Dinh dưỡng trong phòng tránh một số bệnh không lây nhiễm thường gặp

Một phần của tài liệu Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao để nâng cao sức khoẻ thể chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trường THPT (Trang 31 - 36)

8. Tuyên truyền, tư vấn cho CBGVNV về dinh dưỡng hợp lý và phịng ngừa các bệnh khơng lây nhiễm thường gặp

8.2. Dinh dưỡng trong phòng tránh một số bệnh không lây nhiễm thường gặp

thường gặp

Bệnh không lây nhiễm (BKLN), thường là các bệnh mạn tính bao gồm những bệnh khơng có khả năng lây truyền, có thời gian bị bệnh dài và nhìn chung tiến triển chậm. Phần lớn các BKLN là các nhóm bệnh như bệnh tim mạch (tăng huyết áp, bệnh mạch vành và đột quỵ), các thể ung thư, bệnh hơ hấp mạn tính (như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản) và bệnh đái tháo đường. BKLN là kết quả của sự kết hợp nhiều yếu tố nguy cơ như môi trường và hành vi, lối sống. BKLN tạo ra gánh nặng bệnh tật nặng nề cho xã hội do tỷ lệ tàn phế và chết cao. Tuy vậy, nhiều nguy cơ BKLN có thể dự phịng được.

Theo GS.TS Nguyễn Lân Việt, Chủ tịch Hội tim mạch Việt Nam, hiện cả nước có tới 25% dân số mắc bệnh về tim mạch và tăng huyết áp (có đến 47% người trên 25 tuổi bị tăng huyết áp), bệnh lý tăng huyết áp đang trẻ hóa. Tăng huyết áp được xem là “kẻ giết người thầm lặng” vì khơng có triệu chứng điển hình và thậm chí người mắc khơng biết mình bị bệnh, gần 60% người bị tăng huyết áp chưa được phát hiện và trên 80% chưa được điều trị.

Thống kê của Viện Dinh dưỡng năm 2014 cho thấy khoãng một phần ba người Việt trưởng thành bị rối loạn mỡ máu (rối loạn lipit máu), trong đó tỷ lệ này ở dân thành thị lên đến 44,3%.

Theo thống kê của WHO (2018), tại Việt Nam, cứ 10 ca tử vong thì có 8 ca là do BKLN (3 ca do bệnh tim mạch, 2 ca do ung thư, 3 ca do BKLN khác).

Như vậy có thể thấy BKLN vẫn đang và sẽ là kẻ giết người tiềm năng nhất của xã hội Việt Nam trong tương lai gần.

-Yếu tố nguy cơ góp phần làm tăng BKLN

Được chia thành hai nhóm:

+ Nhóm các yếu tố nguy cơ khơng thể thay đổi được gồm: Tuổi, giới tính, các yếu tố di truyền…

+ Nhóm các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được gồm: Hành vi, lối soosngs khơng lành mạnh như sử dụng thuốc lá, ít hoạt động thể chất (ngồi làm việc thời gian dài, ít tập thể dục…), stress, chế độ ăn uống không lành mạnh ( chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn nhiều chất béo, ăn mặn, và sử dụng rượu, bia…), tăng huyết áp, thừa cân, béo phì, tăng mỡ máu, tăng đường máu… Các yếu tố này đóng vai trị hết sức quan trọng và là chìa khóa để phịng và điều trị BKLN.

Bốn yếu tố quan trọng nhất là: thuốc lá, rượu bia, dinh dưỡng và hoạt động thể chất. Theo các chun gia y tế thì có đến 45% nam giới hút thuốc lá, 77% dân số uống rượu, chế độ dinh dưỡng không phù hợp, người dân Việt Nam sử dụng muối cao gấp đôi so với khuyến cáo của WHO.

