nghệ và kỹ năng mềm cần thiết; chƣa tổ chức khảo sát toàn diện về nhu cầu học nghề trên địa bàn tỉnh để có kế hoạch đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng lao động.

Việc đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo, giáo dục nghề nghiệp cịn dàn trải, một số nơi khơng quản lý hiệu quả hoặc không sử dụng đƣợc dẫn đến lãng phí. Trang thiết bị, máy móc cũ hƣ hỏng nên kỹ năng thực hành sau học nghề đạt thấp. Đa số các thiết bị đƣợc đầu tƣ đã lâu, hàng năm chƣa có kinh phí cho việc sửa chữa bảo dƣỡng thƣờng xuyên nên nhiều thiết bị đã xuống cấp.

Đội ngũ giáo viên cơ hữu còn thiếu về số lƣợng, thiếu kinh nghiệm thực tế sản xuất; chế độ phụ cấp cho giáo viên sau sáp nhập các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thƣờng xuyên còn vƣớng mắc chƣa đƣợc giải quyết.

Mức kinh phí hỗ trợ cịn thấp, dàn trải, q trình giao kinh phí hỗ trợ còn chậm, việc vay vốn phát triển sản xuất sau đào tạo cịn khó khăn.

Một số ngƣời lao động sau khi học nghề vận dụng kiến thức đã học vào thực tế còn hạn chế; một bộ phận chƣa duy trì đƣợc nghề lâu dài do thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm không ổn định.

2.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

Chƣa có điều kiện xây dựng các chƣơng trình đào tạo thời gian dài cho các nghề phi nông nghiệp, dẫn đến chất lƣợng đào tạo còn hạn chế, ngƣời lao động sau đào tạo chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.

Việc liên kết với các doanh nghiệp chƣa nhiều; Đối với nhóm nghề nơng nghiệp, việc đào tạo tập trung ảnh hƣởng nhiều đến hoạt động sản xuất từ đó giảm số lƣợng ngƣời tham gia học tập.

Nguồn ngân sách của tỉnh còn hạn chế nên việc bố trí kinh phí cho công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nâng cấp cơ sở vật chất chƣa nhiều. Mới chi đầu tƣ cơ sở đạt 28.210 triệu đồng và hỗ trợ ngƣời học 12.982 triệu đồng. Chƣa chi mua sắm thiết bị dạy nghề

Công tác dự báo nhu cầu đào tạo chƣa sát.

Công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trƣơng, chính sách về dạy nghề chƣa sâu rộng, nhiều hoạt động chƣa đến đƣợc với ngƣời dân do nhận thức của ngƣời dân về học nghề còn hạn chế, chƣa thật sự quan tâm.

Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa bàn miền núi chậm do đó thu hút lao động sang khu vực phi nông nghiệp thấp, số lao động tham gia đào tạo nghề phi nông nghiệp không cao. Một số nghề nông nghiệp chủ yếu thì đã đƣợc mở lớp liên tục nên số ngƣời đăng ký học ít.

Đối với các Trung tâm sau sáp nhập đã bộc lộ những hạn chế: Trang thiết bị đào tạo còn thiếu và lạc hậu; đội ngũ giáo viên cần đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng lại.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NƠNG THƠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HỊA BÌNH

Một phần của tài liệu ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH.LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)