2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU BHXH TẠI HUYỆN LANG
2.2.5. Quản lý đối tượng tham gia BHXH, BHYT,BHTN
Theo dõi, Quản lý danh sách người lao động tham gia BHXH của từng đơn vị sử dụng lao động, danh sách tăng giảm lao động, điều chỉnh mức lương đóng theo mốc thời gian quy định.
Quản lý mức tiền lương, tiền cơng làm căn cứ đóng BHXH do đơn vị sử dụng lao động lập theo mẫu của BHXH Việt Nam.
Quản lý đối tượng được quy định cụ thể tại Điều 42, Quyết định 595, Quyết định 505 của BHXH Việt Nam, có các nhóm đối tượng tham gia chính như là BHXH, BHYT và BHTN.
Từ năm 2017 đến 2021 chính sách tiền lương có nhiều thay đổi do đó thu BHXH, BHYT, BHTN có nhiều thay đổi, quy định về phân cấp quản lý thu cũng có nhiều thay đổi theo hướng phân cấp cho BHXH cấp huyện.
* Tình hình đơn vị SDLĐ tham gia BHXH, BHYT, BHTN
Số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc từ năm 2017 đến 2021 được thể hiện qua Bảng 2.2:
Loại hình quản lý Năm2017 Năm2018 Năm2019 Năm2020 Năm2021 qnBình
Hành chính sự nghiệp, đảng, đồn thể 76 76 77 77 72 75,6
Hợp tác xã dịch vụ 1 1 1 1 1 1
Xã, phường, thị trấn 11 11 11 11 10 10,8
Hộ sản xuất kinh doanh cá thể 3 4 4 5 5 4,2
Tổng cộng 91 92 93 94 88 91
Bảng 2.2. Tình hình đơn vị tham gia BHXH từ năm 2017 – 2021:
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp thu qua các năm (2017 – 2021) của BHXH huyện Lang Chánh)
Qua Bảng 2.2 cho thấy tình hình các đơn vị tham gia BHXH từ năm 2017 đến 2021 khơng có nhiều biến động.
Năm 2018, đơn vị Liên đoàn lao động huyện Lang Chánh được chuyển tham gia BHXH tại huyện Lang Chánh nên loại hình HCSN tăng 01 đơn vị.
Năm 2020, loại hình HCSN giảm 05 đơn vị là 03 đơn vị trường học sáp nhập trường Trung học cơ sở với trường Tiểu học, 01 cơ quan thuế sáp nhập về huyện Ngọc Lặc, sắp nhập 01 xã Quang Hiến vào Thị trấn
Theo số liệu quyết toán thuế hằng năm do Chi cục Thuế huyện Lang Chánh cung cấp, số doanh nghiệp đăng ký sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện Lang Chánh năm 2017 là 29 đơn vị; năm 2018 là 32 đơn vị; năm 2019 là 35 đơn vị; năm 2020 là 40 đơn vị; năm 2021 là 50 đơn vị. Từ số liệu trên ta có bảng so sánh tỷ lệ doanh nghiệp tham gia BHXH từ năm 2017 đến 2021 qua Bảng 2.3 sau:
Bảng 2.3. Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia BHXH từ năm 2017 – 2021:
Năm Số doanh nghiệptrên địa bàn Số doanh nghiệptham gia BHXH Tỷ lệ tham gia (%)
2017 29 14 48,28 2018 32 17 53,13 2019 35 19 54,29 2020 40 22 55,00 2021 50 28 56,00 Bình qn 37,2 20
(Nguồn: Báo cáo quyết tốn Thuế qua các năm (2017 – 2021) của Chi cục Thuế huyện Lang Chánh; Báo cáo tổng hợp thu qua các năm (2017 – 2021)
của BHXH huyện Lang Chánh )
Qua bảng 2.3 trên cho ta thấy tình trạng trốn đóng BHXH tại các doanh nghiệp đang diễn ra phổ biến.
