Dinh dưỡng hợp lý và các bệnh liên quan đến dinh dưỡng không hợp lý

Một phần của tài liệu Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao để nâng cao sức khoẻ thể chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trường THPT (Trang 29 - 31)

8. Tuyên truyền, tư vấn cho CBGVNV về dinh dưỡng hợp lý và phịng ngừa các bệnh khơng lây nhiễm thường gặp

8.1. Dinh dưỡng hợp lý và các bệnh liên quan đến dinh dưỡng không hợp lý

phịng ngừa các bệnh khơng lây nhiễm thường gặp

8.1. Dinh dưỡng hợp lý và các bệnh liên quan đến dinh dưỡng khơnghợp lý hợp lý

Dinh dưỡng là những hợp chất có trong thức ăn để duy trì cuộc sống và tái tạo các tế bào tổ chức.

Mọi hoạt động sống và phát triển của con người hàng ngày gắn với việc đảm bảo nhu cầu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bao gồm: Protein, lipit, gluxit, vitamin và muối khoáng.

Chất dinh dưỡng thường được chia thành hai nhóm: chất sinh năng lượng và chất không sinh năng lượng. Chất sinh năng lượng như protein, lipit, gluxit có số lượng lớn trong thức ăn. Các chất khơng sinh năng lượng như vitamin và muối khống chỉ cần số lượng nhỏ trong khẩu phần ăn hàng ngày từ một mg đến vài gam.

Dinh dưỡng không hợp lý, không cân đối với tiêu hao năng lượng, không phù hợp với tính chất sinh lý, bệnh lý của cơ thể sẽ dẫn đến suy giảm sức khoẻ và bệnh tật. Đói ăn, ăn không đủ chất dinh dưỡng, sẽ gây nguy cơ suy dinh dưỡng đối với trẻ em, không đủ sữa và thiếu máu đối với phụ nữ có thai và cho con bú…trái lại ăn nó q, nhiều chất q khơng phù hợp với nhu cầu tiêu hao năng lượng, thừa năng lượng, tích trữ trong cơ thể sẽ gây nên những bệnh lý dinh dưỡng nghiêm trọng về thừa cân, béo phì, xơ vữa động mạch, huyết áp cao…

Như vậy, cả thiếu và thừa dinh dưỡng đều có thể gây bệnh. Một chế độ ăn cân đối, hợp lý là cần thiết để sống khoẻ mạnh và thọ lâu.

-Các bệnh liên quan đến thiếu dinh dưỡng

+ Thiếu dinh dưỡng protein- năng lượng + Thiếu vitaminA và bệnh khô mắt + Thiếu máu dinh dưỡng

+ Thiếu iod và bệnh bướu cổ

-Các bệnh liên quan đến thừa dinh dưỡng

+ Béo phì: làm tăng các rủi ro về bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp và bệnh tật khác. Có nhiều ngun nhân dẫn đến béo phì bao gồm yếu tố di truyền, rèn luyện thể lực, chế độ ăn và bệnh tật. Tuy nhiên, chế độ ăn và thiếu vận động là quan trọng hơn cả.

+ Đái tháo đường: là bệnh mạn tính có hai thể, đái tháo đường típ I thể phụ thuộc insulin địi hỏi sử dụng insulin và đái tháo đường típ II thường xảy ra khi người bệnh đã lớn tuối và có thể xử lý bằng chế độ ăn và lối sống. Các thành tố chính của kiểm soát chế độ ăn bao gồm giảm cân nặng, giảm các axit béo no, giảm đường và cholesterol.

+ Bệnh tim mạch: Hàm lượng cholesterol cao trong huyết thanh có liên quan đáng kể tới sự phát triển bệnh tim mạch, đặc biệt là lượng LDL- Cholesterol. Một chế độ ăn có nhiều thịt béo, nước dùng, nước xốt, đồ chiên rán, đồ ngọt, chế phẩm sửa toàn phần, bơ, mỡ và các thức ăn mặn là một trong các nguyên nhân chính làm tăng LDL-C huyết thanh. Chế độ ăn hợp lý cùng với hoạt động thể lực là tăng HDL-C.

+ Tăng huyết áp: là yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim mạch, thúc đẩy sự tạo thành các mảng xơ vữa, kích thích sự hình thành các cục máu đơng, gây nên các tổn thương ở tim và thận. Chế độ ăn hợp lý góp phần kiểm sốt tăng huyết áp. Ăn quá thừa protein có thể gây tăng nguy cơ tăng huyết áp và thúc đẩy tiến triển các bệnh về mạch máu đặc biệt ở thận. Uống quá nhiều rượu, ăn nhiều muối và thiếu kali cũng góp phần làm tăng huyết áp.

+ Lỗng xương: là tình trạng khối xương bị giảm dẫn tới gãy xương, sang chấn nhẹ. Chế độ ăn đủ Canxi và fluor vào q trình duy trì độ cốt hóa của xương cùng với tác dụng của vitamin D trong thức ăn hay tác dụng của ánh sáng mặt trời.

