- Sử dụng kỹ thuật sơ đồ tƣ duy, hoặc sơ đồ grap
2. Giáo viên tổ chức hoạt động tìm hiểu tác phẩm về nội dung, nghệ thuật
2.2.2. GV hƣớng dẫn HS hoạt động tìm hiểu vấn đề thái độ của nhân dân đối với nhân vật An Dƣơng Vƣơng, Mị Châu và Trọng Thủy:
đối với nhân vật An Dƣơng Vƣơng, Mị Châu và Trọng Thủy:
Giáo viên sử dụng PPDH thảo luận nhóm ( cịn gọi là dạy học hợp tác, dạy học theo nhóm).
GV chia 3 nhóm
Nhóm 1: Thảo luận về vấn đề : Thái độ của nhân dân đối với An Dương Vương ( Sáng tạo chi tiết về Rùa vàng xuất hiện bảo kẻ ngồi sau lưng nhà vua
là giặc, vua chém đầu con và cầm sừng tê xuống biển thể hiện thái độ của nhân dân đối với An Dương Vương như thế nào? So sánh với hình ảnh Thánh
Gióng về trời em thấy có điểm gì giống và khác nhau? (Câu hỏi 1c, sgk Ngữ văn 10 tập 1)
Nhóm 2: Thảo luận về vấn đề :Thái độ của nhân dân đối với nhân vật Mị Châu? ( Chi tiết máu Mị Châu trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu, xác hoá thành ngọc thạch. Chi tiết này thể hiện thái độ của dân gian như thế nào đối với Mị Châu? và nhắn nhủ điều gì đối với thế hệ trẻ đời sau?
(Câu hỏi 3, sgk Ngữ văn 10 tập 1)
Nhóm 3: Thảo luận về vấn đề: Đối với nhân dân Âu Lạc, Trọng Thủy là người như thế nào? (Chi tiết '' ngọc trai - giếng nước '' có phải khẳng định
tình u chung thuỷ ở Trọng Thủy hay không? thái độ của tác giả dân gian đối với Trọng Thủy? (Câu hỏi 4, sgk Ngữ văn 10 tập 1)
HS làm việc nhóm 5 đến 7 phút, ( trên cơ sở nội dung cá nhân HS đã chuẩn bị ở nhà trên phiếu học tập của mình, các nhóm thảo luận, ghi nội dung thống nhất vào tờ giấy khổ lớn, sau đó dán sản phẩm lên bảng và cử đại diện từng nhóm lần lượt trình bày.)
HS nghe, HS khác có thể đặt câu hỏi phản biện, hoặc bổ sung ý kiến. GV nhận xét và chiếu sơ đồ tư duy lên màn hình, kết hợp với lời giảng chốt lại những ý chính, giúp học sinh nắm những ý cơ bản:
* Đối với An Dương Vương: dân gian có thái độ vừa ngưỡng mộ, kính trọng vì có cơng lập nước Âu Lạc, vừa thương tiếc vì sai lầm dẫn đến mất nước.
Điều đó thể hiện qua các chi tiết hư cấu: lời Rùa kết tội An Dương Vương để giặc ở sau lưng , hành động tuốt gươm chém Mị Châu rồi đi xuống biển của Vua An Dương Vương
+ Hành động chém con của An Dương Vương: nghiêm khắc mà đau đớn chứng tỏ nhà vua đã đứng trên quyền lợi của dân tộc để thẳng tay trừng trị kẻ có tội dù đó là đứa con lá ngọc cành vàng của mình. Cũng là hành động thể hiện sự tỉnh ngộ muộn màng.
Với công xây dựng và bảo vệ đất nước Âu Lạc, với hành động dũng cảm khi lựa chọn nghĩa nước trên tình nhà nên trong lịng nhân dân, An Dương Vương không chết mà cầm sừng tê giác bước vào thế giới vĩnh cửu và được nhân dân đời đời thờ phụng.
(So với hình ảnh Thánh Gióng về trời thì hình ảnh An Dương Vương khơng rực rỡ, hoành tráng mà lặng lẽ, ngậm ngùi bởi lẽ An Dương Vương đã để mất nước. Các vị anh hùng đều bất tử nhưng với mỗi nhân vật dân gian có cách đánh giá khác nhau thật chí lí chí tình)
Những hư cấu đó là lời giải thích lí do mất nước để xoa dịu nỗi đau mất nước (Dân gian khẳng định rằng An Dương Vương và dân tộc Việt mất nước không phải do kém về tài năng mà bởi kẻ thù dùng thủ đoạn hèn hạ)
* Đối với Mị Châu: Nhân dân vừa giận, vừa thương vì gây tội lớn nhưng do vơ tình bị kẻ gian lừa gạt chứ khơng phải là chủ đích.
