1.1. Tổng quan về dịch vụ ngân hàng điện tử đối với khách hàng cá nhân
1.1.4. Vai trò của ngân hàng điện tử
1.1.4.1. Đối với ngân hàng
Sự phát triển mạnh mẽ dịch vụ ngân hàng điện tử trong thời gian qua đã mang đến cuộc cách mạng trong hoạt động ngân hàng về mảng thị trường và quan hệ bạn hàng của ngân hàng thương mại trên thế giới. Có thể khẳng định rằng, đối với các ngân hàng thương mại, dịch vụ ngân hàng điện tử có ý nghĩa vơ cùng quan trọng, cụ thể như sau:
Một là, giữ vai trò cốt yếu trong việc mở rộng khách hàng, mở rộng thị
trường và nâng năng lực cạnh tranh.
Khách hàng là nhân tố quyết định thành công của tất cả các Ngân hàng thương mại. Mở rộng đối tượng khách hàng là mục tiêu của bất kỳ ngân hàng nào. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử giúp ngân hàng giữ được khách cũ, thu hút được khách mới từ đó khuyếch trương thương hiệu, nâng cao hình ảnh, vị thế của mình.
Hai là, tạo nguồn thu ổn định và tăng doanh số hoạt động cho ngân hàng.
Những biến đổi của ngân hàng thời gian gần đây đã cho thấy, chính các dịch vụ ngân hàng điện tử là động lực giúp thúc đẩy ngành ngân hàng phát triển mạnh mẽ, giúp ngân hàng vượt qua giai đoạn thiếu vốn để phục vụ q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Dịch vụ ngân hàng điện tử đa dạng giúp thu hút nguồn vốn nhàn rỗi của các cá nhân, hộ dân cư, giảm bớt thói quen lưu trữ tiền mặt từ xưa đến nay của người dân Việt Nam. Điều này giúp Ngân hàng vừa có được nguồn huy động ổn định, vừa đóng góp vào doanh số của các Ngân hàng thương mại.
Ba là, góp phần đa dạng hóa hoạt động ngân hàng, tận dụng và khai
thác mọi tiềm năng của ngân hàng.
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các ngân hàng đều phải tập trung cải tiến và đầu tư để nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa các dịch
vụ nhằm thỏa mãn tối đa các nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử sẽ giúp ngân hàng khai thác được lợi thế về kinh nghiệm, trình độ và các mối quan hệ sẵn có để phục vụ tố cho mọi thành phần xã hội.
Bốn là, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng.
Ta có thể thấy rằng, phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử sẽ xóa bỏ đi ranh giới về không gian và thời gian giữa các quốc gia. Một ngân hàng có thể cung cấp dịch vụ cho khách hàng của mình ở khắp mọi nơi trên thế giới. Điều này được thực hiện không chỉ thông qua các chi nhánh ngân hàng được đặt ở nhiều quốc gia khách nhau mà cịn thơng qua mạng Internet. Phải nhìn nhận là nhờ có các dịch vụ ngân hàng điện tử mà các ngân hàng mới có thể dễ dàng hơn vươn ra được khỏi giới hạn lãnh thổ quốc gia mình và nâng tầm trên trường quốc tế.
Sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử cũng đòi hỏi các ngân hàng phải có sự liên kết với nhau để thực hiện suôn sẻ các giao dịch theo yêu cầu của khách hàng. Các ngân hàng phải có mạng lưới thanh tốn, chuyển tiền, hệ thơng thanh tốn bù trừ để tăng cường khả năng cung cấp dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng mình. Tuy vậy, để hệ thống giữa các ngân hàng được hoạt động thông suốt, tất cả các ngân hàng thương mại đều phải tuân theo những quy tắc chuẩn mực ngân hàng quốc tế đã đề ra, từ đó dẫn đến sự thống nhất tương đối trong hoạt động ngân hàng trên tồn thế giới. Ngân hàng nào khơng thể hội nhập với xu thế chung sẽ khó có khả năng cạnh tranh và phát triển.
1.1.4.2. Đối với khách hàng
Đầu tiên, tiết kiệm chi phí:
Sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử giúp khách hàng tiết kiệm được rất nhiều chi phí giao dịch so với các dịch vụ ngân hàng truyền thống. Điều
này có thể lý giải được khi với giao dịch truyền thống cần mất nhiều loại chi phí hơn như chi phí địa điểm để giao dịch, chi phí nhân viên, chi phí giấy tờ in ấn, chi phí kiểm đếm,… Nếu ngân hàng cắt giảm được các loại chi phí này, khách hàng sẽ khơng phải chịu các chi phí này nữa và dịch vụ ngân hàng điện tử đã giải quyết được vấn đề nêu trên.
Thứ hai, tiết kiệm thời gian giao dịch
Các giao dịch sẽ được thực hiện, xử lý nhanh chóng và chính xác hơn nhờ cơng nghệ điện tử, thông tin. Khách hàng sẽ không phải mất thời gian đi lại, chờ đợi mà có thể tiếp cận với bất cứ một giao dịch nào của ngân hàng vào bất cứ thời điểm nào hoặc bất cứ nơi đâu họ muốn. Trước đây, khi khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng truyền thống, khách hàng khơng những mất chi phí mà cịn mất khá nhiều thời gian để di chuyển ra ngân hàng, xếp hàng, hoàn thành các thủ tục giấy tờ,… điều mà giờ đây khi khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử đã có thể khắc phục được nhược điểm đó. Thực tế cho thấy, dịch vụ ngân hàng điện tử rất dễ sử dụng mà vẫn đem lại kết quả tương tự với các giao dịch truyền thống, khách hàng có thể thao tác tại bất kỳ nơi nào, khách hàng làm theo các các bước được lập trình sẵn, giao dịch sẽ được thức hiện chính xác.