+ Hút thuốc lá: Thuốc lá là thủ phạm của hàng loạt bệnh ung thư. Trong đó, ung thư phổi chiếm tỷ lệ cao nhất. Hút thuốc lá trong vòng 6 tháng làm tăng nguy cơ ung thư phổi gấp 6,5 lần. Người hút thuốc lá cũng có thể chết sớm 20 năm so với người không hút thuốc lá. Những người hút thuốc từ 20 đến trên 20 điếu/ ngày có nguy cơ mắc ung thư thanh quản cao gấp 12 đến 25 lần. Nguy cơ mắc ung thư khoang miệng tăng 27 lần, ung thư hầu tăng 14 lần, ung thư tụy tăng 3-5 lần. Nguy cơ này giảm đi ở những người đã cai thuốc lá.

+ Sử dụng rượu, bia ở mức có hại

Sử dụng rượu, bia là nguyên nhân chính hoặc là một trong những nguyên nhân gây ra hơn 200 bệnh tật gồm: bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư, bệnh tiêu hóa (xơ gan, viêm tụy…), chấn thương… Rối loạn tâm thần kinh là nhóm bệnh gây ảnh hưởng nặng nhất, tiếp đến là chấn thương, bệnh tim mạch và đái tháo đường, ung thư.

+ Dinh dưỡng không hợp lý

Chế độ ăn không hợp lý là nguyên nhân quan trọng của BKLN, trong đó quan trọng nhất là bệnh tim mạch. Ăn ít rau và trái cây được cho là nguyên nhân có thể dẫn đến ung thư dạ dày, ruột, thiếu máu cơ tim cục bộ.

Thực phẩm chế biến sẳn có nhiều chất béo và đường làm tăng nguy cơ béo phì và tác hại củng giống như ăn ít rau và trái cây, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đái tháo đường.

Ăn nhiều muối làm tăng nguy cơ của đột quỵ, bệnh tim mạch, ung thư dạ dày, suy thận, loãng xương…

Đáng lo ngại là tỷ lệ người bị thừa cân, đặc biệt là trẻ em đang tăng một cách nhanh chóng.

+ Ít hoạt động thể lực

Kinh tế phát triển, điều kiện sống, làm việc thay đổi khiến con người lười vận động thể lực, gây ra tăng cân, béo phì. Người ít vận động có nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân cao gấp 1,3 lần nếu so sánh với một người vận động cường độ vừa phải ít nhất 30 phút mỗi ngày trong hầu hết các ngày của tuần.

-Giải pháp phòng chống BKLN

Bệnh khơng lây nhiễm có thể phịng chống hiệu quả thơng qua kiểm sốt các yếu tố nguy cơ như hút thuốc lá, dinh dưỡng khơng hợp lý, ít hoạt động thể lực và lạm dụng rượu, bia.

Ví dụ, cải thiện lối sống có thể giảm hơn một nữa nguy cơ tiến triển đái tháo đường trong 4 năm. Các nghiên cứu cho thấy phần lớn các trường hợp bệnh mạch vành tim, đái tháo đường tip 2 có thể tránh được thơng qua thay đổi lối

sống, và khỗng 1/3 các trường hợp ung thư có thể tránh được bằng cách ăn uống lành mạnh, duy trì cân nặng bình thường và tập thể dục trong suốt cả cuộc đời.

+ Khơng hút thuốc lá, nếu đã hút thì nên cai thuốc, bỏ thuốc

Thuốc lá có hại khơng chỉ cho người hút mà cịn ảnh hưởng đến sức khoẻ của những người xung quanh hít phải khói thuốc lá( hút thuốc thụ động).

Không nên hút thuốc lá dưới bất cứ hình thức nào. Sau 1 năm bỏ hút thuốc nguy cơ bệnh mạch vành giảm xuống một nửa và 5 đến 15 năm sau bỏ thuốc nguy cơ đột quỵ giảm xuống như người chưa hút thuốc.

