- Sử dụng kỹ thuật sơ đồ tƣ duy, hoặc sơ đồ grap
2. Giáo viên tổ chức hoạt động tìm hiểu tác phẩm về nội dung, nghệ thuật
2.2. 1 Bi kịch nƣớc mất, nhà tan:
Giáo viên sử dụng PP nêu và giải quyết vấn đề và kĩ thuật đặt câu hỏi. Trƣớc hết là dạng câu hỏi biết và hiểu để hƣớng dẫn HS tìm hiểu về bi kịch nƣớc mất, nhà tan qua tác phẩm
- Câu hỏi: Nêu biểu hiện của bi kịch nước mất, nhà tan, tình yêu tan vỡ được
đề cập đến trong tác phẩm?
HS trình bày trước lớp, HS khác nêu ý kiến của mình . Sau đó GV nhận xét và chốt những ý chính như sau:
* Biểu hiện của Bi kịch nước mất, nhà tan :
- Xây dựng đất nước thật khó khăn, đã thành cơng: thành cao to, đẹp, ngai vàng vững, đất nước thanh bình, cha con bên nhau. Nhưng trớ trêu kết cục : Vua để Loa Thành thất thủ, phải bỏ chạy, cùng đường, bị kết tội “để giặc sau lưng”, phải tự tay chém con gái yêu, rồi đi vào lòng biển. Đất nước vào tay giặc, dân chúng lầm than.
- Cơng chúa ngây thơ, trong sáng, một lịng hiếu nghĩa. Nhưng bị kết tội là giặc , bị chém đầu.
- Người vợ yêu thương, tin tưởng chồng tuyệt đối. Kết cục bị chồng lừa dối, trước khi chết mới nhận ra mình là nạn nhân của chồng, và coi tình yêu của mình là mối nhục thù.
- Chồng yêu thương vợ, muốn ấm êm, hạnh phúc. Nhưng lại lừa vợ, mất vợ, mất tình yêu, mất hạnh phúc, sống trong ân hận dày vò rồi cuối cùng phải tự vẫn.
Giáo viên tiếp tục sử dụng PP nêu và giải quyết vấn đề và kĩ thuật đặt câu hỏi. Dạng câu hỏi hiểu và câu hỏi phân tích:
Câu hỏi: Những sai lầm nào của An Dương Vương và Mị Châu dẫn đến thảm
hoạ mất nước?
+ Sự mất cảnh giác của Vua thể hiện như thế nào? Câu hỏi 1b SGK Ngữ văn 10, tập 1)
+ Sai lầm lớn nhất của Mị Châu là gì?
HS trình bày trước lớp, HS khác nêu ý kiến của mình . Sau đó GV nhận xét và chốt những ý chính như sau:
* Nguyên nhân của Bi kịch
- Sai lầm của An Dương Vương:
+ Chấp thuận lời cầu hịa của Triệu Đà , nhận lời cầu hơn của Triệu Đà cho Mị Châu lấy Trọng Thủy.
+ Cho Trọng Thủy ở rể.
+ Để Trọng Thủy và Mị Châu tự do, không đề phịng, giám sát, khơng giữ bí mật quốc gia
Điều đó có nghĩa là : An Dương Vương chủ quan không nhận ra âm mưu của địch, nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà, vơ tình tạo điều kiện để kẻ thù phá từ bên trong.
+ An Dương Vương lơ là việc phòng thủ, ham vui. Khi giặc đến sát chân thành vẫn điềm nhiên ngồi đánh cờ, ý thế vào nỏ thần.
+ An Dương Vương chủ quan coi thường địch. ( Câu nói : Đà không sợ
nỏ thần sao ? thể hiện rõ điều đó)
Như vậy nguyên nhân mất nước từ phía An Dương Vương là do chủ quan, mất cảnh giác, mơ hồ về bản chất của kẻ thù. Nhà Vua đã thất bại trước mưu kế thâm hiểm của chúng.
- Sai lầm của Mị Châu:
GV cho HS trình bày ý kiến của mình giải quyết câu hỏi 2 trong SGK.
Việc Mị Châu lén đưa cho Trọng Thủy xem nỏ thần,có hai cách đánh giá: Ý kiến 1: Mị Châu chỉ thuận theo tình cảm vợ chồng mà quên nghĩa vụ quốc gia
Ý kiến 2: Mị Châu làm theo ý chồng là lẽ tự nhiên, hợp đạo lí. Ý kiến của em như thế nào?
Học sinh trình bày, có thể xuất hiện nhiều ý kiến khác biệt. Chẳng hạn: + Tán thành cách đánh giá thứ nhất, phê phán Mị Châu. Nhưng cũng không đủ lí lẽ để phản bác cách đánh giá thứ hai
+ Tán thành cách đánh giá thứ hai, bênh vực Mị Châu. Nhưng cũng khơng đủ lí lẽ để phản bác cách đánh giá thứ nhất.
