Tuyên truyền, tư vấn về kĩ năng quản lý cảm xúc của CBGVN

Một phần của tài liệu Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao để nâng cao sức khoẻ thể chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trường THPT (Trang 36 - 38)

Cảm xúc con người ln là vấn đề khó giải thích nhất, vui buồn, tức giận có thể thay đổi một cách nhanh chóng trong mọi tình huống. Để quản lý bản thân trong mọi hành động, lời nói, suy nghĩ sao cho đúng đắn không phải điều dễ dàng khi xung quanh chúng ta có rất nhiều yếu tố tác động ảnh hưởng đến. Quản lý cảm xúc là kỹ năng cần phải trau dồi đối với mọi người nhất là nghề giáo viên.

- Tầm quan trọng của quản lý cảm xúc đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên

Nghề nhà giáo là một nghề cao quý, CBGVNV là những người làm công tác quản lý giáo dục và truyền đạt tri thức cho học sinh trong nhiều lĩnh vực. Đòi hỏi về một CBGVNV chuyên nghiệp không chỉ giỏi về kiến thức quản lý, kiến thức chun mơn sâu rộng mà cịn biết rèn luyện các kỹ năng mềm quan trọng, một kỹ năng mà CBGVNV không thể thiếu trong việc đem lại hiệu quả trong công tác là quản lý cảm xúc bản thân. Quản lý cảm xúc được hiểu là khả năng quản lý cảm xúc của bản thân và những người xung quanh, quản lý cảm xúc của bản thân là biết bản thân suy nghĩ gì, nên làm gì, khơng bị tác động bởi những vấn đề hay yếu tố không tốt ảnh hưởng đến cảm xúc của mình, quản lý cảm xúc đồng nghĩa với việc bản thân làm chủ trong cảm xúc của chính mình.

Đối với nghề giáo viên, quản lý cảm xúc của CBGVNV không chỉ xảy ra trong các hoạt động tâm lý của cá nhân người đó mà cảm xúc cịn liên quan qua sự tương tác với cá nhân khác. Môi trường trường học và lớp học là nơi mà CBGVNV có những cảm xúc phức tạp phải trải qua và được trải nghiệm với từng đối tượng học sinh, phụ huynh, đồng nghiệp và ban lãnh đạo. Tầm quan trọng trong việc quản lý cảm xúc cá nhân luôn được đề cao.

-Quản lý cảm xúc tốt phát triển các kỹ năng cho CBGVNV

Cảm xúc của CBGVNV được thể hiện qua sự yêu, vui, buồn, giận. Những tâm trạng với những tình huống cụ thể, yếu tố tác động đến tâm trạng của CBGVNV chủ yếu là quá trình học tập của học sinh. Khi CBGVNV biết quản lý cảm xúc của mình trước đồng nghiệp, trước những các học sinh khó bảo, khó nghe, trước những tình huống gây khó khăn cho giáo viên thì lúc đó thầy, cơ đã đặt cái tôi thấp xuống, sự nhẫn nhịn cũng như làm chủ bản thân trong hành động, suy nghĩ giúp thầy cơ ln có sự ứng xử đúng đắn trong mơi trường dạy học. Quản lý cảm xúc tốt thầy cô sẽ biết cách giải quyết mọi vấn đề xảy ra một cách bình tình, kỹ năng giao tiếp, ứng xử với phụ huynh và học sinh, với đồng nghiệp đạt hiệu quả cao.

Môi trường giáo dục đòi hỏi về nề nếp, quy định, kỷ cương cao và quản lý cảm xúc với những thái độ tích cực có văn hóa giúp thầy cơ hồn thành tốt vai trò của người lái đò mang tri thức cho thế hệ trẻ.

-Quản lý cảm xúc trong giảng dạy đem lại chất lượng buổi học tốt

Giáo viên được đánh giá về năng lực giỏi là giáo viên khơng chỉ có kiến thức chun mơn am hiểu tốt mà cịn phải biết quản lý mọi suy nghĩ, lời nói của bản thân. Một buổi học đạt hiệu quả hay không, học sinh tiếp thu bài tốt không đều thể hiện qua cách giảng dạy của thầy cơ. Sự giảng dạy ở đây là có sự kết hợp về dạy kiến thức và phong cách giảng dạy. Thầy cơ có kiến thức giỏi nhưng khơng biết truyền đạt kiến thức như nào để học sinh hiểu, hay quát mắng, khó chịu khi học sinh khơng hiểu bài gây ra sự xung đột và không hợp tác trong việc học tập. Quản lý cảm xúc của chính giáo viên là rất quan trọng để buổi học đạt chất lượng tốt, biết cách ứng xử cũng như tạo niềm yêu thích cho các bạn trẻ trong việc tiếp thu kiến thức cho thấy buổi học đã thành công ngay từ giai đoạn đầu, việc tiếp theo là sự giữ gìn cũng như phát huy kiến thức đó như nào là trách nhiệm của học sinh.

-Quản lý cảm xúc cịn nhận được sự u thích của học sinh, phụ huynh

Khi quản lý được cảm xúc của chính mình là khi đó giáo viên làm chủ trong suy nghĩ và hành động của mình, cảm xúc khơng chỉ biểu hiện qua thái độ mà cịn thể hiện qua lời nói, cử chỉ. Khi có hành động một cách chừng mực, khéo léo thì giáo viên rất dễ dàng nhận được sự yêu thích của học sinh, phụ huynh. Phụ huynh thực sự yêu mến những giáo viên khéo léo trong cách giao tiếp cũng

như năng lực bản thân giỏi, có như thế mới truyền đạt tri thức cho con em họ một cách hoàn hảo được. Người ta thường đánh giá một người khác qua thái độ cư xử đầu tiên, qua lời ăn tiếng nói nên quản lý cảm xúc trong từng thời điểm, giai đoạn cụ thể là rất quan trọng để trở thành giáo viên vừa có chun mơn vừa có đạo đức nghề nghiệp tốt.

-Nguyên nhân gây ra việc quản lý cảm xúc không hiệu quả

Tầm quan trọng của quản lý cảm xúc được thể hiện rõ ở các ý trên nhưng duy trì cảm xúc của chính mình khơng hề đơn giản, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng dẫn đến cảm xúc không tốt, đặc biệt đối giáo viên, môi trường dạy học yêu cầu những địi hỏi về kỹ năng bản thân cao, mơi trường có sự va chạm với nhiều vấn đề phức tạp, ảnh hưởng đến tâm lý giảng dạy của giáo viên. Một số nguyên nhân gây ra quản lý cảm xúc bản thân không hiệu quả.

Một phần của tài liệu Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao để nâng cao sức khoẻ thể chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trường THPT (Trang 36 - 38)