+ Không uống rượu, bia hoặc các loại thức uống có cồn đến mức có hại Rượu, bia hoặc các loại thức uống có cồn nếu uống ít, đúng cách sẽ có lợi cho sức khoẻ và ngược lại nếu uống quá nhiều sẽ gây hại cho sức khoẻ. WHO khuyến cáo: Nam không uống quá 2 đơn vị cồn/ ngày, nữ uống không quá 1 đơn vị cồn/ ngày. 1 đơn vị cồn= 10 g cồn nguyên chất chứa trong dung dịch nước uống, tương đương ¾ chai/lon bia 330ml(5%) hoặc 1 cốc bia hơi 330 ml hoặc 1 ly rượu vang 100ml; hoặc tương đương 1 chén rượu mạnh 30ml(40%).

+ Tích cực hoạt động thể chất

Việc hoạt động thể chất đúng cách, đủ thời gian và duy trì đều đặn sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn, xả stress và phịng ngừa các bệnh mãn tính nguy hiểm. WHO khuyến cáo về tập luyện thể chất như sau:

Tập với cường độ trung bình (đi bộ nhanh, khiêu vũ, làm vườn, làm việc nhà…) ít nhất 30 phút/ ngày, ít nhất 5 ngày/ tuần, nếu khơng tập được liên tục 30 phút thì chia ra nhiều lần và mỗi lần ít nhất 10 phút. Hoặc tập với cường độ mạnh (chạy nhanh, tập aerobic, đá bóng…), ít nhất 15 phút/ ngày, mỗi tuần 5 ngày. Nên tăng lên 300 phút/ tuần ở cường độ trung bình và 150 phút/ tuần ở cường độ mạnh sẽ tăng hiệu quả hơn.

Đối với người già, lớn tuổi nên tập luyện theo khả năng. Trẻ em và thiếu niên nhi đồng nên hoạt động nhiều hơn. + Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh

Thực hiện chế độ ăn đủ chất, khoa học, hạn chế chất béo no, ít muối, tăng cường rau xanh là một phần quan trọng trong phòng chống BKLN.

+ Các biện pháp khác

Bên cạnh việc thực hiện các biện pháp trên, cần khám sức khoẻ định kỳ, theo dõi, điều trị theo hướng dẫn của bác sỹ, sàng lọc BKLN… Sâu xa hơn, cần phải giải quyết các vấn đề tồn cầu hố, đơ thị hố, già hố, nghèo đói…

-Dinh dưỡng hợp lý phịng bệnh khơng lây nhiễm

Ăn đủ các chất dinh dưỡng so với nhu cầu cơ thể, ăn đa dạng các loại thực phẩm, các chất dinh dưỡng ở tỷ lệ cân đối giữa nguồn gốc động vật và thực vật, hạn chế ăn các loại thức ăn chiên, nướng, quay.

Bữa ăn hàng ngày cần đa dạng và phối hợp các loại thực phẩm, đảm bảo đủ 4 nhóm: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

+ Chất bột đường: là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể, đảm bảo ăn đủ, nhưng không ăn quá nhiều sẽ dẫn đến thừa cân, béo phì và đái tháo đường. Các loại gạo trắng trơng đẹp mắt nhưng do q trình xay xát kỹ đã làm mất đi các vitamin nhóm B nhất là vitamin B1, chất xơ… Nên dùng các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, nguyên hạt hoặc nhiều chất xơ như: gạo lứt, gạo giã, bánh mỳ đen… nên ăn thay đổi các loại ngũ cốc khác nhau.

Năng lượng ngũ cốc nên chiếm 55-67% tổng năng lượng khẩu phần, phần còn lại do các chất béo cung cấp chiếm 20-25% và 13-20% là từ chất đạm.

+ Chất đạm: Ăn ở mức vừa phải, nên ăn phối hợp cả đạm động vật và đạm động vật (tối thiểu chiếm 1/3 hoặc tốt hơn là ½ ) và đạm thực vật. Đạm động vật nên ăn phối hợp và đa dạng các loại như: thịt (hạn chế ăn thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu, thịt lợn…) ăn với lượng khoãng 1-2 lần/ tuần với hàm lượng 50-100 gram/ ngày. Cá (ăn thêm cá biển để cung cấp các loại khoáng chất như i- ốt, canxi, flour,…) nên ăn cá ít nhất 3 bữa/ tuần, trung bình 2,5 kg cá/ tháng, tơm, cua, trứng, sữa… Đạm thực vật có nhiều trong các loại đậu và hạt như: đậu xanh, đậu nành… và các sản phẩm từ đậu tương( đậu phụ, sữa đậu nành…) là nguồn chất đạm, chất béo quý giá, giàu chất chống ôxy hố, chống ung thư và điều hồ chuyển hoá cholesterol, nên ăn từ 2-3 kg đậu phụ/ tháng.