- Trong lĩnh vực BHTN, từ năm 2017 đến 2021 số đơn vị tham gia BHTN có một số thay đổi, thể hiện qua Bảng 2.4.
Bảng 2.4. Tình hình đơn vị tham gia BHTN từ năm 2017 - 2021: Loại hình quản lý Năm2017 Năm2018 Năm2019 Năm2020 Năm2021 qnBình
Hành chính sự nghiệp, đảng,
đồn thể 71 71 72 72 67 70,6
Hợp tác xã dịch vụ 1 1 1 1 1 1
Doanh nghiệp 14 17 19 22 28 20
Hộ sản xuất kinh doanh cá thể 3 4 4 5 5 4,2
Tổng cộng 89 93 96 100 101 95,8
Nguồn: Báo cáo tổng hợp thu qua các năm (2017 – 2021) của BHXH huyện Lang Chánh )
Qua số liệu tại Bảng 2.4 cho thấy từ năm 2017 đến 2021 số đơn vị tham gia BHTN không biến động tăng dần.
* Số người tham gia BHXH, BHYT, BHTN có sự biến động theo từng loại hình quản lý.
Trong lĩnh vực BHXH, số người tham gia từ năm 2017 đến 2021 được thể hiện qua Bảng 2.5.
Bảng 2.5. Số người tham gia BHXH từ năm 2017 – 2021:
Đơn vị tính: Người
STT Đối tượng quản lý Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Bình quân I BHXH bắt buộc 1.807 1.814 1.864 1.815 1.702 1.800,4 2 Hành chính, Đảng, đồn thể 1.633 1.639 1.689 1.639 1.541 1.628,2 3 Xã, phường, thị trấn 165 165 165 165 150 162,0 4 Hợp tác xã 6 6 6 6 6 6,0 5 Hộ SXKD cá thể 3 4 4 5 5 4,2 II BHXH tự nguyện 40 120 400 650 1409 523,8 Cộng (I+II): 1.847 1.934 2.264 2.465 3.111 2.324,2
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp thu qua các năm (2017 – 2021) của BHXH huyện Lang Chánh )
Qua số liệu tại Bảng 2.5 cho thấy số người tham gia BHXH từ 2017 đến 2021 có nhiều biến động. Số người tham gia Hành chính, Đảng, đồn thể năm 2021 giảm dần do tinh giảm biên chế, cơ quan thuế sáp nhập về huyện Ngọc Lặc
Số lao động tại khối xã, phường, thị trấn không thay đổi từ năm 2017 đến năm 2020 là do các chức danh theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP; năm 2021 giảm là do sáp nhập 01 xã vào thị trấn.
Số người tham gia BHXH tự nguyện tăng cao từ năm 2019 đến năm 2021 là do thực hiện Nghị quyết số 28/NQ-TW ngày 23/05/2018 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, công tác tuyên truyền đến nhân dân được mở rộng hơn, nhờ đó số người tham gia BHXH tự nguyện tăng.