+ Với việc để thần Rùa Vàng kết tội Mị Châu là giặc và vua cha tuốt kiếm chém chết nàng, nhân dân đã tuyên án và thi hành bản án của lịch sử rất nghiêm khắc. Việc kết tội và trừng trị Mị Châu xuất phát từ việc đề cao ý thức cơng dân, lịng u nước, tha thiết với độc lập dân tộc. Dù vơ tình nhưng Mị Châu đã gây họa, nên vẫn là kẻ có tội với cha, với dân tộc. Mị Châu cũng nhận ra tội của mình và cúi đầu chịu tội (sự nhẹ dạ phải trả một cái giá quá đắt).
+ Đồng thời nhân dân cũng cảm thơng và xót thương với Mị Châu: thể hiện trong chi tiết hư cấu về sự hóa thân và phân thân của Mị Châu đúng như lời nguyền của nàng. « Thiếp là phận gái, nếu có lịng phản nghịch mưu hại cha ,chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù ». Nhân vật khơng hóa thân trọn vẹn trong một hình hài. Máu nàng chảy xuống biển hóa thành ngọc trai, xác hóa thành ngọc trai. Hình thức hóa thân – phân thân độc đáo này thể hiện tính hai mặt, và phức tạp của hình tượng nhân vật là cách để nhân dân thể hiện sự bao dung, niềm thông cảm với sự trong trắng, thơ ngây của Mị Châu vì phạm tội một cách vơ tình. Đồng thời gửi gắm bài học lịch sử cho trai – gái nước Việt muôn đời sau trong việc giải quyết mối quan hệ giữa nước với nhà, giữa tình riêng và nghĩa chung.
(Hình ảnh ngọc trai – giếng nước minh oan cho Mị Châu, nàng bị lừa chứ
không phải kẻ phản nghịch) để khẳng định: người Việt không bao giờ bán nước mà ở đây chỉ mắc lừa mà thôi.
+ Đối với Trọng Thủy: Dân gian vừa căm giận, vừa xót xa:
Vì hắn vừa là thủ phạm, vừa là nạn nhân của chiến tranh xâm lược; hắn có hai tham vọng:
Về chính trị : hắn muốn thơn tính Âu Lạc, thực hiện đúng nghĩa vụ của người con với vua cha.
Về tình u: hắn có tình u và hạnh phúc với Mị Châu.
Vì thế, Trọng Thủy, dưới con mắt của dân gian là tên gián điệp đội lốt con rể, là rể phản bội, là chồng lừa dối, là kẻ thù của Âu lạc. Dù hắn có thành cơng thì hắn cũng phải tự tìm đến cái chết vì sự ân hận, vì khơng cứu được Mị Châu, khơng giữ được tình yêu và hạnh phúc cho mình.
Cái chết của Trọng Thủy thể hiện sự đền tội và thể hiện sự ân hận, sự đau khổ và bế tắc bởi mẫu thuẫn giữa quyền lực và tình u, giữa nghĩa vụ cơng dân với tình yêu cá nhân. Là bi kịch của một nạn nhân trước một âm mưu xâm lược. Do vậy, đối với nhân dân, Trọng Thủy đáng căm giận nhưng
cũng có phần xót xa. Cho nên dân gian sáng tạo chi tiết để Trọng Thủy tự vẫn do thương nhớ Mị Châu là hồn tồn hợp lí.
Nội dung tích hợp : Môn Giáo dục công dân lớp 10, Bài 12 : Cơng dân
với tình u, hơn nhân và gia đình chỉ rõ quan niệm về tình yêu chân chính
như sau :
- Tình u là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới.Ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt. Họ có nhu cầu gần gũi, gắn bó với nhau, tự nguyện sống và dâng hiến cho nhau cuộc sống.
- Tình u chân chính là tình u trong sáng và lành mạnh, phù hợp với các quan niệm đạo đức của xã hội. Đặc điểm của tình yêu chân chính :
+ Có tình cảm chân thực, sự quyến luyến, gắn bó giữa hai người nam và nữ. + Có sự quan tâm sâu sắc đến nhau, khơng vụ lợi
+ Có sự chân thành, tin cậy và tơn trọng từ hai phía + Có lịng vị tha và sự thơng cảm.
Trọng Thủy có tình u với Mị Châu nhưng len lỏi vào tình yêu ấy là sự vụ lợi, sự dối lừa nên đó khơng phải là tình u chân chính. Bi kịch của Trọng Thủy và cách giải quyết của dân gian hồn tồn hợp lí.