Các loại thịt đỏ có nhiều sắt giúp phịng chống thiếu máu do thiếu sắt, đặc biệt quan trọng với trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai, sinh đẻ. Tuy nhiên ăn nhiều thịt đỏ lại làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư, gout… do chứa nhiều cholesterol, nhân purin… Vì vậy khơng nên ăn nhiều thịt đỏ. Nên tăng cường ăn thịt gia cầm (như gà, vịt, ngan, chim…) trung bình ăn 1,5 kg thịt/tháng.

+ Chất béo: là dung môi cho các vitamin tan trong dầu như A,D,E,K. Ăn vừa phải, không nên ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tăng mỡ máu, gây xơ vữa mạch và các rối loạn khác. Chất béo no (mỡ lợn, mỡ bò, dầu dừa…), nên ăn ít, tăng cường chất béo khơng no (dầu thực vật, dầu cá, lạc…). Nên giữ ít nhất 40% chất béo thực vật, chất béo động vật không nên vượt quá 60%, nên ăn phối hợp cả mỡ động vật và dầu thực vật, khơng nên thay thế hồn tồn mỡ động vật bằng các chất béo thực vật. Dầu mỡ để rán thức ăn chỉ dùng một lần rồi đổ bỏ, hạn chế ăn đồ nướng vì làm tăng nguy cơ gây ung thư. Hạn chế ăn da động vật, nội tạng (bao tử, ruột, tim, gan,…) vì chứa rất nhiều cholesterol và triglyxerit. Mỗi người

trưởng thành mỗi ngày trung bình nên ăn khỗng 25-30 g dầu, mỡ tương đương 5-6 thìa cà phê dầu, mỡ.

+ Vitamin và khoáng chất: tăng cường ăn rau, củ quả, ăn đa dạng nhiều loại khác nhau để đảm bảo cung cấp đủ 400g/người/1 ngày, giúp bổ sung vitamin, chất xơ, và các khoáng chất cần thiết. Ngồi ra ăn nhiều rau, củ, quả cịn chống táo bón, phịng ngừa thừa cân béo phì, rối loạn gluco máu, đái tháo đường nên lưu ý hạn chế các loại quả chín ngọt và nhiều năng lượng như: chuối, xồi, mít, vải…Khơng nên ăn mặn, sử dụng muối i-ốt trong chế biến thức ăn. Ăn mặn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp và BKLN khác. Trẻ em dưới 5 tuổi sử dụng dưới 3g/ngày, trẻ em từ 6-11 tuổi sử dụng 4g/ngày, người trưởng thành sử dụng dưới 5g/ngày (gần bằng 1 thìa cà phê muối= 3 thìa cà phê nước mắm= 2 thìa bột nêm=3,5 thìa xì dầu= 1,5 thìa bột canh). Nên sử dụng muối i-ốt trong chế biến món ăn.

+ Phân chia hợp lý các bữa ăn trong ngày: Số bữa ăn trong ngày phụ thuộc lứa tuổi, tình trạng sức khoẻ, mức độ lao động. Người trưởng thành cần ăn 3 bữa/ ngày, trẻ em ăn 4-5 bữa /ngày. Nên ăn ít nhất 3 bữa, khơng nên bỏ bữa sáng do làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì. Ăn bữa trưa nhiều nhất, bữa tối ăn ít nhất.

Một phần của tài liệu Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao để nâng cao sức khoẻ thể chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trường THPT (Trang 31 - 36)