Trong lĩnh vực BHYT, từ năm 2017 đến 2021 số người tham gia có nhiều biến động. Điểm nổi bật có tác động trực tiếp đến kết quả thu trong giai đoạn này là sự phân cấp trong quản lý thu của BHXH tỉnh Thanh Hóa đối với BHXH cấp huyện. Ngồi ra cịn do Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2015 nên xuất hiện thêm một số nhóm đối tượng mới như: Người sinh sống vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn …, thể hiện qua Bảng 2.6
Bảng 2.6. Số người tham gia BHYT từ năm 2017 – 2021:
Đơn vị tính: người
STT Đối tượng quản lý 2017Năm Năm2018 Năm2019 Năm2020 2021Năm qnBình I Nhóm NLĐ và SDLĐ đóng 1.807 1.814 1.864 1.815 1.702 1.800 1 Hành chính, Đảng, đồn thể 1.633 1.639 1.689 1.639 1.541 1.628,20 2 Xã, phường, thị trấn 165 165 165 165 150 162,00 3 Hợp tác xã 6 6 6 6 6 6,00 4 Hộ SXKD cá thể, tổ hợp tác 3 4 4 5 5 4,20 II Nhóm tổ chức BHXH đóng 910 984 1031 1540 1855 1.264,00 5 Hưu trí, trợ cấp MSLĐ 820 870 890 1250 1.370 1.040,00 6 Trợ cấp TNLĐ - BNN 5 7 9 12 15 9,60 7 Cán bộ xã hưởng Trợ cấp BHXH 25 31 37 43 49 37,00 8 Trợ cấp thất nghiệp 60 76 95 235 421 177,40
STT Đối tượng quản lý 2017Năm Năm2018 Năm2019 Năm2020 2021Năm qnBình III Nhóm NSNN đóng 36.219 37.070 37.652 39.672 39.905 38.103,48
9 Thôi hưởng trợ cấp MSLĐ 33 34 37 38 40 36,40 10 Cán bộ xã hưởng Trợ
cấp NSNN 163 105 96 86 72 104,40
11 Người có cơng với cách mạng 672 655 645 634 572 635,60 12 Thân nhân người có cơng 195 159 148 144 136 156,33
13 Cựu chiến binh 69 65 62 82 95 74,60
14 Đại biểu Quốc hội, HĐND 9 5 5 30 73 24,40
15 Người tham gia kháng chiến 73 14,60
16 Trẻ em dưới 6 tuổi 3012 3.252 3.365 4.585 3.794 3.601,53 17 Bảo trợ xã hội 614 759 784 840 877 774,87 18 Người thuộc hộ nghèo 3560 3310 3.215 3.102 2.955 3.228,40 19 Người dân tộc thiểu số 12.441 12.475 12.542 12.678 12.784 12.584,14 20 Người sống ở vùng ĐBKK 15451 16250 16753 17452 18435 16.868,20
IV Nhóm NSNN hỗ trợ đóng 1300 1350 1367 2567 2744 1.865,60 21 Học sinh, sinh viên địa phương 219 225 256 274 280 250,80 22 Hộ cận nghèo 805 891 851 847 746 828,00
V Nhóm tham gia theo hộgia đình 138 117 130 723 859 393,40 23 Hộ gia đình tự đóng 138 117 130 723 859 393,40
Cộng: 40.374 41.335 42.044 46.317 47.065 43.426,88
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp thu qua các năm (2017 – 2021) của BHXH huyện Lang Chánh )
Qua số liệu tại Bảng 2.6 cho thấy số người tham gia BHYT từ năm 2017 đến 2021 không ổn định. Năm 2017 số người tham gia BHYT là 40.374 người, đến năm 2021 là 47.065 người (tăng 6.691 người tương ứng 14,2% so với năm 2017).
Số người tham gia trong giai đoạn này tăng do một số nguyên nhân sau: Theo phân cấp quản lý thu của Bảo hiểm Xã hội tỉnh Thanh Hóa, từ năm 2017, một số đối tượng lâu nay do BHXH tỉnh quản lý (gồm: Hưu trí, MSLĐ, người đang hưởng trợ cấp BHXH hằng tháng, trẻ em dưới 6 tuổi) nay phân cấp cho BHXH huyện quản lý.
Công tác quản lý đối tượng trong giai đoạn này còn lỏng lẻo, thiếu khoa học, nhiều trường hợp thu sai đối tượng, thu trùng đối tượng. So với dân số năm 2021 còn 1.729 người chưa tham gia BHYT chiếm 3,5%. Do có 01 xã cơng nhận xã nơng thơn mới, 01 thị trấn khơng thuộc vùng khó khăn, người dân đang còn ỷ lại khơng bỏ tiền để mua thẻ, cịn một số do điều kiện khó khăn khơng có tiền để mua thẻ BHYT.