Thứ ba, tiếp cận thông tin nhanh và hiệu quả.
Sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, khách hàng có thể giao dịch trực tiếp và nhanh chóng với ngân hàng, thực hiện hàng loạt các giao dịch như chuyển tiền, thanh tốn hóa đơn dịch vụ cơng cộng, mở L/C, kinh doanh chứng khốn với ngân hàng, 7 ngày/tuần, 24h/ngày, thông qua các phương tiện truyền dẫn hiện đại, khách hàng có thể tiếp cận, truy cập được những thông tin mới nhất về tài khoản, tỷ giá, lãi suất…, từ đó có thể đưa ra được những quyết định kinh doanh chính xác và kịp thời. Đây là lợi ích mà các dịch vụ ngân hàng truyền thống khơng thể đem lại được cho khách hàng vì mất nhiều thời gian hơn của khách hàng, có độ trễ và thủ tục phức tạp.
1.1.4.3. Đối với nền kinh tế
Dịch vụ NHĐT là loại hình dịch vụ chất lượng cao do hàm lượng khoa học cơng nghệ lớn, địi hỏi sự am hiểu nhất định của cả nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng sử dụng. Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử có vai trị quan trọng đối với kinh tế quốc dân, là động lực để thức đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng kinh tế tri thức và được thể hiện chủ yếu trên các mặt sau:
Một là, tận dụng tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế.
Dịch vụ ngân hàng điện tử là cơ sở hạ tầng quan trọng ảnh hướng đến tổng thể các hoạt động của nền kinh tế, giữ vai trò chủ đạo trong việc huy động tiết kiệm, phân bổ nguồn lực có hiệu quả và tăng trưởng kinh tế. Dịch vụ ngân hàng điện tử đa dạng phong phú giúp thu hút nguồn vốn tiềm tàng trong dân cư để phát triển kinh tế nhất là trong điều kiện thị trường chứng khoán chưa phát triển. Có thể nói, khi dịch vụ ngân hàng điện tử phát huy được hết các tác dụng của nó sẽ thúc đẩy các cá nhân, hộ gia đình gửi tiền nhàn rỗi vào hệ thống ngân hàng, tạo môi trường đầu tư phát triển kinh tế cho mọi tầng lớp dân cư, giảm bớt việc giữ tiền mặt hoặc đầu tư vào bất động sản khơng mang lại lợi ích tổng thể cho xã hội. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển, việc phát huy nội lực của nền kinh tế thông qua tập trung mọi nguồn vốn từ nhỏ lẻ tiềm tàng trong dân cư thành nguồn vốn lớn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Hai là, thúc đẩy sản xuất phát triển và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Là những định chế trung gian tài chính, ngân hàng có vai trị đưa nguồn vốn đầu tư tới nơi sử dụng có hiệu quả nhất, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và tạo thu nhập. Thông qua dịch vụ ngân hàng điện tử, các ngân hàng đã tạo ra thu nhập cho những người có các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi, và thơng qua các dịch vụ cho vay để đầu tư, cho vay các chủ thể kinh doanh, sản xuất và đời sống, giúp các doanh nghiệp chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đổi mới trang thiết bị công nghệ nhằm hạ giá thành và nâng cao sức cạnh tranh. Đồng thời giảm
bớt chi phí giao dịch và thơng tin, cải thiện sự phân bổ nguồn lực về mặt khơng gian và thời gian.
Ba là, góp phần tăng cường sự lưu chuyển các dịng vốn và tính ổn
định của hệ thống tài chính.
Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử sẽ trực tiếp gia tăng tính linh hoạt của dòng vốn và tiền tệ trong nền kinh tế và cơ cấu vốn được phân bổ một cách tối ưu hơn. Điều này càng củng cố hiệu lực của hệ thống pháp lý và cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng phát triển hơn. Điều đó càng củng cố hiệu lực của hệ thống pháp lý và cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng phát triển hơn, góp phần đảm bảo tính ổn định của hệ thống tài chính. Hơn thế, một hệ thống tài chính hoạt động lành mạnh sẽ góp phần bảo đảm hiệu quả sự quản lý vĩ mô của nhà nước đối với toàn bộ nền kinh tế. Dịch vụ ngân hàng điện tử phát triển sẽ tạo lập môi trường cạnh tranh, nhờ đó nền kinh tế được hưởng lợi từ sự cải thiện chất lượng dịch vụ, sự sẵn có của dịch vụ với chi phí hợp lý. Cơng nghệ và trình độ quản lý cũng như kỹ thuật của các tổ chức tài chính được cải thiện là nhân tố quan trọng để ngăn chặn tối đa sự bất ổn của cả hệ thống tài chính. Nhìn từ một góc độ nào đó thì phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử có thể được coi như làm một động thái góp phần đẩy mạnh q trình minh bạch hóa tài chính cho nền kinh tế, đóng góp tích cực vào việc ngăn chặn các tệ nạn kinh tế xã hội như trốn thuế, rửa tiền,…, tạo điều kiện dễ dàng hơn cho ngân hàng trung ương trong việc điều hành chính sách tiền tệ.