+ Một số bệnh ung thư như ung thư dạ dày, ung thư đại tràng, ung thư vú. Với hiểu biết hiện nay, một chế độ ăn thích hợp, rèn luyện thể lực và có thể trọng vừa phải có thể phòng ngừa 30-40% các trường hợp mắc ung thư. Người ta ước tính các chế độ ăn đủ rau quả và đa dạng nguồn thức phẩm có thể đề phịng đến 20% nguy cơ gây ung thư.

- Dinh dưỡng hợp lý bao gồm nguyên tắc về dinh dưỡng cân bằng đó

là khẩu phần ăn cung cấp đủ các chất sinh năng lượng và đủ năng lương để duy trì sức khỏe và dự phịng bệnh tật. Ngồi ra khẩu phần ăn hàng ngày cần phối hợp nhiều nhóm thực phẩm với tỷ lệ cân đối. Cần có sự cân bằng giữa thời gian làm việc, gia đình và bạn bè. Khuyến khích mọi người tham gia vào các hoạt động thể chất, học hành và giao tiếp xã hội để tránh xa buồn chán và sử dụng quá nhiều thời gian cho công việc. Không cân bằng trong cuộc sống sẽ trở nên không khỏe mạnh và không hạnh phúc.

+ Dinh dưỡng hợp lý bao gồm sự cân bằng giữa các nhóm thực phẩm Một khẩu phần ăn cân đối là đủ về mặt số lượng và chất lượng. Nếu ăn quá nhiều carbohydrate và chất béo nhưng quá ít protein, vitamin và muối khống thì khẩu phần ăn này sẽ thiếu các dinh dưỡng cơ bản. Một khẩu phần ăn

gồm rau, quả, thịt, sữa, cá và các sản phẩm từ sữa, phomai, khoai tây sẽ cung cấp đủ giá trị dinh dưỡng trong các nhóm thực phẩm. Khẩu phần ăn cân đối là chìa khóa để dự phịng thiếu hụt dinh dưỡng và một số bệnh mãn tính.

+ Dinh dưỡng hợp lý có nghĩa là tiêu thụ phối hợp nhiều loại thực phẩm. Khơng có loại thức ăn nào hay nhóm thực phẩm nào có đủ giá trị dinh dưỡng mà cơ thể cần vì vậy mọi người nên chọn nhiều loại thức ăn trong cùng một nhóm và ăn đủ các nhóm thực phẩm để có được dinh dưỡng hợp lý. Các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến cáo mọi người nên tăng cường ăn các loại quả và rau có màu mỗi ngày, vì nó chứa nhiều vitamin, muối khống và chất xơ, đây là các chất dinh dưỡng làm giảm thiểu mối nguy bệnh ung thư và bệnh tim mạch.

+ Dinh dưỡng hợp lý và số lượng thực phẩm ăn vào: Theo các chuyên gia về dinh dưỡng khơng có thức ăn tốt hay tồi mà chỉ có thói quen tồi hay tốt mà thơi. Thức ăn có nhiều đường, chiên rán, hay đồ hộp nên ăn số lượng nhỏ và tránh xa tiêu thụ quá nhiều đường và chất béo. Nếu ăn quá nhiều loại thực phẩm này có thể là năng lượng khẩu phần sẽ lớn hơn nhiều năng lượng tiêu hao và có thể sẽ tăng cân. Có một số loại thức ăn tốt cho sức khỏe như các loại hạt: lạc, hạt vừng, hạt điều, hạt dẻ cười, hướng dương…nhưng chúng có chứa lượng lớn kilocalories(Kcal) nên chỉ tiêu thụ ở mức trung bình. Dinh dưỡng hợp lý khơng có nghĩa là chúng ta khơng được ăn món ăn u thích mà là giới hạn số lượng thực phẩm ăn trong một lần và số lần ăn.

+ Dinh dưỡng hợp lý bao gồm sử dụng các loại thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng. Khơng chỉ là quan tâm chọn các loại thực phẩm theo nguyên tắc là: khẩu phần ăn cân đối, số lượng vừa đủ, và phối hợp nhiều loại thực phẩm mà còn chọn thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng. Đó là những thực phẩm có hàm lượng cao vitamin và muối khống nhưng ít năng lượng, ví dụ như rau, hoa, quả vì chúng có hàm lượng cao vitamin B, vitamin C, và muối khoáng như can xi, magie và chất xơ trong một khẩu phần. Thực phẩm có giá trị dinh dưỡng là thực phẩm có ít chất béo và đường.

+ Dinh dưỡng hợp lý bao gồm sử dụng các loại thực phẩm cung cấp ít năng lượng. Các loại rau ăn lá có hàm lượng nước cao và ít năng lượng nằm trong nhóm này. Hầu hết các thực phẩm có nhiều chất béo thì có nhiều năng lượng. Ăn các loại thực phẫm có ít năng lượng có thể là phương pháp giảm cân hoặc duy trì cân nặng. Chọn loại thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng hoặc thực phẩm có ít năng lượng sẽ đảm bảo khẩu phần ăn có đủ giá trị dinh dưỡng và dự phòng tăng cân.

Một phần của tài liệu Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao để nâng cao sức khoẻ thể chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trường THPT (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w