+ Tán thành cách đánh giá thứ hai với lập luận dựa trên ln lí của chế độ phong kiến địi hỏi người vợ phải nghe theo ý kiến người chồng vô điều kiện, từ đó đưa ra đề nghị chúng ta ngày nay nên thông cảm với Mị Châu, không nên phê phán nàng.
GV phân tích định hƣớng cảm nhận cho HS:
Chúng ta phải dựa vào: đặc trưng của thể loại truyền thuyết để trình bày ý kiến của mình một cách thuyết phục.
Truyền thuyết là một loại sáng tạo nghệ thuật nên việc phản ánh lịch sử, kể về sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử nhằm đề cao cái đẹp, cái tốt, cái tích cực và phê phán cái xấu, cái tiêu cực theo quan niệm của nhân dân. Lịch sử Việt Nam có một đặc điểm nổi bật: đó là lịch sử khơng ngừng đấu tranh chống ngoại xâm. Trong tình hình ấy, các sáng tác văn học dân gian nói
chung, đặc biệt là truyền thuyết nói riêng, có nhiệm vụ đề cao tư tưởng yêu nước thương nòi, giáo dục lòng trung thành với dân tộc, ý thức và tình cảm tha thiết độc lập, tự chủ.
Từ đặc trưng này ta phân tích sai lầm của Mị Châu:
+ Nàng đã đem bí mật nỏ thần kể cho Trọng Thủy nghe, nàng đã tiếp tay cho Trọng Thủy đánh tráo lẫy nỏ mà không biết (Nàng đã để lộ bí mật quốc gia)
+ Hành động rắc lông ngỗng trên đường chạy trốn đánh dấu đường cho Trọng Thủy tìm nàng. Nàng đã vơ tình tạo điều kiện cho giặc truy đuổi vua đến tận cùng đường.
Như vậy Mị Châu đã cả tin, ngây thơ, có tình u mù quáng. Nàng hành động theo tình cảm cá nhân, mà bỏ quên trách nhiệm công dân và nghĩa vụ với Tổ quốc. Nỏ thần thuộc về tài sản quốc gia, bí mật quân sự. Mị Châu đã vi phạm vào nguyên tắc bề tôi đối với vua cha, với đất nước. Nàng đã tiết lộ bí mật quốc gia. Nhân dân kết tội Mị Châu, bằng bản án tử hình: chém đầu là đích đáng. Đành rằng tình cảm vợ chồng gắn bó , nhưng cũng không thể đặt lên trên nghĩa vụ với quốc gia. Nước mất dẫn đến nhà tan, khơng ai có thể bảo tồn hạnh phúc. Việc làm của Mị Châu là một bài học đắt giá.
Tóm lại: An Dương Vương mơ hồ về bản chất ngoan cố của kẻ thù, thiếu ý thức cảnh giác dân tộc.
Mị Châu trong sáng ngây thơ để tình cảm riêng tư lấn át, bị lợi dụng mà khơng biết. Hai cha con An Dương Vương vì chủ quan, mất cảnh giác đã làm tiêu vong sự nghiệp, đưa đất nước vào cảnh ngộ lầm than. Trọng Thủy là gián điệp là kẻ thù gây ra bi kịch đau thương.
Giáo viên tiếp tục sử dụng PP nêu và giải quyết vấn đề và kĩ thuật đặt câu hỏi. Dạng câu hỏi hiểu và câu hỏi áp dụng nhằm kiểm tra khả năng liên hệ áp dụng thông tin đã thu đƣợc vào tình huống mới
Câu hỏi : Từ bi kịch trên tác phẩm gửi gắm cho thế hệ sau bài học gì? Bài14
có đề cập đến vai trị và trách nhiệm của cơng dân đối với Tổ Quốc như thế nào ?
HS trình bày trước lớp, HS khác nêu ý kiến của mình . Sau đó GV nhận xét và chốt những ý chính như sau:
* Bài học từ bi kịch :
- Cảnh giác cao độ với kẻ thù.
- Cần giải quyết tốt mối quan hệ riêng - chung, nước – nhà , cá nhân – tập thể.
Nội dung tích hợp : Pháp lệnh về bảo vệ bí mật nhà nƣớc.
Điều 2, phần những quy định chung ghi rõ :
Bảo vệ bí mật Nhà nước là nhiệm vụ rất quan trọng của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân đều có nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ bí mật Nhà nước.
Điều 5, phần phạm vi bí mật nhà nước ghi rõ :
Bí mật nhà nước trong phạm vi sau đây thuộc độ Tuyệt mật:
- Chiến lược an ninh quốc gia; kế hoạch phòng thủ đất nước; kế hoạch động viên đối phó với chiến tranh; các loại vũ khí, phương tiện có ý nghĩa quyết định khả năng phòng thủ đất nước…